Làm “nông dân” ở... Singapore
Kinh doanh bất động sản, nhưng nhận thấy khả năng sinh lợi tốt của lĩnh vực nông ngư nghiệp ở Singapore, anh Cheng quyết định đi nuôi cá
Cách chưa đầy nửa km ngoài khơi ngoại ô Singapore có một trại nuôi cá rộng chừng nửa hecta của anh Eric Cheng. Là một nhà kinh doanh bất động sản, nhưng nhận thấy khả năng sinh lợi tốt của lĩnh vực nông ngư nghiệp ở đảo quốc sư tử, anh Cheng đã quyết định đi nuôi cá.
Ở trại cá này, cá được nuôi trong các lồng gỗ - kiểu nuôi cá khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. “Tôi mua trang trại này vào tháng 9 năm ngoái, khi mà còn chưa biết gì về nghề nuôi cá”, anh Cheng cho phóng viên hãng tin BBC biết.
Đây không phải là một trang trại có quy mô lớn, nhưng anh Cheng cũng đã đầu tư tới 700.000 USD vào dự án này. Là một người đam mê công nghệ, anh đã thuê nhiều chuyên gia về nghề cá tới hướng dẫn cách thức để đạt tới hiệu quả chăn nuôi cao nhất, đồng thời anh còn áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăn nuôi.
“Chúng tôi đã cho thay toàn bộ 120 lồng cá, nâng cấp toàn bộ hệ thống, và dùng công nghệ thông tin tân tiến nhất để giám sát sự tăng trưởng của cá”, anh Cheng tiết lộ.
Theo BBC, Singapore hiện mới chỉ sản xuất được 5% lượng lương thực - thực phẩm mà nước này tiêu thụ. Do vậy, Chính phủ Singapore muốn khuyến khích các doanh nhân như anh Cheng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo tốt hơn nguồn cung thực phẩm trong nước.
Cơ quan Nông lương và Thú y của Singapore đã đạt mục tiêu tăng sản lượng cá trong nước để đáp ứng 15% nhu cầu của thị trường nội địa, từ mức 4% hiện nay. Ngoài ra, cơ quan này cũng đặt mục tiêu tăng sản lượng trứng và các loại rau ăn lá. Để đạt được những mục tiêu nói trên, vào tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Singapore đã khởi động sáng kiến mang tên Quỹ Thực phẩm với số vốn 3,5 triệu USD.
Lý do Singapore, đảo quốc nhỏ bé được biết đến với tư cách một trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực, lại thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bắt nguồn từ một bài học cách đây vài năm. Ngay trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, Singapore đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.
Trong thời gian từ 2006-2008, giá thực phẩm cơ bản trên thế giới tăng 60%, còn giá các loại ngũ cốc tăng gấp đôi. Tình trạng này khiến các nước sản xuất lương thực lớn như Thái Lan và Việt Nam hạn chế xuất khẩu lương thực để đảm bảo nguồn cung nội địa. Do vậy, giá lương thực - thực phẩm trên thị trường thế giới càng leo thang mạnh, và Singapore nhận thức rõ hơn những rủi ro mà họ phải đương đầu từ việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu lương thực - thực phẩm.
Trong bối cảnh thế giới dần thoát khỏi suy thoái hiện nay, giá lương thực - thực phẩm cũng tăng trở lại, trong khi nhu cầu, nhất là của Trung Quốc, đang phục hồi mạnh mẽ. Tại Mỹ, giá thịt lợi đã tăng vọt lên mức cao nhất 14 năm vào tháng 4 vừa qua, giá thịt bò cũng đã tăng hơn 20% từ đầu năm tới nay.
Cơ quan Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO) cảnh báo, giá gạo và giá lúa mỳ tại châu Á hiện đã cao hơn trong thời gian khủng hoảng lương thực mới đây. Vào tháng 2, giá các sản phẩm này tại châu Á đã tăng 20% và 70% so với thời điểm cách đây 2 năm. FAO dự báo, giá thực phẩm sẽ còn ở mức cao so với trung bình lịch sử trong suốt thập kỷ này.
Tuy nhiên, đối với những ông chủ trang trại như anh Cheng, giá thực phẩm tăng là thông tin tốt. “Nếu ai đó muốn nhảy vào lĩnh vực sản xuất truyền thống ở Singapore thì sẽ có rất ít lựa chọn. Chẳng hạn, ở đây không có nhiều đất để sản xuất thịt và rau. Tuy nhiên, bao quanh Singapore là biển nên tôi quyết định tốt nhất nên sản xuất cá”, anh Cheng nói.
Sản phẩm chính của anh Cheng là cá mú, loại cá mà anh cho là sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Anh nhập cá giống từ Indonesia và Malaysia với giá hơn 1 USD mỗi con. Cá mú nuôi từ 12-18 tháng được xuất chuồng với giá 15 USD/kg. Mỗi con cá thường có trọng lượng khoảng 1 kg.
“Cá mú có tốc độ lớn chậm hơn các loại cá khác, khiến người nuôi phải đầu tư nhiều hơn, do vậy ít trại nuôi cá chọn nuôi loại cá này. Trong khi đó, nhu cầu thị trường đối với cá mú lại cao, nên giá cả sẽ luôn cao”, anh Cheng cho hay.
Theo anh Cheng, giá cá mú đã có lúc lên tới 20 USD/kg vào năm 2008 và có khả năng còn tăng cao hơn, vì người châu Á, đặc biệt là người Hoa, luôn xem cá mú là loại cá có thể đem tới sự may mắn.
Ở trại cá này, cá được nuôi trong các lồng gỗ - kiểu nuôi cá khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. “Tôi mua trang trại này vào tháng 9 năm ngoái, khi mà còn chưa biết gì về nghề nuôi cá”, anh Cheng cho phóng viên hãng tin BBC biết.
Đây không phải là một trang trại có quy mô lớn, nhưng anh Cheng cũng đã đầu tư tới 700.000 USD vào dự án này. Là một người đam mê công nghệ, anh đã thuê nhiều chuyên gia về nghề cá tới hướng dẫn cách thức để đạt tới hiệu quả chăn nuôi cao nhất, đồng thời anh còn áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăn nuôi.
“Chúng tôi đã cho thay toàn bộ 120 lồng cá, nâng cấp toàn bộ hệ thống, và dùng công nghệ thông tin tân tiến nhất để giám sát sự tăng trưởng của cá”, anh Cheng tiết lộ.
Theo BBC, Singapore hiện mới chỉ sản xuất được 5% lượng lương thực - thực phẩm mà nước này tiêu thụ. Do vậy, Chính phủ Singapore muốn khuyến khích các doanh nhân như anh Cheng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo tốt hơn nguồn cung thực phẩm trong nước.
Cơ quan Nông lương và Thú y của Singapore đã đạt mục tiêu tăng sản lượng cá trong nước để đáp ứng 15% nhu cầu của thị trường nội địa, từ mức 4% hiện nay. Ngoài ra, cơ quan này cũng đặt mục tiêu tăng sản lượng trứng và các loại rau ăn lá. Để đạt được những mục tiêu nói trên, vào tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Singapore đã khởi động sáng kiến mang tên Quỹ Thực phẩm với số vốn 3,5 triệu USD.
Lý do Singapore, đảo quốc nhỏ bé được biết đến với tư cách một trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực, lại thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bắt nguồn từ một bài học cách đây vài năm. Ngay trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, Singapore đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.
Trong thời gian từ 2006-2008, giá thực phẩm cơ bản trên thế giới tăng 60%, còn giá các loại ngũ cốc tăng gấp đôi. Tình trạng này khiến các nước sản xuất lương thực lớn như Thái Lan và Việt Nam hạn chế xuất khẩu lương thực để đảm bảo nguồn cung nội địa. Do vậy, giá lương thực - thực phẩm trên thị trường thế giới càng leo thang mạnh, và Singapore nhận thức rõ hơn những rủi ro mà họ phải đương đầu từ việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu lương thực - thực phẩm.
Trong bối cảnh thế giới dần thoát khỏi suy thoái hiện nay, giá lương thực - thực phẩm cũng tăng trở lại, trong khi nhu cầu, nhất là của Trung Quốc, đang phục hồi mạnh mẽ. Tại Mỹ, giá thịt lợi đã tăng vọt lên mức cao nhất 14 năm vào tháng 4 vừa qua, giá thịt bò cũng đã tăng hơn 20% từ đầu năm tới nay.
Cơ quan Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO) cảnh báo, giá gạo và giá lúa mỳ tại châu Á hiện đã cao hơn trong thời gian khủng hoảng lương thực mới đây. Vào tháng 2, giá các sản phẩm này tại châu Á đã tăng 20% và 70% so với thời điểm cách đây 2 năm. FAO dự báo, giá thực phẩm sẽ còn ở mức cao so với trung bình lịch sử trong suốt thập kỷ này.
Tuy nhiên, đối với những ông chủ trang trại như anh Cheng, giá thực phẩm tăng là thông tin tốt. “Nếu ai đó muốn nhảy vào lĩnh vực sản xuất truyền thống ở Singapore thì sẽ có rất ít lựa chọn. Chẳng hạn, ở đây không có nhiều đất để sản xuất thịt và rau. Tuy nhiên, bao quanh Singapore là biển nên tôi quyết định tốt nhất nên sản xuất cá”, anh Cheng nói.
Sản phẩm chính của anh Cheng là cá mú, loại cá mà anh cho là sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Anh nhập cá giống từ Indonesia và Malaysia với giá hơn 1 USD mỗi con. Cá mú nuôi từ 12-18 tháng được xuất chuồng với giá 15 USD/kg. Mỗi con cá thường có trọng lượng khoảng 1 kg.
“Cá mú có tốc độ lớn chậm hơn các loại cá khác, khiến người nuôi phải đầu tư nhiều hơn, do vậy ít trại nuôi cá chọn nuôi loại cá này. Trong khi đó, nhu cầu thị trường đối với cá mú lại cao, nên giá cả sẽ luôn cao”, anh Cheng cho hay.
Theo anh Cheng, giá cá mú đã có lúc lên tới 20 USD/kg vào năm 2008 và có khả năng còn tăng cao hơn, vì người châu Á, đặc biệt là người Hoa, luôn xem cá mú là loại cá có thể đem tới sự may mắn.