Làm gì để nhiều người dân mở tài khoản ngân hàng?
Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nói về các giải pháp thúc đẩy người dân mở tài khoản ngân hàng
Ông Ashok Sud, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nói về các giải pháp thúc đẩy người dân mở tài khoản ngân hàng.
Trong các đề xuất của mình tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm ngân hàng nhìn nhận chỉ gần 10% dân số Việt Nam mở tài khoản tại ngân hàng là một trong thách thức của ngành này. Nhưng đây phải chăng cũng là cơ hội cho các ngân hàng, thưa ông?
Mọi nền kinh tế đều có mối liên hệ mật thiết giữa thu nhập bình quân trên đầu người và phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng. Do hiện tại thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam gần 1.000 USD một năm, theo đó số lượng người có tài khoản ngân hàng nên ở vào khoảng 20-30% chứ không phải là 10% như hiện nay.
Điều này rõ ràng là thách thức cho Chính phủ đồng thời cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng.
Có ba giải pháp để người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận mở tài khoản ngân hàng. Thứ nhất, tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn và đáng tin cậy.
Thứ hai, Chính phủ có thể bắt buộc việc mua bán một số sản phẩm có giá trị phải thông qua tài khoản ngân hàng, không sử dụng tiền mặt.
Thứ ba, mở rộng mạng lưới các ngân hàng đem lại sự tiện lợi và giới thiệu các kênh tiên tiến qua Dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Nhóm cũng cho rằng con số 80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam là quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới có số lượng ngân hàng lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Vậy tại sao Nhóm ngân hàng lại đưa ra lập luận như vậy?
Ngành ngân hàng cũng như bất kỳ một ngành sản xuất mà ở đó nếu có quá ít người tham gia sẽ không có đủ quy mô, chi phí và kỹ năng. Thêm vào đó, ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm tiền gửi và nếu nguồn tiền đó không mang lại hiệu quả sẽ gây ra mất niềm tin trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Với quy mô dân số Việt Nam hiện nay và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, tốt hơn là nên có ít ngân hàng hơn và vững mạnh về vốn, mạng lưới, và con người hơn là nhiều ngân hàng. Nghĩa là về chất chứ không phải về lượng. Đây cũng chính là hướng đi tích cực hơn cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.
Bất cứ nền kinh tế đang phát triển nào cũng đều muốn không phụ thuộc vào đồng đôla và Chính phủ Việt Nam còn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề này một phần vì thiếu những tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. Là một chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông muốn giải quyết tình trạng “đôla hoá”, Việt Nam cần làm gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định những vấn đề phát sinh trong nửa năm và đã có những biện pháp ban đầu trong việc “giải đô la hóa” bằng việc xác định ba lĩnh vực/mục đích mà theo đó các công ty có thể tiếp cận USD thông qua ngành ngân hàng.
Đó là xuất khẩu; đầu tư nước ngoài; và thanh toán lại những khoản vay bằng USD bởi một công ty Việt Nam.
Đây là bước đi quan trọng đầu tiên và tôi hoàn toàn ủng hộ. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên có những biện pháp để dần khuyến khích các giao dịch bằng VND tại các nhà hàng, khách sạn, quầy hàng.
Chúng ta hiểu rằng đây là cả một quá trình và cần phải có thời gian. Còn một điều cũng khá lạ nữa đó là ở Việt Nam các công ty tư nhân cũng thường trả lương cho nhân viên theo tiền Đô la Mỹ!
Trong các đề xuất của mình tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm ngân hàng nhìn nhận chỉ gần 10% dân số Việt Nam mở tài khoản tại ngân hàng là một trong thách thức của ngành này. Nhưng đây phải chăng cũng là cơ hội cho các ngân hàng, thưa ông?
Mọi nền kinh tế đều có mối liên hệ mật thiết giữa thu nhập bình quân trên đầu người và phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng. Do hiện tại thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam gần 1.000 USD một năm, theo đó số lượng người có tài khoản ngân hàng nên ở vào khoảng 20-30% chứ không phải là 10% như hiện nay.
Điều này rõ ràng là thách thức cho Chính phủ đồng thời cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng.
Có ba giải pháp để người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận mở tài khoản ngân hàng. Thứ nhất, tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn và đáng tin cậy.
Thứ hai, Chính phủ có thể bắt buộc việc mua bán một số sản phẩm có giá trị phải thông qua tài khoản ngân hàng, không sử dụng tiền mặt.
Thứ ba, mở rộng mạng lưới các ngân hàng đem lại sự tiện lợi và giới thiệu các kênh tiên tiến qua Dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Nhóm cũng cho rằng con số 80 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam là quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới có số lượng ngân hàng lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Vậy tại sao Nhóm ngân hàng lại đưa ra lập luận như vậy?
Ngành ngân hàng cũng như bất kỳ một ngành sản xuất mà ở đó nếu có quá ít người tham gia sẽ không có đủ quy mô, chi phí và kỹ năng. Thêm vào đó, ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm tiền gửi và nếu nguồn tiền đó không mang lại hiệu quả sẽ gây ra mất niềm tin trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Với quy mô dân số Việt Nam hiện nay và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, tốt hơn là nên có ít ngân hàng hơn và vững mạnh về vốn, mạng lưới, và con người hơn là nhiều ngân hàng. Nghĩa là về chất chứ không phải về lượng. Đây cũng chính là hướng đi tích cực hơn cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.
Bất cứ nền kinh tế đang phát triển nào cũng đều muốn không phụ thuộc vào đồng đôla và Chính phủ Việt Nam còn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề này một phần vì thiếu những tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. Là một chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông muốn giải quyết tình trạng “đôla hoá”, Việt Nam cần làm gì?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định những vấn đề phát sinh trong nửa năm và đã có những biện pháp ban đầu trong việc “giải đô la hóa” bằng việc xác định ba lĩnh vực/mục đích mà theo đó các công ty có thể tiếp cận USD thông qua ngành ngân hàng.
Đó là xuất khẩu; đầu tư nước ngoài; và thanh toán lại những khoản vay bằng USD bởi một công ty Việt Nam.
Đây là bước đi quan trọng đầu tiên và tôi hoàn toàn ủng hộ. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên có những biện pháp để dần khuyến khích các giao dịch bằng VND tại các nhà hàng, khách sạn, quầy hàng.
Chúng ta hiểu rằng đây là cả một quá trình và cần phải có thời gian. Còn một điều cũng khá lạ nữa đó là ở Việt Nam các công ty tư nhân cũng thường trả lương cho nhân viên theo tiền Đô la Mỹ!