09:52 14/11/2012

Lo kinh tế ảm đạm, dân Nhật đóng chặt ví

Hoài An

“Nhật Bản hiện là lực kéo lùi nền kinh tế toàn cầu”, báo Wall Street Journal dẫn bình luận

Theo số liệu công bố vài ngày trước của Văn phòng nội các, chi tiêu dùng
 của nước này trong quý 3 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi
 đã trượt giảm 0,4% trong quý 2 - Ảnh: Bloomberg.<br>
Theo số liệu công bố vài ngày trước của Văn phòng nội các, chi tiêu dùng của nước này trong quý 3 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã trượt giảm 0,4% trong quý 2 - Ảnh: Bloomberg.<br>
Việc người tiêu dùng Nhật Bản đóng chặt ví do triển vọng u ám của nền kinh tế này, đang gây khó khăn cho kế hoạch ngăn chặn suy thoái lần ba trong 4 năm của Thủ tướng Yoshihiko Noda, hãng tin Bloomberg cho hay.

Dẫn báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bloomberg cho hay, các hộ gia đình ở nước này đang nắm giữ lượng tiền mặt nhiều nhất kể từ năm 2005. Trong khi theo báo cáo của Văn phòng nội các Nhật Bản, sự suy giảm mức chi tiêu dùng đã góp phần quan trọng khiến GDP quý 3 của nước này trượt tới 3,5% so với cùng kỳ.

Thách thức lớn cho tăng trưởng quốc gia

Trong lúc Thủ tướng Noda đang tìm mọi cách để tránh cho nền kinh tế Nhật Bản bị rơi vào vòng suy thoái thứ ba trong 4 năm qua, thì sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng thêm thách thức cho việc hồi phục tăng trưởng quốc gia. Do vậy, ngoài nỗ lực tái thiết quan hệ với Trung Quốc, ông Noda cũng cần kích thích tiêu dùng trong nước.

Chuyên gia kinh tế trưởng Junko Nishioka thuộc hãng chứng khoán RBS Securities Japan, nói rằng, Chính phủ Nhật Bản không có lựa chọn nào ngoài việc thực thi thêm nhiều biện pháp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Mâu thuẫn với Trung Quốc, sự suy giảm của thị trường chứng khoán và rối loạn chính trị ở Nhật đang tác động tới niềm tin tiêu dùng.

Theo kết quả điều tra gần đây, chỉ số niềm tin tháng 10 về triển vọng kinh tế 2 - 3 tháng tới đã xuống mức thấp nhất kể từ sau thảm họa kép động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011. Việc cắt trợ cấp kinh doanh xe hơi và tăng thuế mua hàng để cải thiện ngân sách chính phủ cũng đang khiến người tiêu dùng Nhật Bản thêm bi quan về triển vọng tăng trưởng.

Lo kinh tế ảm đạm, dân Nhật đóng chặt ví 1Trong khi Thủ tướng Noda đang tìm cách gỡ khó cho nền kinh tế, thì việc người tiêu dùng Nhật Bản giảm chi tiêu đã làm tăng thêm gánh nặng cho việc hồi phục tăng trưởng quốc gia.

Nhật Bản đang có nguy cơ rơi vào suy thoái lần thứ ba kể từ năm 2008 tới nay. Theo số liệu công bố vài ngày trước của Văn phòng nội các, chi tiêu dùng của nước này trong quý 3 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã trượt giảm 0,4% trong quý 2. Đây là lần đầu tiên, tỷ lệ này giảm liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Sản lượng công nghiệp tháng 9 của Nhật Bản cũng đã giảm mạnh nhất kể từ sau thảm họa kép tới nay. Trong một báo cáo riêng rẽ đưa ra một ngày trước, Philippines công bố kim ngạch xuất khẩu nước này trong tháng 9 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 21 tháng qua, do nhu cầu tăng mạnh ở các nền kinh tế châu Á, như Nhật, Hồng Kông.

Hôm 26/10, Chính phủ Nhật đã công bố gói kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ Yên (9 tỷ USD). Do những bất đồng về chính trị, nên quy mô gói kích thích này bị hạn chế. Nếu so với gói kích thích trị giá hơn 20 nghìn tỷ Yên được đưa ra hồi năm ngoái để tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần, thì quy mô gói mới rất nhỏ và có vẻ còn chưa đủ.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Hiroaki Muto thuộc hãng quản lý tài sản Sumitomo Mitsui có trụ sở ở thủ đô Tokyo cho rằng, chính phủ chỉ có một vài công cụ để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh nhiệm kỳ của họ sắp kết thúc. Bất đồng chính trị cộng thêm thâm hụt ngân sách quá lớn đã khiến cho việc đạt được thỏa thuận về giải pháp trở nên rất khó khăn.

Tâm lý bi quan cũng có thể cảm nhận được thông qua những tình huống hiện nay trên thị trường đầu tư. Số liệu trong năm nay của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy rằng, tỷ lệ những tài sản như chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu trong tổng danh mục đầu tư của các gia đình Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ giai đoạn năm 2005 cho tới nay.

Người dân không có động lực để thử thách các mạo hiểm, Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế cao cấp của JPMorgan Securitities Japan, nhận xét. Thay vào đó, họ cất tiền vào các tài khoản ngân hàng và rất ít khả năng họ sẽ chuyển lượng tài chính đó sang các tài sản chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu trong khoảng thời gian tới, ông này nói thêm.

Lực kéo kinh tế toàn cầu đi xuống

Trên thực tế, không chỉ người tiêu dùng Nhật thắt chặt chi tiêu, mà nhiều doanh nghiệp nước này cũng đang giảm lao động, chi phí để đối phó với tình trạng lợi nhuận sụt giảm. Hãng điện tử Renasas dự định cắt giảm hàng nghìn nhân công, trong khi tập đoàn TDK chuyên sản xuất kinh kiện điện tử, sẽ cắt giảm khoảng 1.000 công nhân làm việc ở nội địa.

Các tập đoàn điện tử lớn khác của Nhật Bản như Sharp, Panasonic và Sony đã báo cáo mức thua lỗ kỷ lục trong năm ngoái, cũng đang cắt giảm nhân sự và dây chuyền sản xuất trong một nỗ lực xoay chuyển tình thế. Trong khi đó, nhiều hãng lớn đã giảm bớt tiền thưởng mùa đông tới 2,7% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của tổ chức Keidanren.

Lo kinh tế ảm đạm, dân Nhật đóng chặt ví 2Tờ Wall Street Journal mới đây cho rằng, nền kinh tế Nhật là nạn nhân của thái độ bài Nhật của khách hàng Trung Quốc. Lượng hàng xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng ôtô, đã sụt giảm nghiêm trọng... Khủng hoảng nợ khối đồng Euro cũng khiến xuất khẩu Nhật sang châu Âu bị ảnh hưởng đáng kể.

Số lượng đơn đặt hàng máy móc tháng 9, một chỉ số quan trọng về việc chi dùng vốn, đã giảm mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu cùng tháng đã giảm 10,3%. Theo nhiều chuyên gia phân tích, tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp Nhật Bản có khả năng tiếp tục kéo dài trong thời gian tới và chưa có dấu hiệu nào về sự cải thiện.

Cũng liên quan tới kinh tế Nhật, tờ Wall Street Journal mới đây cho rằng, nền kinh tế Nhật là nạn nhân của thái độ bài Nhật của khách hàng Trung Quốc. Lượng hàng xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng ôtô, đã sụt giảm nghiêm trọng... Khủng hoảng nợ khối đồng Euro cũng khiến xuất khẩu Nhật sang châu Âu bị ảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, giá đồng Yên tăng cao khiến hàng hóa Nhật càng trở nên đắt đỏ ở thị trường nước ngoài. Các công ty điện tử Nhật như Sony và Panasonic lỗ nặng do không cạnh tranh được với Samsung, Apple.

Điều đáng lo ngại lớn hơn là sự suy thoái kinh tế tại Nhật Bản có thể sẽ đẩy hàng loạt quốc gia tại khu vực châu Á lâm vào cảnh khó khăn, do phụ thuộc vào thương mại và đầu tư từ Nhật. “Nhật Bản hiện là lực kéo lùi nền kinh tế toàn cầu”, báo Wall Street Journal dẫn bình luận từ chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama thuộc Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life.