Lào phấn đấu tăng trưởng kinh tế 8%
Trong 5 năm qua Lào duy trì tăng trưởng GDP bình quân 6,2%, riêng năm 2005 tăng trưởng 7,2%
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo, có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em, bạn bè, kinh tế Lào đang phát triển trong nhiều lĩnh vực.
Trong 5 năm qua Lào duy trì tăng trưởng GDP bình quân 6,2%, riêng năm 2005 tăng trưởng 7,2%.
Sản xuất nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu và đã đạt những thành tựu đáng kể, sản lượng gạo hơn 2,7 triệu tấn, bình quân thóc tính theo đầu người 500 kg/năm, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1976, ngoài tự túc được lương thực Lào đã có gạo xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 11%/năm; nhiều dự án quan trọng đã được thực hiện, như sản xuất thép tại Viêng Chăn, sản xuất xi măng tại Văng Viêng.
Là một nước có tiềm năng mạnh về thuỷ điện, từ một nhà máy thuỷ điện Nậm Ngừm xây dựng trước năm 1975, đến nay Lào đã có 11 nhà máy thuỷ điện, đạt sản lượng 1.541 triệu KWh. Hai nhà máy thuỷ điện lớn Nậm Thơn 2 và Sê Canam 3 đang được xây dựng, đến năm 2010 đưa công suất điện ở Lào lên 1.670 MW, so với 42 MW năm 1975.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm, sản phẩm xuất khẩu chính là điện, gỗ, thạch cao, thiếc, vàng, cà phê...
Báo cáo mới đây của Chính phủ Lào do Thủ tướng Bouasone Bouphavanh trình bày tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 6 của Lào ngày 18/6/2007, nêu rõ năm tài chính 2007-2008 phấn đấu tăng trưởng kinh tế 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 728 USD.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Lào đã tăng trưởng 7,6%. Ngành nông nghiệp tăng 2,4%, chiếm 40,7% trong GDP; công nghiệp tăng 15,2% chiếm 33,3% GDP, dịch vụ tăng 7% chiếm 26% GDP. Giá lương thực và giá trị đồng Kíp ổn định; tỷ lệ lạm phát trong 7 tháng qua giữ ở mức 4,4%.
Đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, trong đó dự án đầu tư nước ngoài chiếm 87,3% tổng giá trị đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm nay Chính phủ Lào cấp phép cho 122 dự án đầu tư nước ngoài, tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, năng lượng, thương mại, khách sạn.
Kim ngạch thương mại 6 tháng đầu năm đạt 446 triệu USD và dự báo 6 tháng cuối năm đạt 652 triệu USD.
Lào mở rộng quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại với hơn 50 nước. Hiện nay Thái Lan đứng đầu danh sách đầu tư vào Lào, với 157 dự án với tổng vốn đầu tư 1,334 tỷ USD.
Một dự án đầu tư lớn đang được quan tâm là Công ty Dịch vụ hàng không Thái Lan vừa ký với Chính phủ Lào xây dựng khu trung tâm dịch vụ và thương mại trên diện tích 270 ha tại Đặc khu kinh tế Savanakhet, gần khu vực cầu Hữu Nghị số 2 qua sông Mekong, gồm 3 khách sạn 5 sao, 1 trung tâm thương mại, 1 khu nhà hội nghị, 1 trung tâm thể thao, 1 ngân hàng và một số công trình dịch vụ khác. Theo kế hoạch, một sân bay quốc cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh miền trung này.
Trung Quốc có 223 dự án tại Lào với vốn đầu tư 762,624 triệu USD. Mới đây, 70 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia diễn đàn các doanh nghiệp tại Viêng Chăn đã ký nhiều hợp đồng kinh tế, thương mại và đầu tư tại Lào.
Ngày 21/6/2007, Trung Quốc, Lào và Thái Lan đã đạt thoả thuận về kế hoạch xây dựng cầu thứ 3 qua sông Mekong, nối Chiang Khong ( bắc Thái Lan) và Houaisay ( bắc Lào), hình thành tuyến vận tải đường bộ quan trọng từ Vân Nam đến Bangkok; kết nối các nền kinh tế Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc, mở ra khả năng to lớn phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và hội nhập kinh tế lưu vực sông Mekong.
Nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác và liên doanh với phía Lào trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên trong lòng đất. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể tới Công ty Oxiana Resources (Australia) khai thác vàng và đồng tại Sê Pôn thuộc tỉnh Savanakhet.
Năm 2006, Oxiana đã xuất khẩu 173.000 oz vàng và 61.000 tấn đồng cathode. Trữ lượng vàng đã phát hiện tại mỏ Sê Pôn khoảng 3,9 triệu oz và 1,9 triệu tấn đồng.
Khai thác vàng và đồng ở Sê Pôn đã đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, riêng năm tài chính 2005-2006, công ty Oxiana trả cho phía Lào 71 triệu AUD. Oxiana vừa liên kết với AngloGold Ashanti, tập đoàn khai thác vàng lớn thứ 2 thế giới để thăm dò vàng tại nhiều địa phương ở Lào.
Các công ty khác của Australia như Pan Australia, Rox Resources và Argonaut Resources cũng đang thăm dò, khai thác mỏ kẽm, chì, bạc, đồng, vàng, sắt, than tại một số vùng ở đông-nam và tây-bắc Lào.
Thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt-Lào ký ngày 18/7/1977, quan hệ hợp tác 2 nước đã phát triển toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch,văn hoá, y tế...
Trong 5 năm qua Lào duy trì tăng trưởng GDP bình quân 6,2%, riêng năm 2005 tăng trưởng 7,2%.
Sản xuất nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu và đã đạt những thành tựu đáng kể, sản lượng gạo hơn 2,7 triệu tấn, bình quân thóc tính theo đầu người 500 kg/năm, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1976, ngoài tự túc được lương thực Lào đã có gạo xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 11%/năm; nhiều dự án quan trọng đã được thực hiện, như sản xuất thép tại Viêng Chăn, sản xuất xi măng tại Văng Viêng.
Là một nước có tiềm năng mạnh về thuỷ điện, từ một nhà máy thuỷ điện Nậm Ngừm xây dựng trước năm 1975, đến nay Lào đã có 11 nhà máy thuỷ điện, đạt sản lượng 1.541 triệu KWh. Hai nhà máy thuỷ điện lớn Nậm Thơn 2 và Sê Canam 3 đang được xây dựng, đến năm 2010 đưa công suất điện ở Lào lên 1.670 MW, so với 42 MW năm 1975.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm, sản phẩm xuất khẩu chính là điện, gỗ, thạch cao, thiếc, vàng, cà phê...
Báo cáo mới đây của Chính phủ Lào do Thủ tướng Bouasone Bouphavanh trình bày tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 6 của Lào ngày 18/6/2007, nêu rõ năm tài chính 2007-2008 phấn đấu tăng trưởng kinh tế 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 728 USD.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Lào đã tăng trưởng 7,6%. Ngành nông nghiệp tăng 2,4%, chiếm 40,7% trong GDP; công nghiệp tăng 15,2% chiếm 33,3% GDP, dịch vụ tăng 7% chiếm 26% GDP. Giá lương thực và giá trị đồng Kíp ổn định; tỷ lệ lạm phát trong 7 tháng qua giữ ở mức 4,4%.
Đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, trong đó dự án đầu tư nước ngoài chiếm 87,3% tổng giá trị đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm nay Chính phủ Lào cấp phép cho 122 dự án đầu tư nước ngoài, tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, năng lượng, thương mại, khách sạn.
Kim ngạch thương mại 6 tháng đầu năm đạt 446 triệu USD và dự báo 6 tháng cuối năm đạt 652 triệu USD.
Lào mở rộng quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại với hơn 50 nước. Hiện nay Thái Lan đứng đầu danh sách đầu tư vào Lào, với 157 dự án với tổng vốn đầu tư 1,334 tỷ USD.
Một dự án đầu tư lớn đang được quan tâm là Công ty Dịch vụ hàng không Thái Lan vừa ký với Chính phủ Lào xây dựng khu trung tâm dịch vụ và thương mại trên diện tích 270 ha tại Đặc khu kinh tế Savanakhet, gần khu vực cầu Hữu Nghị số 2 qua sông Mekong, gồm 3 khách sạn 5 sao, 1 trung tâm thương mại, 1 khu nhà hội nghị, 1 trung tâm thể thao, 1 ngân hàng và một số công trình dịch vụ khác. Theo kế hoạch, một sân bay quốc cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh miền trung này.
Trung Quốc có 223 dự án tại Lào với vốn đầu tư 762,624 triệu USD. Mới đây, 70 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia diễn đàn các doanh nghiệp tại Viêng Chăn đã ký nhiều hợp đồng kinh tế, thương mại và đầu tư tại Lào.
Ngày 21/6/2007, Trung Quốc, Lào và Thái Lan đã đạt thoả thuận về kế hoạch xây dựng cầu thứ 3 qua sông Mekong, nối Chiang Khong ( bắc Thái Lan) và Houaisay ( bắc Lào), hình thành tuyến vận tải đường bộ quan trọng từ Vân Nam đến Bangkok; kết nối các nền kinh tế Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc, mở ra khả năng to lớn phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và hội nhập kinh tế lưu vực sông Mekong.
Nhiều công ty nước ngoài đã hợp tác và liên doanh với phía Lào trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên trong lòng đất. Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể tới Công ty Oxiana Resources (Australia) khai thác vàng và đồng tại Sê Pôn thuộc tỉnh Savanakhet.
Năm 2006, Oxiana đã xuất khẩu 173.000 oz vàng và 61.000 tấn đồng cathode. Trữ lượng vàng đã phát hiện tại mỏ Sê Pôn khoảng 3,9 triệu oz và 1,9 triệu tấn đồng.
Khai thác vàng và đồng ở Sê Pôn đã đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, riêng năm tài chính 2005-2006, công ty Oxiana trả cho phía Lào 71 triệu AUD. Oxiana vừa liên kết với AngloGold Ashanti, tập đoàn khai thác vàng lớn thứ 2 thế giới để thăm dò vàng tại nhiều địa phương ở Lào.
Các công ty khác của Australia như Pan Australia, Rox Resources và Argonaut Resources cũng đang thăm dò, khai thác mỏ kẽm, chì, bạc, đồng, vàng, sắt, than tại một số vùng ở đông-nam và tây-bắc Lào.
Thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt-Lào ký ngày 18/7/1977, quan hệ hợp tác 2 nước đã phát triển toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch,văn hoá, y tế...