Lào Cai và “dư vị” số 1 PCI
Sau 5 tháng “giật giải” số 1 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, Lào Cai đang thể hiện quyết tâm giữ vị trí này
Sau 5 tháng “giật giải” số 1 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, Lào Cai đang thể hiện quyết tâm giữ vị trí này.
PCI đã tác động như thế nào đến cơ chế, chính sách, quản lý và điều hành của các cơ quan chức năng, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư tại tỉnh Lào Cai? VnEconomy đã có cuộc trao đổi với Phó chủ tịch UBND thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, ông Vũ Văn Cài.
Đã gần nửa năm trở thành “quán quân” PCI, sự kiện đó có tạo nhiều áp lực đến quản lý, điều hành của lãnh đạo Lào Cai?
Trước hết, phải nói, việc Lào Cai trở thành tỉnh đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2011, đến giờ, riêng với cá nhân tôi, vẫn còn đó những điều bất ngờ và khá hãnh diện.
Sau sự kiện này, chúng tôi đã tạo ra một quy tắc chung với các cơ quan đơn vị hành chính, là khi doanh nghiệp có kiến nghị, thì đó cũng chính là “chỉ đạo” trực tiếp đối tới lãnh đạo của từng đơn vị hành chính đó. Tức là các anh (các đơn vị chức năng - PV) phải giải quyết ngay khi doanh nghiệp có kiến nghị. Nếu để doanh nghiệp phản ánh lên cấp trên mà đơn vị hành chính đó không có lý do chính đáng thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Và lãnh tạo tỉnh, thành phố cứ thế kỷ luật từng cấp liên đới.
Còn cụ thể hơn, mối quan hệ “đặc trưng” giữa chính sách quản lý với hoạt động của doanh nghiệp tại thành phố Lào Cai trong những tháng qua là gì?
Các dự án của các doanh nghiệp đầu tư ở Lào Cai thời gian qua đều được tỉnh, thành phố tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và chúng tôi giao cho những cơ quan chức năng tập hợp tất cả các thông tin của doanh nghiệp để từ đó thực hiện tháo gỡ từng khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Trong quá trình xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp, nếu đơn vị nào gây khó khăn cho doanh nghiệp mà không phải là nguyên nhân bản chất hoặc là do yếu tố khách quan thì lãnh đạo đơn vị đó phải giải trình trước lãnh đạo tỉnh, thành phố và phải chịu trách nhiệm.
Cơ chế trên chính là yếu tố đầu tiên để đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh, thành phố còn thực hiện phối hợp giữa các ngành để tạo sự thống nhất trong hướng dẫn giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được yếu tố thuận lợi nhất.
Dường như, “dư vị” PCI đang thấm dần và làm thay đổi hoạt động quản lý của lãnh đạo Lào Cai?
Với tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng, chúng tôi đã có một website riêng để tuyên truyền về PCI.
Lãnh đạo tỉnh theo định kỳ hàng tháng, hàng quý sẽ họp với các doamh nghiệp để lắng nghe, xem xét và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, nhằm tạo ra liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp trong phát triển kinh tế. Liên kết này vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, vừa giúp cho quản lý nhà nước được tốt hơn.
Tôi nghĩ, với những chính sách trên, chúng tôi sẽ thu hút, kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh và thành phố Lào Cai ngày một nhiều hơn.
Một thực tế, lâu nay, ở các tỉnh thành, đặc biệt là các thành phố lớn, chính sách tiếp cận đất đai vẫn là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp. Với Lào Cai thì sao?
Tỉnh chúng tôi có riêng một chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực ưu tiên tại các khu cửa khẩu, khu đô thị mới và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.
Không chỉ đất đai và nhiều chính sách khác chúng tôi đều “mở” tối đa, tất nhiên là nằm trong khung quy định cho phép của Chính phủ, để tạo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.
Trong tình hình kinh tế có rất nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất hoặc nằm im bất động, ở Lào Cai, hoạt kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp có “chống đỡ” được nhờ các cơ chế, chính sách ưu đã trên không, thưa ông?
Theo tôi, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, hiếm có doanh nghiệp nào lại không chịu những khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp tại Lào Cai cũng không nằm ngoài quy luật chung này.
Tuy nhiên, đặc trưng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của Lào Cai chủ yếu là thương mại và du lịch. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thì theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ năm nay Lào Cai đã dừng lại rồi.
Tôi được biết, mặc dù tình trạng chung của cả nước là rất nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản, nhưng ở Lào Cai thì hoàn toàn không có những yếu tố tiêu cực như thế, các doanh nghiệp vẫn có sự phát triển nhất định. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì vẫn phát triển khá tốt.
Ông có thể cho biết, mục tiêu về vị trí năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2012 của Lào Cai và lãnh đạo tỉnh sẽ có những chương trình hành động gì để giữ được vị trí số 1 của năm trước đó?
Lào Cai sẽ cố gắng để tiếp tục duy trì được vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng PCI.
Chúng tôi sẽ phải duy trì chính sách cởi mở hơn, thông thoáng hơn và những thủ tục hành chính phải giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Đặc biệt là chúng tôi sẽ đầu tư cải cách cơ chế bằng việc phát triển “chính phủ điện tử”. Cụ thể, những hoạt động gì có thể giao dịch qua mạng Internet thì sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành giao dịch, làm thủ tục, giấy tờ qua Internet, để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều, không phải tốn công tốn sức cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình.
PCI đã tác động như thế nào đến cơ chế, chính sách, quản lý và điều hành của các cơ quan chức năng, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng thu hút đầu tư tại tỉnh Lào Cai? VnEconomy đã có cuộc trao đổi với Phó chủ tịch UBND thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, ông Vũ Văn Cài.
Đã gần nửa năm trở thành “quán quân” PCI, sự kiện đó có tạo nhiều áp lực đến quản lý, điều hành của lãnh đạo Lào Cai?
Trước hết, phải nói, việc Lào Cai trở thành tỉnh đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2011, đến giờ, riêng với cá nhân tôi, vẫn còn đó những điều bất ngờ và khá hãnh diện.
Sau sự kiện này, chúng tôi đã tạo ra một quy tắc chung với các cơ quan đơn vị hành chính, là khi doanh nghiệp có kiến nghị, thì đó cũng chính là “chỉ đạo” trực tiếp đối tới lãnh đạo của từng đơn vị hành chính đó. Tức là các anh (các đơn vị chức năng - PV) phải giải quyết ngay khi doanh nghiệp có kiến nghị. Nếu để doanh nghiệp phản ánh lên cấp trên mà đơn vị hành chính đó không có lý do chính đáng thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Và lãnh tạo tỉnh, thành phố cứ thế kỷ luật từng cấp liên đới.
Còn cụ thể hơn, mối quan hệ “đặc trưng” giữa chính sách quản lý với hoạt động của doanh nghiệp tại thành phố Lào Cai trong những tháng qua là gì?
Các dự án của các doanh nghiệp đầu tư ở Lào Cai thời gian qua đều được tỉnh, thành phố tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và chúng tôi giao cho những cơ quan chức năng tập hợp tất cả các thông tin của doanh nghiệp để từ đó thực hiện tháo gỡ từng khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Trong quá trình xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp, nếu đơn vị nào gây khó khăn cho doanh nghiệp mà không phải là nguyên nhân bản chất hoặc là do yếu tố khách quan thì lãnh đạo đơn vị đó phải giải trình trước lãnh đạo tỉnh, thành phố và phải chịu trách nhiệm.
Cơ chế trên chính là yếu tố đầu tiên để đảm bảo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh, thành phố còn thực hiện phối hợp giữa các ngành để tạo sự thống nhất trong hướng dẫn giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được yếu tố thuận lợi nhất.
Dường như, “dư vị” PCI đang thấm dần và làm thay đổi hoạt động quản lý của lãnh đạo Lào Cai?
Với tỉnh Lào Cai nói chung và thành phố Lào Cai nói riêng, chúng tôi đã có một website riêng để tuyên truyền về PCI.
Lãnh đạo tỉnh theo định kỳ hàng tháng, hàng quý sẽ họp với các doamh nghiệp để lắng nghe, xem xét và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, nhằm tạo ra liên kết chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp trong phát triển kinh tế. Liên kết này vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, vừa giúp cho quản lý nhà nước được tốt hơn.
Tôi nghĩ, với những chính sách trên, chúng tôi sẽ thu hút, kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh và thành phố Lào Cai ngày một nhiều hơn.
Một thực tế, lâu nay, ở các tỉnh thành, đặc biệt là các thành phố lớn, chính sách tiếp cận đất đai vẫn là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp. Với Lào Cai thì sao?
Tỉnh chúng tôi có riêng một chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư về lĩnh vực ưu tiên tại các khu cửa khẩu, khu đô thị mới và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.
Không chỉ đất đai và nhiều chính sách khác chúng tôi đều “mở” tối đa, tất nhiên là nằm trong khung quy định cho phép của Chính phủ, để tạo những điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.
Trong tình hình kinh tế có rất nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất hoặc nằm im bất động, ở Lào Cai, hoạt kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp có “chống đỡ” được nhờ các cơ chế, chính sách ưu đã trên không, thưa ông?
Theo tôi, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, hiếm có doanh nghiệp nào lại không chịu những khó khăn nhất định. Các doanh nghiệp tại Lào Cai cũng không nằm ngoài quy luật chung này.
Tuy nhiên, đặc trưng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của Lào Cai chủ yếu là thương mại và du lịch. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, thì theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ năm nay Lào Cai đã dừng lại rồi.
Tôi được biết, mặc dù tình trạng chung của cả nước là rất nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản, nhưng ở Lào Cai thì hoàn toàn không có những yếu tố tiêu cực như thế, các doanh nghiệp vẫn có sự phát triển nhất định. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì vẫn phát triển khá tốt.
Ông có thể cho biết, mục tiêu về vị trí năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2012 của Lào Cai và lãnh đạo tỉnh sẽ có những chương trình hành động gì để giữ được vị trí số 1 của năm trước đó?
Lào Cai sẽ cố gắng để tiếp tục duy trì được vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng PCI.
Chúng tôi sẽ phải duy trì chính sách cởi mở hơn, thông thoáng hơn và những thủ tục hành chính phải giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Đặc biệt là chúng tôi sẽ đầu tư cải cách cơ chế bằng việc phát triển “chính phủ điện tử”. Cụ thể, những hoạt động gì có thể giao dịch qua mạng Internet thì sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiến hành giao dịch, làm thủ tục, giấy tờ qua Internet, để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều, không phải tốn công tốn sức cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình.