Lên kế hoạch “cứu” sông Thị Vải
Đến năm 2010, sẽ thành lập và đưa vào hoạt động Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết xử lý Công ty Vedan về những vi phạm nghiêm trọng quy định bảo vệ môi trường.
Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai khẩn trương xây dựng và thực hiện các dự án thuộc Đề án tổng thể xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Thị Vải.
Trước đó, ngày 7/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với Vedan. Theo đó, ngoài việc bị tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất, Vedan còn bị phạt hơn 267 triệu đồng và truy thu hơn 127 tỷ đồng tiền trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Gian nan phục hồi môi trường Thị Vải
Tất cả khoản tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính, truy thu phí bảo vệ môi trường trốn nộp, tiền đền bù thiệt hại làm ô nhiễm môi trường... từ Công ty Vedan và một số doanh nghiệp khác gây ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải sẽ được dùng để bổ sung kinh phí cho Quỹ, thực hiện các đề án khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Thị Vải.
Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị Vải không phải bây giờ mới được phát hiện và nhắc đến mà đã được cảnh báo từ lâu. Với chiều dài 76 km nhưng trước mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, 15 km sông Thị Vải đã trở thành “sông chết” và khả năng khai tử dòng sông này là sớm hơn do với dự đoán của các chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong những năm tới nếu tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong khu vực tăng khoảng 15%/năm mà không có ngay các giải pháp bảo vệ môi trường thì mức độ ô nhiễm sẽ nghiệm trọng hơn. Bởi đến năm 2010, hệ thống sông Đồng Nai sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1,73 triệu m3 nước thải sinh hoạt (trong đó có khoảng 702 tấn cặn lơ lửng, 59 tấn ni tơ tổng, nhiều vi trùng gây bệnh...), khoảng 1,54 triệu m3 nước thải công nghiệp (trong đó có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 89 tấn nitơ và nhiều kim loại nặng).
Trên cơ sở bài học về những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng của Vedan, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương kiên quyết không vì lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ, buông lỏng vấn đề bảo vệ môi trường, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau phải gánh chịu và trả giá.
Triển khai tổng thể các giải pháp
Nhằm bảo vệ môi trường sông Thị Vải nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020” với tổng số kinh phí khoảng 1.938 tỷ đồng để triển khai thực hiện 16 dự án trọng tâm ưu tiên.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2010, sẽ thành lập và đưa vào hoạt động Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, 100% các cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường...
Phấn đấu đến 80% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, 40% các khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung... Thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, 90% chất thải rắn công nghiệp, 70% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện, đồng thời xây dựng và triển khai, thực hiện các dự án mới về xử lý nước thải tại khu đô thị và khu dân cư thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Trong giai đoạn 2016-2020, hoàn thành xử lý triệt để trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ô nhiễm tại địa bàn. ít nhất 70% khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn lưu vực đạt ít nhất 50% tổng diện tích rừng tự nhiên, khôi phục cơ bản rừng đầu nguồn đã bị suy thoái...
Đề án đã xác định rõ việc bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực, là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thường xuyên, đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực đầu tư với những quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.
Trong quá trình triển khai đề án bảo vệ sẽ lấy phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và ngăn chặn suy thoái môi trường là chính; kết hợp xử lý, khắc phục từng bước các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên toàn lưu vực, đặc biệt là những nguồn nước được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Đề án sông Đồng Nai sẽ được ưu tiên thực hiện trong sự lồng ghép, gắn kết với các dự án, chương trình khác liên quan của các bộ, ngành và từng địa phương trên lưu vực...
Mặc dù đề án đã được phê duyệt nhưng trong văn bản chỉ đạo, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc lưu vực sông Đồng Nai khẩn trương xây dựng và thực hiện các dự án thuộc đề án tổng thể xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai trong đó có sông Thị Vải.
Như vậy, việc cứu sông Thị Vải nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai đã được sự quan tâm, chỉ đạo, có định hướng, lộ trình rõ ràng. Để bảo đảm sự đồng bộ, tính hiệu lực, hiệu quả với chế tài mạnh, có tính răn đe cao, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời gian tới, Thủ tướng cũng đã giao các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây cũng là thực tế mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ trước đó: “Hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam còn thiếu đồng bộ, không đủ sức răn đe và chưa theo kịp công tác bảo vệ môi trường”.
Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai khẩn trương xây dựng và thực hiện các dự án thuộc Đề án tổng thể xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Thị Vải.
Trước đó, ngày 7/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với Vedan. Theo đó, ngoài việc bị tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất, Vedan còn bị phạt hơn 267 triệu đồng và truy thu hơn 127 tỷ đồng tiền trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Gian nan phục hồi môi trường Thị Vải
Tất cả khoản tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính, truy thu phí bảo vệ môi trường trốn nộp, tiền đền bù thiệt hại làm ô nhiễm môi trường... từ Công ty Vedan và một số doanh nghiệp khác gây ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Vải sẽ được dùng để bổ sung kinh phí cho Quỹ, thực hiện các đề án khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Thị Vải.
Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị Vải không phải bây giờ mới được phát hiện và nhắc đến mà đã được cảnh báo từ lâu. Với chiều dài 76 km nhưng trước mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, 15 km sông Thị Vải đã trở thành “sông chết” và khả năng khai tử dòng sông này là sớm hơn do với dự đoán của các chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong những năm tới nếu tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong khu vực tăng khoảng 15%/năm mà không có ngay các giải pháp bảo vệ môi trường thì mức độ ô nhiễm sẽ nghiệm trọng hơn. Bởi đến năm 2010, hệ thống sông Đồng Nai sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1,73 triệu m3 nước thải sinh hoạt (trong đó có khoảng 702 tấn cặn lơ lửng, 59 tấn ni tơ tổng, nhiều vi trùng gây bệnh...), khoảng 1,54 triệu m3 nước thải công nghiệp (trong đó có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 89 tấn nitơ và nhiều kim loại nặng).
Trên cơ sở bài học về những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng của Vedan, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương kiên quyết không vì lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ, buông lỏng vấn đề bảo vệ môi trường, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau phải gánh chịu và trả giá.
Triển khai tổng thể các giải pháp
Nhằm bảo vệ môi trường sông Thị Vải nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020” với tổng số kinh phí khoảng 1.938 tỷ đồng để triển khai thực hiện 16 dự án trọng tâm ưu tiên.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2010, sẽ thành lập và đưa vào hoạt động Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, 100% các cơ sở sản xuất xây dựng mới phải áp dụng công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường...
Phấn đấu đến 80% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, 40% các khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung... Thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, 90% chất thải rắn công nghiệp, 70% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện, đồng thời xây dựng và triển khai, thực hiện các dự án mới về xử lý nước thải tại khu đô thị và khu dân cư thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Trong giai đoạn 2016-2020, hoàn thành xử lý triệt để trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ô nhiễm tại địa bàn. ít nhất 70% khu đô thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn lưu vực đạt ít nhất 50% tổng diện tích rừng tự nhiên, khôi phục cơ bản rừng đầu nguồn đã bị suy thoái...
Đề án đã xác định rõ việc bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực, là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thường xuyên, đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực đầu tư với những quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.
Trong quá trình triển khai đề án bảo vệ sẽ lấy phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và ngăn chặn suy thoái môi trường là chính; kết hợp xử lý, khắc phục từng bước các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên toàn lưu vực, đặc biệt là những nguồn nước được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Đề án sông Đồng Nai sẽ được ưu tiên thực hiện trong sự lồng ghép, gắn kết với các dự án, chương trình khác liên quan của các bộ, ngành và từng địa phương trên lưu vực...
Mặc dù đề án đã được phê duyệt nhưng trong văn bản chỉ đạo, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc lưu vực sông Đồng Nai khẩn trương xây dựng và thực hiện các dự án thuộc đề án tổng thể xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai trong đó có sông Thị Vải.
Như vậy, việc cứu sông Thị Vải nói riêng và hệ thống sông Đồng Nai đã được sự quan tâm, chỉ đạo, có định hướng, lộ trình rõ ràng. Để bảo đảm sự đồng bộ, tính hiệu lực, hiệu quả với chế tài mạnh, có tính răn đe cao, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời gian tới, Thủ tướng cũng đã giao các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ xem xét để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây cũng là thực tế mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ trước đó: “Hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam còn thiếu đồng bộ, không đủ sức răn đe và chưa theo kịp công tác bảo vệ môi trường”.