Lộ “mánh” rửa tiền của người Trung Quốc ở Macau
Một phần không nhỏ số tiền “bẩn” được rửa ở Macau là tiền từ Trung Quốc đại lục tới
Theo một báo cáo năm 2013 của Ủy ban chấp hành về Trung Quốc (CEC) thuộc Quốc hội Mỹ, mỗi năm có tới 202 tỷ USD “tiền phi pháp chảy qua Macau”.
Trong khi đó, theo những tài liệu ngoại giao mật bị rò rỉ trên trang Wikileaks, ngành công nghiệp sòng bạc và dịch vụ tiếp đón đóng góp trên 50% GDP của Macau, nhưng “thành công mang tính hiện tương của ngành này dựa trên một công thức tạo điều kiện nếu không muốn nói là khuyến khích hoạt động rửa tiền”.
Và theo nhận định của trang Business Insider, một phần không nhỏ số tiền “bẩn” được rửa ở Macau là tiền từ Trung Quốc đại lục tới. Trang này dẫn số liệu cho thấy, tháng 10 vừa rồi, ngành sòng bạc ở Macau đạt mức doanh thu kỷ lục 4,57 tỷ USD, mà chủ yếu là từ khách đại lục.
Năm 1999, Macau mới đón tiếp 800.000 lượt du khách từ Trung Quốc đại lục. Con số này tăng bùng nổ lên mức 12 triệu lượt vào năm 2008 và tiếp đó là 17 triệu lượt vào năm 2012. Cũng trong năm 2012, ngoài khách đại lục, Macau còn đón tiếp 11 triệu lượt khách nữa từ Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Vậy tiền “bẩn” đã được rửa như thế nào ở Macau?
Theo luật của Trung Quốc, công dân đại lục chỉ được mang 20.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 3.200 USD, qua biên giới mỗi lần, và mang không quá 50.000 USD mỗi năm. Để “né” quy định này, những con bạc lớn người Trung Quốc đại lục có thể chọn một trong hai cách. Thứ nhất, họ có thể gửi tiền vào đại lý tại đại lục của các sòng bạc, và thứ hai, họ có thể mượn tiền từ một bên thứ ba, có thể là đại lý sòng bạc, ở Macau.
Nếu khách lựa chọn cách thứ nhất, đại lý của sòng bạc sẽ chuyển tiền qua biên giới giữa đại lục với Macau. Sau đó, khách đã gửi tiền sẽ được nhận lại tiền và dùng để chơi bạc ở Macau. Khi thắng bạc, khách có thể nhận thành quả của mình bằng USD hoặc Đôla Hồng Kông, rồi chọn cách đầu tư bất động sản ở nước ngoài hoặc gửi vào các “thiên đường thuế” ở khắp nơi trên thế giới.
Đại lý của các sòng bạc rất đa dạng, có thể là các công ty tư nhân hoặc công ty đại chúng. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp visa, chỗ ở, bao gồm cả phòng VIP, cho khách, đồng thời làm công việc thu nợ cho các sòng bạc.
Được biết, tiền được chuyển từ đại lục sang Macau để đánh bạc thông qua các đại lý bị nghi là tiền đến từ các kênh phi pháp như tiền hối lộ hoặc biển thủ công quỹ.
Một báo cáo của giáo sư Jorge A. F. Godinho thuộc khoa Luật, Đại học Macau, đã giải thích về vai trò của các đại lý sòng bạc trong hoạt động rửa tiền ở Macau. Theo tài liệu này, các đại lý sòng bạc khiến danh tính của các con bạc và nguồn tiền được sử dụng để đánh bạc càng thêm khó đoán biết. Trong khi đó, nhiều quy định pháp lý về quản lý hoạt động casino không có nội dung điều tiết các đại lý này hay các văn phòng của họ.
Báo cáo cũng nêu rõ, trong nhiều trường hợp, các đại lý không cần phải chuyển tiền cho con bạc qua biên giới, mà chỉ cần làm cách đơn giản là cân bằng giữa tài khoản ghi nợ ở Trung Quốc và ghi có ở Macau. Đây chính là một trong những lý do vì sao mà các đại lý sòng bạc rất phát triển.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, kênh này cũng có thể được sử dụng cho sự dịch chuyển của các nguồn tiền phi pháp như tham nhũng, biển thủ… Bởi vậy, cần phải có quy định và thủ tục để giám sát sự chuyển tiền bất hợp pháp này”, báo cáo nhận định.
Theo tạp chí Foreign Policy của Mỹ, thì các nhóm tội phạm có tổ chức của Trung Quốc chính là đối tượng “thống trị lĩnh vực đại lý sòng bài”. Đây chính là lực lượng mà các đại lý sòng bài dựa vào để thu nợ vì pháp luật Trung Quốc không thừa nhận các khoản nợ casino và đánh bạc cũng là hoạt động trái pháp luật ở nước này.
Tài liệu từ Wikileaks từ năm 2009 viết: “Mặc dù phải đăng ký và được Macau quản lý, các tổ chức trong ngành casino của Macau có mối quan hệ mật thiết với các nhóm tội phạm có tổ chức ở Trung Quốc đại lục nhằm xác định khách hàng và thu hồi nợ. Các yêu cầu về nắm rõ cũng như lưu lại hoạt động của khách hàng ở đây lỏng lẻo hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế. Dường như các nỗ lực quản lý casino ở Macau chỉ tập trung vào hạn chế cạnh tranh chứ không phải loại bỏ các hoạt động bất hợp pháp”.
Từ sau cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái tới nay, Bắc Kinh đã đẩy mạnh hoạt động chống tham nhũng, bao gồm những nỗ lực nhằm siết chặt quản lý lĩnh vực bài bạc. Vào tháng 12, đã có một số nhà vận hành đại lý sòng bạc bị bắt giữ.
Năm ngoái, Thượng nghị sỹ John McCain của Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc tiền phi pháp từ Macau có thể tìm đường vào hệ thống chính trị của Mỹ. Ông McCain chỉ ra rằng, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn sòng bạc Mỹ Las Vegas Sands Corporation, tỷ phú Sheldon Adelson, thu những khoản lợi nhuận không nhỏ từ sòng bạc của ông ở Macau.
Hiện Macau đang cân nhắc thực thi một hệ thống giám sát chuyển tiền mặt qua biên giới để chống hoạt động rửa tiền, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể nào được công bố. Có vẻ như, hoạt động chống rửa tiền thực sự ở vùng lãnh thổ này vẫn còn xa vời.
Trong khi đó, theo những tài liệu ngoại giao mật bị rò rỉ trên trang Wikileaks, ngành công nghiệp sòng bạc và dịch vụ tiếp đón đóng góp trên 50% GDP của Macau, nhưng “thành công mang tính hiện tương của ngành này dựa trên một công thức tạo điều kiện nếu không muốn nói là khuyến khích hoạt động rửa tiền”.
Và theo nhận định của trang Business Insider, một phần không nhỏ số tiền “bẩn” được rửa ở Macau là tiền từ Trung Quốc đại lục tới. Trang này dẫn số liệu cho thấy, tháng 10 vừa rồi, ngành sòng bạc ở Macau đạt mức doanh thu kỷ lục 4,57 tỷ USD, mà chủ yếu là từ khách đại lục.
Năm 1999, Macau mới đón tiếp 800.000 lượt du khách từ Trung Quốc đại lục. Con số này tăng bùng nổ lên mức 12 triệu lượt vào năm 2008 và tiếp đó là 17 triệu lượt vào năm 2012. Cũng trong năm 2012, ngoài khách đại lục, Macau còn đón tiếp 11 triệu lượt khách nữa từ Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Vậy tiền “bẩn” đã được rửa như thế nào ở Macau?
Theo luật của Trung Quốc, công dân đại lục chỉ được mang 20.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 3.200 USD, qua biên giới mỗi lần, và mang không quá 50.000 USD mỗi năm. Để “né” quy định này, những con bạc lớn người Trung Quốc đại lục có thể chọn một trong hai cách. Thứ nhất, họ có thể gửi tiền vào đại lý tại đại lục của các sòng bạc, và thứ hai, họ có thể mượn tiền từ một bên thứ ba, có thể là đại lý sòng bạc, ở Macau.
Nếu khách lựa chọn cách thứ nhất, đại lý của sòng bạc sẽ chuyển tiền qua biên giới giữa đại lục với Macau. Sau đó, khách đã gửi tiền sẽ được nhận lại tiền và dùng để chơi bạc ở Macau. Khi thắng bạc, khách có thể nhận thành quả của mình bằng USD hoặc Đôla Hồng Kông, rồi chọn cách đầu tư bất động sản ở nước ngoài hoặc gửi vào các “thiên đường thuế” ở khắp nơi trên thế giới.
Đại lý của các sòng bạc rất đa dạng, có thể là các công ty tư nhân hoặc công ty đại chúng. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp visa, chỗ ở, bao gồm cả phòng VIP, cho khách, đồng thời làm công việc thu nợ cho các sòng bạc.
Được biết, tiền được chuyển từ đại lục sang Macau để đánh bạc thông qua các đại lý bị nghi là tiền đến từ các kênh phi pháp như tiền hối lộ hoặc biển thủ công quỹ.
Một báo cáo của giáo sư Jorge A. F. Godinho thuộc khoa Luật, Đại học Macau, đã giải thích về vai trò của các đại lý sòng bạc trong hoạt động rửa tiền ở Macau. Theo tài liệu này, các đại lý sòng bạc khiến danh tính của các con bạc và nguồn tiền được sử dụng để đánh bạc càng thêm khó đoán biết. Trong khi đó, nhiều quy định pháp lý về quản lý hoạt động casino không có nội dung điều tiết các đại lý này hay các văn phòng của họ.
Báo cáo cũng nêu rõ, trong nhiều trường hợp, các đại lý không cần phải chuyển tiền cho con bạc qua biên giới, mà chỉ cần làm cách đơn giản là cân bằng giữa tài khoản ghi nợ ở Trung Quốc và ghi có ở Macau. Đây chính là một trong những lý do vì sao mà các đại lý sòng bạc rất phát triển.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, kênh này cũng có thể được sử dụng cho sự dịch chuyển của các nguồn tiền phi pháp như tham nhũng, biển thủ… Bởi vậy, cần phải có quy định và thủ tục để giám sát sự chuyển tiền bất hợp pháp này”, báo cáo nhận định.
Theo tạp chí Foreign Policy của Mỹ, thì các nhóm tội phạm có tổ chức của Trung Quốc chính là đối tượng “thống trị lĩnh vực đại lý sòng bài”. Đây chính là lực lượng mà các đại lý sòng bài dựa vào để thu nợ vì pháp luật Trung Quốc không thừa nhận các khoản nợ casino và đánh bạc cũng là hoạt động trái pháp luật ở nước này.
Tài liệu từ Wikileaks từ năm 2009 viết: “Mặc dù phải đăng ký và được Macau quản lý, các tổ chức trong ngành casino của Macau có mối quan hệ mật thiết với các nhóm tội phạm có tổ chức ở Trung Quốc đại lục nhằm xác định khách hàng và thu hồi nợ. Các yêu cầu về nắm rõ cũng như lưu lại hoạt động của khách hàng ở đây lỏng lẻo hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế. Dường như các nỗ lực quản lý casino ở Macau chỉ tập trung vào hạn chế cạnh tranh chứ không phải loại bỏ các hoạt động bất hợp pháp”.
Từ sau cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái tới nay, Bắc Kinh đã đẩy mạnh hoạt động chống tham nhũng, bao gồm những nỗ lực nhằm siết chặt quản lý lĩnh vực bài bạc. Vào tháng 12, đã có một số nhà vận hành đại lý sòng bạc bị bắt giữ.
Năm ngoái, Thượng nghị sỹ John McCain của Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc tiền phi pháp từ Macau có thể tìm đường vào hệ thống chính trị của Mỹ. Ông McCain chỉ ra rằng, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn sòng bạc Mỹ Las Vegas Sands Corporation, tỷ phú Sheldon Adelson, thu những khoản lợi nhuận không nhỏ từ sòng bạc của ông ở Macau.
Hiện Macau đang cân nhắc thực thi một hệ thống giám sát chuyển tiền mặt qua biên giới để chống hoạt động rửa tiền, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể nào được công bố. Có vẻ như, hoạt động chống rửa tiền thực sự ở vùng lãnh thổ này vẫn còn xa vời.