Lập chỉ số đo sức mạnh của VND
Lần đầu tiên chỉ số đo sức mạnh của đồng tiền Việt Nam (VND) so với tiền tệ của các đối tác thương mại được xây dựng
Lần đầu tiên chỉ số đo sức mạnh của đồng tiền Việt Nam (VND) so với tiền tệ của các đối tác thương mại được xây dựng.
Ngày 20/7, Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) ra mắt thị trường bộ chỉ số VND-Index, bộ chỉ số đo sức mạnh của VND, được xây dựng với sự kết hợp cùng Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Woori (Hàn Quốc).
Chỉ số VND-Index, hay còn được gọi là Chỉ số Đồng Việt Nam theo tỷ trọng thương mại (Trade Weighted Vietnam Dong Index), là chỉ số tính giá trị VND so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Viêt Nam; giúp cho những nhà đầu tư tiền tệ biết được giá trị của VND và sức mạnh thanh toán quốc tế của nó. Nhà đầu tư tiền tệ (Foreign Exchange) cũng có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá giá trị của một ngoại tệ so với VND.
Những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong năm 2008 bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây cũng là 7 đối tác có đồng tiền được đưa vào chỉ số, được lựa chọn dựa trên giá trị xuất nhập khẩu của những khu vực và quốc gia này với Việt Nam.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và 7 vùng lãnh thổ này chiếm trên 70% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là 62,9 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu tới 7 vùng lãnh thổ này chiếm khoảng 66%. Tổng giá trị nhập khẩu vào Việt Nam năm 2008 là 79,9 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ 7 vùng lãnh thô trên chiếm khoảng 74%.
CBV cho biết, số lượng các vùng lãnh thổ được chọn vào chỉ số VND-Index sẽ thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào giá trị xuất nhập khẩu của vùng lãnh thổ đó với Viêt Nam so với tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm đó.
Chỉ số VND-Index được chia ra làm hai loại, chỉ số danh nghĩa và chỉ số thực. Chỉ số VND-Index Thực sử dụng tỷ giá ngoại tệ thực để tính, trong khi chỉ số VND-Index Danh nghĩa dùng tỷ giá ngoại tệ danh nghĩa; VND-Index Danh nghĩa được cập nhập hàng ngày, trong khi chỉ số VND-Index thực được cập nhập 1 tháng 1 lần. Cả hai chỉ số này có mốc 100 điểm, bắt đầu từ tháng 1/2009.
Theo giới thiệu của nhà xây dựng, phương pháp tính chỉ số VND-Index là phương pháp giá trị trung bình nhân của tỷ giá ngoại tệ song phương giữa đồng tiền của 7 vùng lãnh thổ và VND. Tỷ trọng phần trăm của từng giá trị ngoại tệ được dựa trên số liệu trao đổi thương mại, và được cập nhật thường xuyên. Đối với đồng tiền những nước có tỷ lệ lạm phát chênh lệch với Việt Nam, tỷ giá ngoại tệ thực sẽ phản ánh đúng đắn hơn giá trị của VND.
Ngày 20/7, Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) ra mắt thị trường bộ chỉ số VND-Index, bộ chỉ số đo sức mạnh của VND, được xây dựng với sự kết hợp cùng Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Woori (Hàn Quốc).
Chỉ số VND-Index, hay còn được gọi là Chỉ số Đồng Việt Nam theo tỷ trọng thương mại (Trade Weighted Vietnam Dong Index), là chỉ số tính giá trị VND so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Viêt Nam; giúp cho những nhà đầu tư tiền tệ biết được giá trị của VND và sức mạnh thanh toán quốc tế của nó. Nhà đầu tư tiền tệ (Foreign Exchange) cũng có thể sử dụng chỉ số này để đánh giá giá trị của một ngoại tệ so với VND.
Những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong năm 2008 bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây cũng là 7 đối tác có đồng tiền được đưa vào chỉ số, được lựa chọn dựa trên giá trị xuất nhập khẩu của những khu vực và quốc gia này với Việt Nam.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và 7 vùng lãnh thổ này chiếm trên 70% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là 62,9 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu tới 7 vùng lãnh thổ này chiếm khoảng 66%. Tổng giá trị nhập khẩu vào Việt Nam năm 2008 là 79,9 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ 7 vùng lãnh thô trên chiếm khoảng 74%.
CBV cho biết, số lượng các vùng lãnh thổ được chọn vào chỉ số VND-Index sẽ thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào giá trị xuất nhập khẩu của vùng lãnh thổ đó với Viêt Nam so với tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm đó.
Chỉ số VND-Index được chia ra làm hai loại, chỉ số danh nghĩa và chỉ số thực. Chỉ số VND-Index Thực sử dụng tỷ giá ngoại tệ thực để tính, trong khi chỉ số VND-Index Danh nghĩa dùng tỷ giá ngoại tệ danh nghĩa; VND-Index Danh nghĩa được cập nhập hàng ngày, trong khi chỉ số VND-Index thực được cập nhập 1 tháng 1 lần. Cả hai chỉ số này có mốc 100 điểm, bắt đầu từ tháng 1/2009.
Theo giới thiệu của nhà xây dựng, phương pháp tính chỉ số VND-Index là phương pháp giá trị trung bình nhân của tỷ giá ngoại tệ song phương giữa đồng tiền của 7 vùng lãnh thổ và VND. Tỷ trọng phần trăm của từng giá trị ngoại tệ được dựa trên số liệu trao đổi thương mại, và được cập nhật thường xuyên. Đối với đồng tiền những nước có tỷ lệ lạm phát chênh lệch với Việt Nam, tỷ giá ngoại tệ thực sẽ phản ánh đúng đắn hơn giá trị của VND.