Lập ngân hàng: Vượt được rào thì hãy qua!
Lý do gì để các tập đoàn kinh tế rất phấn khích với việc lập ngân hàng? Không một tập đoàn nào tiết lộ mục đích
Ngày 23/7/2007, Chính phủ đã chấp thuận đề nghị lập ngân hàng của Bảo Việt cùng với khá nhiều hồ sơ trước đó của FPT, TKV, VNPT, Cao su...
Mới đây nhất, Vinatex cùng Vnsteel và 3 đối tác khác cũng đang ấp ủ lập ngân hàng...
Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước đang thắt chặt "phong trào" này bằng những tiêu chí ngặt nghèo. Nhưng một chuyên gia lại bất đồng: hãy để quy luật tự đào thải, thay vì cản trở!
Theo thống kê, hiện có 44 ngân hàng thương mại, 9 công ty tài chính và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Con số này sẽ không dừng ở đây khi hơn 20 bộ hồ sơ xếp hàng chờ Ngân hàng Nhà nước thông qua. Chưa kể, trong 3 năm tới, nhiều ngân hàng nước ngoài sẽ gia nhập thị trường tiền tệ khi lộ trình mở cửa ngân hàng bước sang giai đoạn mới.
Nỗi sợ hiệu ứng domino!
Trong vài chục hồ sơ nói trên, ngoại trừ trường hợp của VNPT là hồ sơ chuyển đổi mô hình hoạt động từ hệ thống tiết kiệm bưu điện, phần còn lại là hồ sơ lập mới ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty lớn mà trước đó, sự liên quan của họ với kinh doanh ngân hàng chỉ dừng lại ở mức ký kết "hợp tác chiến lược toàn diện" hay cổ đông góp vốn.
Vậy, lý do gì để các tập đoàn kinh tế rất phấn khích với việc lập ngân hàng? Không một tập đoàn nào tiết lộ mục đích và từ chối trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Ngay cả đại diện cơ quan cấp phép khi được hỏi cũng: "Chưa nghiên cứu, chưa đọc hồ sơ!".
Tuy nhiên, qua ý kiến của các chuyên gia, có hai khả năng:
Thứ nhất, các "đại gia" lập ngân hàng nhằm thu xếp tài chính hoặc nguồn tín dụng cho chính mình. Điều này hoàn toàn không xảy ra vì Ngân hàng Nhà nước cấm tuyệt đối và luật cũng không cho phép "ngân hàng cho ông chủ của mình vay tiền". Vậy thì chỉ còn khả năng lập ngân hàng để kinh doanh, coi đó như một lĩnh vực đầu tư. Chỉ có điều, các "đại gia" này đang canh tác trên "thửa ruộng" không phải của mình.
Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) lý giải: "Vừa qua, cổ phiếu ngân hàng lên cao và trên quy mô rộng, nhiều người cho rằng lập ngân hàng thì có thể kiếm lời. Mặt khác, gần đây, lãi của các ngân hàng thương mại khá lớn nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này".
Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và Ngân hàng Nhà nước không thể dễ dãi. Ông Dũng nói: "Chính phủ không cấm lập ngân hàng nhưng muốn kinh doanh trong lĩnh vực này phải đảm bảo các điều kiện: tình hình tài chính lành mạnh; kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng; khả năng kinh doanh ngân hàng và một yếu tố không thể thiếu là công nghệ thông tin cùng hệ thống nhân lực tốt. Nếu vượt được "rào" thì hãy qua!".
Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên thì ít tập đoàn đáp ứng được, ngoại trừ VNPT kế thừa hệ thống chân rết của tiết kiệm bưu điện đã 10 năm nay.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế (Visecurities) nói: "Không nên hạn chế số lượng ngân hàng, cứ để cho thị trường tự quyết định. Thái Lan, Malaysia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nhưng số lượng ngân hàng thương mại nhiều hơn Việt Nam. Trong thời gian tôi ở Mỹ, nước này có cả trăm ngân hàng. Lĩnh vực nào chẳng rủi ro, đã sợ rủi ro thì đừng nên làm bất cứ gì!".
Phản bác ý kiến trên, ông Kiều Hữu Dũng nói: "Mỹ và châu Âu là hai nơi có nền kinh tế rất mở, họ không hạn chế cấp phép ngân hàng nhưng việc xét duyệt cực kỳ chặt chẽ. ngân hàng Việt kiều tại Mỹ thành lập một năm mới được cấp phép. Họ đặt ra những rào cản rất khắt khe về vốn và nhân lực, yêu cầu tài chính phải minh bạch. Chủ thể tham gia ngân hàng chưa từng vi phạm một bộ luật nào. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong 20 năm qua không hề lập mới ngân hàng".
Ông Dũng dẫn chứng thêm: Singapore đã hợp nhất từ 9 ngân hàng còn 3 ngân hàng; Thái Lan trước kia có hơn 30 “cái” nhưng giờ chỉ còn 17 - 18 “cái”; Malaysia từ 40 “cái” xuống 23 “cái”...
"Phong trào" này còn vấp phải những lo lắng từ các ngân hàng hiện có. Cán bộ một ngân hàng thương mại nói: "Lập một ngân hàng đâu dễ. Nào vốn điều lệ ban đầu 1.000 tỷ, rồi đầu tư ban đầu trung bình/tháng/phòng giao dịch cấp 1 là 600 triệu đồng, cấp 2: 400 triệu và cấp 3 là 200 triệu đồng".
Ông này còn cho biết thêm, nhân lực ngành ngân hàng hiện vô cùng thiếu và tình trạng ngân hàng này lôi kéo người của ngân hàng kia như cơm bữa. Mới đây, Vietcombank đã bị "chảy máu" nhân lực hàng chục người, dù Vietcombank là "ông anh cả" trong ngành, có môi trường làm việc tương đối hấp dẫn.
Trong rất nhiều lần tiếp xúc với báo giới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nhấn mạnh: Phản ứng rủi ro của ngân hàng là theo dây chuyền (domino). Một ngân hàng bị thua lỗ, không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà quyền lợi người gửi tiền cũng bị tổn hại. Ngoài ra, uy tín của các ngân hàng gắn chặt với nhau và bất cứ sự đào thải nào đều ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống.
Hãy cày sâu trên thửa ruộng của mình!
Trở lại với câu chuyện lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế. Đây là vấn đề đặc biệt thận trọng ở các nước phát triển. Không ít quốc gia hạn chế sở hữu ngân hàng bởi một nhóm cổ đông, đặc biệt là công ty sản xuất công nghiệp.
Tại Hàn Quốc, một tập đoàn công nghiệp không thể sở hữu quá 10% tổng giá trị của một ngân hàng, chỉ số này ở Đài Loan là 5%. Australia là nước cởi mở với ngân hàng nhưng một tập đoàn cũng không được sở hữu hơn 15%, trong khi quy định này ở Việt Nam không quá 20%. Thậm chí, mọi dịch chuyển dòng vốn của các tập đoàn công nghiệp trong ngân hàng vẫn bị cơ quan quản lý theo dõi sít sao.
Chưa biết việc hạn chế lập mới ngân hàng có mang lại lợi ích gì không nhưng có một thực tế là thị trường kinh doanh ngân hàng vẫn rất nhiều khu vực bỏ ngỏ. Đơn cử như việc cho vay, với những quy định hiện nay thì chỉ có người nhiều tiền mới có cơ hội tiếp cận tín dụng. Dịch vụ mua nhà, mua ô tô trả góp chỉ dành cho người giàu. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân có thu nhập thấp và trung bình là điều hết sức khó khăn. Ngược lại, những tổ chức, cá nhân dư tiền lại không có nhiều cơ hội kinh doanh, ngoài việc gửi vào ngân hàng.
Vì vậy, một chuyên gia cho rằng, đối với những ngân hàng hiện có nên tập trung phát triển mảng dịch vụ, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nữa. Còn những tập đoàn kinh tế chớ nên rời xa lĩnh vực sở trường của mình và hết sức thận trọng khi tham gia vào thị trường ngân hàng.
Lãnh đạo Vụ Chiến lược ngân hàng "bóng gió": "Ở các nước, cổ phiếu ngân hàng không được coi là "hot", mà chỉ cổ phiếu của các ngành khác, nhất là công nghiệp mới được đánh giá tốt!".
Mới đây nhất, Vinatex cùng Vnsteel và 3 đối tác khác cũng đang ấp ủ lập ngân hàng...
Tuy vậy, Ngân hàng Nhà nước đang thắt chặt "phong trào" này bằng những tiêu chí ngặt nghèo. Nhưng một chuyên gia lại bất đồng: hãy để quy luật tự đào thải, thay vì cản trở!
Theo thống kê, hiện có 44 ngân hàng thương mại, 9 công ty tài chính và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Con số này sẽ không dừng ở đây khi hơn 20 bộ hồ sơ xếp hàng chờ Ngân hàng Nhà nước thông qua. Chưa kể, trong 3 năm tới, nhiều ngân hàng nước ngoài sẽ gia nhập thị trường tiền tệ khi lộ trình mở cửa ngân hàng bước sang giai đoạn mới.
Nỗi sợ hiệu ứng domino!
Trong vài chục hồ sơ nói trên, ngoại trừ trường hợp của VNPT là hồ sơ chuyển đổi mô hình hoạt động từ hệ thống tiết kiệm bưu điện, phần còn lại là hồ sơ lập mới ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty lớn mà trước đó, sự liên quan của họ với kinh doanh ngân hàng chỉ dừng lại ở mức ký kết "hợp tác chiến lược toàn diện" hay cổ đông góp vốn.
Vậy, lý do gì để các tập đoàn kinh tế rất phấn khích với việc lập ngân hàng? Không một tập đoàn nào tiết lộ mục đích và từ chối trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Ngay cả đại diện cơ quan cấp phép khi được hỏi cũng: "Chưa nghiên cứu, chưa đọc hồ sơ!".
Tuy nhiên, qua ý kiến của các chuyên gia, có hai khả năng:
Thứ nhất, các "đại gia" lập ngân hàng nhằm thu xếp tài chính hoặc nguồn tín dụng cho chính mình. Điều này hoàn toàn không xảy ra vì Ngân hàng Nhà nước cấm tuyệt đối và luật cũng không cho phép "ngân hàng cho ông chủ của mình vay tiền". Vậy thì chỉ còn khả năng lập ngân hàng để kinh doanh, coi đó như một lĩnh vực đầu tư. Chỉ có điều, các "đại gia" này đang canh tác trên "thửa ruộng" không phải của mình.
Ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) lý giải: "Vừa qua, cổ phiếu ngân hàng lên cao và trên quy mô rộng, nhiều người cho rằng lập ngân hàng thì có thể kiếm lời. Mặt khác, gần đây, lãi của các ngân hàng thương mại khá lớn nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này".
Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và Ngân hàng Nhà nước không thể dễ dãi. Ông Dũng nói: "Chính phủ không cấm lập ngân hàng nhưng muốn kinh doanh trong lĩnh vực này phải đảm bảo các điều kiện: tình hình tài chính lành mạnh; kinh nghiệm kinh doanh ngân hàng; khả năng kinh doanh ngân hàng và một yếu tố không thể thiếu là công nghệ thông tin cùng hệ thống nhân lực tốt. Nếu vượt được "rào" thì hãy qua!".
Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên thì ít tập đoàn đáp ứng được, ngoại trừ VNPT kế thừa hệ thống chân rết của tiết kiệm bưu điện đã 10 năm nay.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế (Visecurities) nói: "Không nên hạn chế số lượng ngân hàng, cứ để cho thị trường tự quyết định. Thái Lan, Malaysia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nhưng số lượng ngân hàng thương mại nhiều hơn Việt Nam. Trong thời gian tôi ở Mỹ, nước này có cả trăm ngân hàng. Lĩnh vực nào chẳng rủi ro, đã sợ rủi ro thì đừng nên làm bất cứ gì!".
Phản bác ý kiến trên, ông Kiều Hữu Dũng nói: "Mỹ và châu Âu là hai nơi có nền kinh tế rất mở, họ không hạn chế cấp phép ngân hàng nhưng việc xét duyệt cực kỳ chặt chẽ. ngân hàng Việt kiều tại Mỹ thành lập một năm mới được cấp phép. Họ đặt ra những rào cản rất khắt khe về vốn và nhân lực, yêu cầu tài chính phải minh bạch. Chủ thể tham gia ngân hàng chưa từng vi phạm một bộ luật nào. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong 20 năm qua không hề lập mới ngân hàng".
Ông Dũng dẫn chứng thêm: Singapore đã hợp nhất từ 9 ngân hàng còn 3 ngân hàng; Thái Lan trước kia có hơn 30 “cái” nhưng giờ chỉ còn 17 - 18 “cái”; Malaysia từ 40 “cái” xuống 23 “cái”...
"Phong trào" này còn vấp phải những lo lắng từ các ngân hàng hiện có. Cán bộ một ngân hàng thương mại nói: "Lập một ngân hàng đâu dễ. Nào vốn điều lệ ban đầu 1.000 tỷ, rồi đầu tư ban đầu trung bình/tháng/phòng giao dịch cấp 1 là 600 triệu đồng, cấp 2: 400 triệu và cấp 3 là 200 triệu đồng".
Ông này còn cho biết thêm, nhân lực ngành ngân hàng hiện vô cùng thiếu và tình trạng ngân hàng này lôi kéo người của ngân hàng kia như cơm bữa. Mới đây, Vietcombank đã bị "chảy máu" nhân lực hàng chục người, dù Vietcombank là "ông anh cả" trong ngành, có môi trường làm việc tương đối hấp dẫn.
Trong rất nhiều lần tiếp xúc với báo giới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nhấn mạnh: Phản ứng rủi ro của ngân hàng là theo dây chuyền (domino). Một ngân hàng bị thua lỗ, không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà quyền lợi người gửi tiền cũng bị tổn hại. Ngoài ra, uy tín của các ngân hàng gắn chặt với nhau và bất cứ sự đào thải nào đều ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống.
Hãy cày sâu trên thửa ruộng của mình!
Trở lại với câu chuyện lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế. Đây là vấn đề đặc biệt thận trọng ở các nước phát triển. Không ít quốc gia hạn chế sở hữu ngân hàng bởi một nhóm cổ đông, đặc biệt là công ty sản xuất công nghiệp.
Tại Hàn Quốc, một tập đoàn công nghiệp không thể sở hữu quá 10% tổng giá trị của một ngân hàng, chỉ số này ở Đài Loan là 5%. Australia là nước cởi mở với ngân hàng nhưng một tập đoàn cũng không được sở hữu hơn 15%, trong khi quy định này ở Việt Nam không quá 20%. Thậm chí, mọi dịch chuyển dòng vốn của các tập đoàn công nghiệp trong ngân hàng vẫn bị cơ quan quản lý theo dõi sít sao.
Chưa biết việc hạn chế lập mới ngân hàng có mang lại lợi ích gì không nhưng có một thực tế là thị trường kinh doanh ngân hàng vẫn rất nhiều khu vực bỏ ngỏ. Đơn cử như việc cho vay, với những quy định hiện nay thì chỉ có người nhiều tiền mới có cơ hội tiếp cận tín dụng. Dịch vụ mua nhà, mua ô tô trả góp chỉ dành cho người giàu. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân có thu nhập thấp và trung bình là điều hết sức khó khăn. Ngược lại, những tổ chức, cá nhân dư tiền lại không có nhiều cơ hội kinh doanh, ngoài việc gửi vào ngân hàng.
Vì vậy, một chuyên gia cho rằng, đối với những ngân hàng hiện có nên tập trung phát triển mảng dịch vụ, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nữa. Còn những tập đoàn kinh tế chớ nên rời xa lĩnh vực sở trường của mình và hết sức thận trọng khi tham gia vào thị trường ngân hàng.
Lãnh đạo Vụ Chiến lược ngân hàng "bóng gió": "Ở các nước, cổ phiếu ngân hàng không được coi là "hot", mà chỉ cổ phiếu của các ngành khác, nhất là công nghiệp mới được đánh giá tốt!".