Lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Theo đó, Ban Chỉ đạo do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban. 3 Phó trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ (thường trực), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo một số bộ, cơ quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện 3 đề án: Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
Ban Chỉ đạo phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Theo quy định hiện nay, việc xây dựng và đề xuất cải cách tiền lương sẽ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Hội đồng Tiền lương quốc gia chủ trì xây dựng trình Chính phủ. Đặc biệt, tất cả các lần điều chỉnh lương sẽ phải do Chính phủ trình Quốc hội thông qua.
Hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 đối với vùng 1 là 3.750.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.320.000 đồng/tháng; vùng 3 là 2.900.000 đồng/tháng; vùng 4 là 2.580.000 đồng/tháng, cao hơn mức lương cũ khoảng 180.000 - 250.000 đồng/tháng.
Theo đó, Ban Chỉ đạo do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban. 3 Phó trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ (thường trực), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo một số bộ, cơ quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện 3 đề án: Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp; đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
Ban Chỉ đạo phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; giải pháp tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương; đề xuất các biện pháp để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Theo quy định hiện nay, việc xây dựng và đề xuất cải cách tiền lương sẽ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Hội đồng Tiền lương quốc gia chủ trì xây dựng trình Chính phủ. Đặc biệt, tất cả các lần điều chỉnh lương sẽ phải do Chính phủ trình Quốc hội thông qua.
Hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 đối với vùng 1 là 3.750.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.320.000 đồng/tháng; vùng 3 là 2.900.000 đồng/tháng; vùng 4 là 2.580.000 đồng/tháng, cao hơn mức lương cũ khoảng 180.000 - 250.000 đồng/tháng.