Làm sao để có trái tim khỏe mạnh?
Trái tim là bộ phận tối quan trọng, luôn đập không ngừng cho ta sự sống. Trái tim có trách nhiệm lưu thông máu đi khắp cơ thể, vận chuyển oxy và các dưỡng chất tới các mô. Chính vì thế, việc chăm sóc trái tim là hết sức cần thiết, tốt hơn đó chính là thói quen hàng ngày của bạn.
Theo các chuyên gia ngành tim mạch, để có được trái tim khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện theo 10 lời khuyên dưới đây.
Uống trà hoặc cà phê Trong cà phê, trà chứa các chất chống oxy hóa, dùng khoảng 3-5 cốc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh lý tim mạch, đái đường. Dùng khoảng 3 cốc trà mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Tránh mỡ động vật Không cần giảm thiểu lượng chất béo có trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng quan trọng cần phân biệt lipid có lợi và lipid có hại là nên tránh các loại chất béo động vật: bơ, kem, pho mát nhiều chất béo, xúc xích, thịt mỡ... Cần tăng thêm các loại hạt giàu a-xít béo bão hòa như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, đậu phụng, mè, chất béo có nguồn gốc thực vật… Dùng dầu thực vật, dầu oliu Một nghiên cứu trên 7 nghìn bệnh nhân theo đuổi chế độ ăn Địa Trung Hải thường sử dụng dầu oliu nguyên chất - khoảng 1 lít mỗi tuần, kết quả cho thấy làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với nhóm người ăn kiêng bình thường. Dầu oliu dùng để nấu, không nên chiên. Khi trộn salad nên chọn dầu oliu, dầu nành, dầu mè, dầu hạnh nhân…
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp Chỉ số đường huyết thức ăn (indice glycémique-IG) có liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Thức ăn có chỉ số đường huyết cao thực sự không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, các vấn đề chuyển hóa như tăng huyết áp, tăng cân, tăng cholesterol "xấu", mỡ bụng, nguy cơ đái đường, gan nhiễm mỡ… Nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, gạo nâu, các loại đậu… Nên hạn chế những thực phẩm có IG cao như bánh mỳ trắng, khoai tây, kẹo, bánh ngọt, nước giải khát như soda, nước ép trái cây.
Chế độ ăn giảm thịt Tiêu thụ nhiều thịt làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái đường. Đặc biệt thịt đã qua chế biến như thịt muối, thịt hun khói, lên men…làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đái đường và ung thư đại trực tràng. Nên giảm thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày và đảm bảo chất lượng, có thể xen kẽ với các protein thực vật hoặc hải sản.
Ăn nhiều trái cây Bổ sung thêm trái cây tươi, trái cây sấy khô (hạnh nhân, hạt dẻ…) trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 40%. Không nên dùng nhiều nước ép hoa quả vì nó đã mất một phần chất xơ, thêm vào đó có chỉ số đường huyết cao.
Ăn nhiều cá "béo" Cá béo chứa nhiều omega 3, a-xít béo đặc biệt a-xít docosahexaénoïque (DHA) và a-xít eicosapentaénoïque (EPA) đây là những a-xít có lợi cho tim mạch, đặc biệt DHA và EPA làm giảm triglyceride máu vì triglyceride máu cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch. DHA và EPA có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… Nghiên cứu cho thấy có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bằng chế độ ăn có 2 bữa cá mỗi tuần.
Nấu ăn ở nhà Việc đi chợ và nấu ăn ở nhà giúp giảm tiêu thụ thức ăn chế biến, thực phẩm công nghiệp. Chính điều này hạn chế dùng quá nhiều mỡ động vật, muối, đường - bộ ba gây nguy hại cho tim và động mạch.
Lối sống vui vẻ Căng thẳng, stress có ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động tim, tăng huyết áp, tăng lượng máu đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Cần cps biện pháp điều trị và loại bỏ stress, chống lo âu và hỗ trợ tâm lý. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành một ít thời gian để thư giãn như đi dạo, tập yoga, thiền, nghe nhạc…
Hoạt động thể chất Các hoạt động thể chất giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ tử vong. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy rèn luyện thể chất mỗi ngày giúp giảm nhịp tim, điều hòa huyết áp, tăng cholesterol tốt (HDL-cholestérol )… Trên thực tế, bạn có thể tham gia các hoạt động như đi bộ nhanh, tập thể dục, miễn là phải đều đặn, tối thiểu 2 lần mỗi tuần.