Lôi khách gốc Á khỏi máy bay, hãng hàng không Mỹ rơi vào “thảm họa” PR
Nhiều cư dân mạng gọi vụ việc này là một “cơn ác mộng”
Hãng hàng không United Airlines gọi cảnh sát sau khi một hành khách đã yên vị từ chối rời khỏi một chuyến bay thiếu chỗ. Cảnh sát đã mạnh tay kéo vị khách khỏi chỗ ngồi và lôi xềnh xệch người này khỏi máy bay bất chấp sự phản đối của cac hành khách khác.
Một đoạn băng video ghi lại vụ việc được đăng trên mạng xã hội đã khiến cư dân mạng nổi giận về cách hành xử thô lỗ của United Airlines.
Theo hãng tin Bloomberg, vị hành khách nam bị đuổi khỏi chuyến bay không phải vì ông có hành vi sai trái hay gây nguy cơ an ninh. Ban đầu, United Airlines giải thích rằng chuyến bay đã bị đặt chỗ nhiều hơn số ghế (overbook), và sau khi không có hành khách nào tình nguyện xuống máy bay, tiếp viên đã chọn vị khách này là người phải xuống, nhưng ông không xuống và tiếp viên đã gọi cảnh sát tới.
Sau đó, United Airlines lại nói rằng hãng cần chỗ ngồi cho nhân viên của hãng đi trên cùng chuyến bay, nên vị hành khách phải rời máy bay.
Đoạn băng video đăng trên Facebook và Twitter cho thấy vị hành khách - một người đàn ông châu Á - bị nhân viên an ninh cưỡng chế ra khỏi ghế, kéo ông dọc lối đi trên chuyến bay 3411 vào đêm ngày Chủ Nhật vừa rồi. Các nguồn tin nói rằng hành khách là một bác sỹ, và ông cho biết cần phải tới Louisville vào ngày thứ Hai để làm việc.
“Sau khi các tiếp viên tìm người tình nguyện rời chuyến bay, một hành khách từ chối xuống máy bay và lực lượng chấp pháp được mời tới hiện trường. Chúng tôi xin lỗi vì tình trạng thiếu chỗ trên chuyến bay”, thông báo của United Airlines vào tối Chủ nhật có đoạn viết.
Chuyến bay từ sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago đã hạ cánh xuống Louisville vào lúc hơn 22h tối, muộn hơn khoảng 2 tiếng đồng hồ so với dự kiến.
Đến ngày thứ Hai, Tổng giám đốc Oscar Munoz của United Airlines đã lên tiếng xin lỗi vì hãng “phải điều chỉnh chỗ ngồi cho những hành khách này”. Trong một tuyên bố được gửi đi bằng e-mail, ông Munoz nói hãng đang xem xét lại sự việc và tìm cách giải quyết với vị hành khách bị kéo khỏi máy bay.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của người đứng đầu United Airlines không làm các nghị sỹ Mỹ hài lòng. Thượng nghị sỹ Dân chủ Robert Menendez gọi đây là một sự việc “gây nhiễu loạn” và lời xin lỗi của ông Munoz là không đủ. Thượng nghị sỹ Dân chủ Eleanor Holmes Norton thậm chí đề nghị Quốc hội Mỹ tiến hành điều trần về vụ việc.
Nhiều cư dân mạng gọi vụ việc này là một “cơn ác mộng” hay “thảm họa” PR chưa từng có từ trước đến nay.
Vụ việc cho thấy việc các hãng hàng không bán nhiều vé hơn số ghế trên máy bay có thể dẫn tới va chạm như thế nào. Các hãng hàng không trên thế giới thường bán vé như vậy để phòng trường hợp hành khách mua vé nhưng cuối cùng lại không đi. Bán vé nhiều hơn số ghế là cách để giải quyết những tình huống như vậy nhằm tối đa hóa doanh thu của hãng.
Năm ngoái, 12 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bán dư 40.600 ghế trên tổng số 659,7 triệu hành khách, tương đương tỷ lệ 0,62 ghế mỗi 1.000 hành khách - theo số liệu của Cơ quan Thống kê giao thông Mỹ.
Trong 99% các trường hợp, lợi ích của việc bán vé nhiều hơn số ghế là lớn hơn so với rủi ro đối với hãng hàng không. Mục tiêu của họ là lấp đầy mọi ghế trên chuyến bay, theo trật tự từ hành khách trả nhiều nhất để mua vé.
Trong trường hợp số khách lên máy bay nhiều hơn số ghế, những người mua vé với giá rẻ nhất thường là những người tự nguyện nhường ghế và nhận tiền bồi thường của hãng bay. Ngược lại, những người phải trả nhiều nhất, thường là khách đi hạng thương gia, thường không nhường ghế.
Một đoạn băng video ghi lại vụ việc được đăng trên mạng xã hội đã khiến cư dân mạng nổi giận về cách hành xử thô lỗ của United Airlines.
Theo hãng tin Bloomberg, vị hành khách nam bị đuổi khỏi chuyến bay không phải vì ông có hành vi sai trái hay gây nguy cơ an ninh. Ban đầu, United Airlines giải thích rằng chuyến bay đã bị đặt chỗ nhiều hơn số ghế (overbook), và sau khi không có hành khách nào tình nguyện xuống máy bay, tiếp viên đã chọn vị khách này là người phải xuống, nhưng ông không xuống và tiếp viên đã gọi cảnh sát tới.
Sau đó, United Airlines lại nói rằng hãng cần chỗ ngồi cho nhân viên của hãng đi trên cùng chuyến bay, nên vị hành khách phải rời máy bay.
Đoạn băng video đăng trên Facebook và Twitter cho thấy vị hành khách - một người đàn ông châu Á - bị nhân viên an ninh cưỡng chế ra khỏi ghế, kéo ông dọc lối đi trên chuyến bay 3411 vào đêm ngày Chủ Nhật vừa rồi. Các nguồn tin nói rằng hành khách là một bác sỹ, và ông cho biết cần phải tới Louisville vào ngày thứ Hai để làm việc.
“Sau khi các tiếp viên tìm người tình nguyện rời chuyến bay, một hành khách từ chối xuống máy bay và lực lượng chấp pháp được mời tới hiện trường. Chúng tôi xin lỗi vì tình trạng thiếu chỗ trên chuyến bay”, thông báo của United Airlines vào tối Chủ nhật có đoạn viết.
Chuyến bay từ sân bay quốc tế O’Hare ở Chicago đã hạ cánh xuống Louisville vào lúc hơn 22h tối, muộn hơn khoảng 2 tiếng đồng hồ so với dự kiến.
Đến ngày thứ Hai, Tổng giám đốc Oscar Munoz của United Airlines đã lên tiếng xin lỗi vì hãng “phải điều chỉnh chỗ ngồi cho những hành khách này”. Trong một tuyên bố được gửi đi bằng e-mail, ông Munoz nói hãng đang xem xét lại sự việc và tìm cách giải quyết với vị hành khách bị kéo khỏi máy bay.
Tuy nhiên, tuyên bố trên của người đứng đầu United Airlines không làm các nghị sỹ Mỹ hài lòng. Thượng nghị sỹ Dân chủ Robert Menendez gọi đây là một sự việc “gây nhiễu loạn” và lời xin lỗi của ông Munoz là không đủ. Thượng nghị sỹ Dân chủ Eleanor Holmes Norton thậm chí đề nghị Quốc hội Mỹ tiến hành điều trần về vụ việc.
Nhiều cư dân mạng gọi vụ việc này là một “cơn ác mộng” hay “thảm họa” PR chưa từng có từ trước đến nay.
Vụ việc cho thấy việc các hãng hàng không bán nhiều vé hơn số ghế trên máy bay có thể dẫn tới va chạm như thế nào. Các hãng hàng không trên thế giới thường bán vé như vậy để phòng trường hợp hành khách mua vé nhưng cuối cùng lại không đi. Bán vé nhiều hơn số ghế là cách để giải quyết những tình huống như vậy nhằm tối đa hóa doanh thu của hãng.
Năm ngoái, 12 hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bán dư 40.600 ghế trên tổng số 659,7 triệu hành khách, tương đương tỷ lệ 0,62 ghế mỗi 1.000 hành khách - theo số liệu của Cơ quan Thống kê giao thông Mỹ.
Trong 99% các trường hợp, lợi ích của việc bán vé nhiều hơn số ghế là lớn hơn so với rủi ro đối với hãng hàng không. Mục tiêu của họ là lấp đầy mọi ghế trên chuyến bay, theo trật tự từ hành khách trả nhiều nhất để mua vé.
Trong trường hợp số khách lên máy bay nhiều hơn số ghế, những người mua vé với giá rẻ nhất thường là những người tự nguyện nhường ghế và nhận tiền bồi thường của hãng bay. Ngược lại, những người phải trả nhiều nhất, thường là khách đi hạng thương gia, thường không nhường ghế.