“Lỗ hổng” tập đoàn
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn nói về "lỗ hổng" trong giám sát và quản lý hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Quản lý và giám sát hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn có khoảng cách lớn từ lý luận đến thực tiễn, còn nhiều "lỗ hổng" cả cá biệt và hệ thống, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Viết Ngoạn trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.
Không nằm trong nội dung giám sát tối cao của kỳ họp thứ tám, song “cú sốc” Vinashin khiến cho những quan ngại về hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vốn đã xuất hiện ngày càng nhiều trên diễn đàn Quốc hội đã quay trở lại với tần suất dày hơn cả trong và ngoài nghị trường, ngay từ khi kỳ họp mới được bắt đầu.
Trong số nội dung được gửi đến đại biểu “tự nghiên cứu” tại kỳ họp có hai bản báo cáo về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
Báo cáo về Vinshin đã được gửi đến đại biểu Quốc hội ngay tại phiên khai mạc kỳ họp, và cũng ngay lập tức nhận được không ít lời “phê” vì hai chữ “trách nhiệm” chưa rõ ràng. Và, cả rất nhiều quan ngại về sự lỏng lẻo trong kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước.
Còn bản báo cáo thứ hai, đến phiên họp chiều 26/10, nhiều vị đại biểu cho biết “vẫn chưa nhận được”. Mặc dù, yêu cầu về bản báo cáo này đã được nêu rõ tại Nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tại kỳ họp thứ sáu. Tại đây, Quốc hội yêu cầu, "Chính phủ tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội và báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa 12".
Theo ông Ngoạn, kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu (cuối năm 2009) đã chỉ ra nhiều hạn chế yếu kém trong lĩnh vực này.
Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính Nhà nước; tách bạch rõ ràng thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp…
Đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 song quá trình thực hiện thì còn nhiều hạn chế. “Từ lý luận đến thực tiễn còn một khoảng cách rất lớn”, Phó chủ nhiệm Vũ Viết Ngoạn nhận định.
Một dẫn chứng là tại nghị quyết sau hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ sớm trình để ban hành luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Đây là nghị quyết hiếm hoi được 100% đại biểu Quốc hội nhấn nút tán thành, trong đó có nhiều thành viên Chính phủ. Song, theo giải thích của ông Ngoạn thì khi ý tưởng đó đặt ra thì còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất cao về mặt lý luận và tư tưởng nên dẫn đến hành động cụ thể chưa rõ ràng. Chính phủ mới ghi nhận để xem xét giao cho các bộ để đề xuất.
Về quan điểm cá nhân, ông Ngoạn cho rằng việc xây dựng luật là hết sức cần thiết, nhưng cũng cần tránh chồng chéo với các luật khác và có thể ghép vào luật về đầu tư công. Song, dự án luật đầu tư công đã bàn luận, dự thảo khá lâu rồi nhưng chưa ra đời, ông Ngoạn cho biết.
Đề cập đến sự đổ vỡ của Vinashin và những yếu kém của nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, ông Ngoạn cho rằng "lỗ hổng" lớn trong việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là một thực tế không thể né tránh. Trong các doanh nghiệp nhà nước có 2 yếu tố quan trọng chi phối là: sở hữu và quản trị. Việc sở hữu đồng tiền nguồn gốc từ đâu không quyết định được hiệu quả của đồng vốn mà quan trọng là phụ thuộc vào yếu tố quản trị. Quản trị hạn chế sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động thấp. Giữa quản trị và sở hữu có mối quan hệ với nhau. Nếu sở hữu không tốt sẽ dẫn đến chi phối quản trị.
Theo ông Ngoạn, lâu nay chúng ta chưa quan tâm nhiều đến yếu tố quản trị. Cơ chế quản trị doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay còn lúng túng. Do đó, vấn đề quan trọng hơn đặt ra trong thời gian tới, đó là quản trị doanh nghiệp, thiết kế lại một quy chế về quản trị doanh nghiệp; vấn đề giám sát của nhà nước; làm rõ vai trò quản lý nhà nước và vai trò chủ sở hữu; làm rõ vai trò chủ sở hữu với quyền quyết định kinh doanh…
Giải đáp những băn khoăn của dư luận được báo chí nêu ra về cách "giải cứu" các tập đoàn, tổng công ty, Phó chủ nhiệm Ngoạn cho rằng lúc này cần hết sức bình tĩnh, xem đâu là lỗ hổng cá biệt đâu là lỗ hổng mang tính hệ thống để rà soát lạt, thay đổi cả về luật pháp và chính sách.
“Tôi cho rằng tư tưởng là hết sức quan trọng, nếu vì một vài trường hợp cá biệt mà nao núng đặt vấn đề có tính hệ thống thì chưa đúng lắm và có thể sẽ nguy hại cho Quốc gia”, vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Từ Vinashin, bàn thêm về tái cơ cấu và khắc phục hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, ông Ngoạn cho biết báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã nêu rất rõ. Đó là đối với các tập đoàn và tổng công ty có vị trí then chốt trong nền kinh tế thì phải tiếp tục duy trì hoạt động nếu đang gặp khó khăn về tài chính, phải rà soát và đánh giá ngay hiệu quả kinh doanh.
Khi đánh giá, xem xét, nếu cần thiết thì sẽ tiếp tục bổ sung vốn nhằm nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp và xử lý trách nhiệm của ban lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp này.
Đồng thời, xem xét, cơ cấu lại toàn bộ tài sản. Những tài sản nào không hiệu quả thì kiên quyết dừng. Những tài sản của doanh nghiệp có khả năng quản lý mang lại iệu quả do thiếu vốn sẽ bổ sung thêm vốn. Những dự án kinh doanh có hiệu quả, nhưng đang thiếu vốn mà chưa cần thiết lắm nên tạm dừng lại.
Hiện nay, tái cơ cấu Vinashin cũng không nằm ngoài những kiến nghị này, ông Ngoạn nhấn mạnh.
Không nằm trong nội dung giám sát tối cao của kỳ họp thứ tám, song “cú sốc” Vinashin khiến cho những quan ngại về hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vốn đã xuất hiện ngày càng nhiều trên diễn đàn Quốc hội đã quay trở lại với tần suất dày hơn cả trong và ngoài nghị trường, ngay từ khi kỳ họp mới được bắt đầu.
Trong số nội dung được gửi đến đại biểu “tự nghiên cứu” tại kỳ họp có hai bản báo cáo về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
Báo cáo về Vinshin đã được gửi đến đại biểu Quốc hội ngay tại phiên khai mạc kỳ họp, và cũng ngay lập tức nhận được không ít lời “phê” vì hai chữ “trách nhiệm” chưa rõ ràng. Và, cả rất nhiều quan ngại về sự lỏng lẻo trong kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước.
Còn bản báo cáo thứ hai, đến phiên họp chiều 26/10, nhiều vị đại biểu cho biết “vẫn chưa nhận được”. Mặc dù, yêu cầu về bản báo cáo này đã được nêu rõ tại Nghị quyết của Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tại kỳ họp thứ sáu. Tại đây, Quốc hội yêu cầu, "Chính phủ tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết của Quốc hội và báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa 12".
Theo ông Ngoạn, kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu (cuối năm 2009) đã chỉ ra nhiều hạn chế yếu kém trong lĩnh vực này.
Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính Nhà nước; tách bạch rõ ràng thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp…
Đây là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 song quá trình thực hiện thì còn nhiều hạn chế. “Từ lý luận đến thực tiễn còn một khoảng cách rất lớn”, Phó chủ nhiệm Vũ Viết Ngoạn nhận định.
Một dẫn chứng là tại nghị quyết sau hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ sớm trình để ban hành luật sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Đây là nghị quyết hiếm hoi được 100% đại biểu Quốc hội nhấn nút tán thành, trong đó có nhiều thành viên Chính phủ. Song, theo giải thích của ông Ngoạn thì khi ý tưởng đó đặt ra thì còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất cao về mặt lý luận và tư tưởng nên dẫn đến hành động cụ thể chưa rõ ràng. Chính phủ mới ghi nhận để xem xét giao cho các bộ để đề xuất.
Về quan điểm cá nhân, ông Ngoạn cho rằng việc xây dựng luật là hết sức cần thiết, nhưng cũng cần tránh chồng chéo với các luật khác và có thể ghép vào luật về đầu tư công. Song, dự án luật đầu tư công đã bàn luận, dự thảo khá lâu rồi nhưng chưa ra đời, ông Ngoạn cho biết.
Đề cập đến sự đổ vỡ của Vinashin và những yếu kém của nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, ông Ngoạn cho rằng "lỗ hổng" lớn trong việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là một thực tế không thể né tránh. Trong các doanh nghiệp nhà nước có 2 yếu tố quan trọng chi phối là: sở hữu và quản trị. Việc sở hữu đồng tiền nguồn gốc từ đâu không quyết định được hiệu quả của đồng vốn mà quan trọng là phụ thuộc vào yếu tố quản trị. Quản trị hạn chế sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động thấp. Giữa quản trị và sở hữu có mối quan hệ với nhau. Nếu sở hữu không tốt sẽ dẫn đến chi phối quản trị.
Theo ông Ngoạn, lâu nay chúng ta chưa quan tâm nhiều đến yếu tố quản trị. Cơ chế quản trị doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay còn lúng túng. Do đó, vấn đề quan trọng hơn đặt ra trong thời gian tới, đó là quản trị doanh nghiệp, thiết kế lại một quy chế về quản trị doanh nghiệp; vấn đề giám sát của nhà nước; làm rõ vai trò quản lý nhà nước và vai trò chủ sở hữu; làm rõ vai trò chủ sở hữu với quyền quyết định kinh doanh…
Giải đáp những băn khoăn của dư luận được báo chí nêu ra về cách "giải cứu" các tập đoàn, tổng công ty, Phó chủ nhiệm Ngoạn cho rằng lúc này cần hết sức bình tĩnh, xem đâu là lỗ hổng cá biệt đâu là lỗ hổng mang tính hệ thống để rà soát lạt, thay đổi cả về luật pháp và chính sách.
“Tôi cho rằng tư tưởng là hết sức quan trọng, nếu vì một vài trường hợp cá biệt mà nao núng đặt vấn đề có tính hệ thống thì chưa đúng lắm và có thể sẽ nguy hại cho Quốc gia”, vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Từ Vinashin, bàn thêm về tái cơ cấu và khắc phục hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, ông Ngoạn cho biết báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã nêu rất rõ. Đó là đối với các tập đoàn và tổng công ty có vị trí then chốt trong nền kinh tế thì phải tiếp tục duy trì hoạt động nếu đang gặp khó khăn về tài chính, phải rà soát và đánh giá ngay hiệu quả kinh doanh.
Khi đánh giá, xem xét, nếu cần thiết thì sẽ tiếp tục bổ sung vốn nhằm nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp và xử lý trách nhiệm của ban lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp này.
Đồng thời, xem xét, cơ cấu lại toàn bộ tài sản. Những tài sản nào không hiệu quả thì kiên quyết dừng. Những tài sản của doanh nghiệp có khả năng quản lý mang lại iệu quả do thiếu vốn sẽ bổ sung thêm vốn. Những dự án kinh doanh có hiệu quả, nhưng đang thiếu vốn mà chưa cần thiết lắm nên tạm dừng lại.
Hiện nay, tái cơ cấu Vinashin cũng không nằm ngoài những kiến nghị này, ông Ngoạn nhấn mạnh.