Lợi nhuận của các tập đoàn dầu mỏ vượt GDP của nhiều nước
Với gần 150 tỉ USD trong năm 2006, tổng lợi nhuận của các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã vượt hơn mức GDP của nhiều nước
Với gần 150 tỉ USD trong năm 2006, tổng lợi nhuận của các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đã vượt hơn mức GDP của nhiều nước.
Hiện tượng này đã dấy lên một làn sóng tranh cãi về mức thuế trên số lợi nhuận khổng lồ của các tập đoàn dầu khí.
Theo thông báo của Total (Pháp) ngày 14/2, tập đoàn này đã đạt mức lợi nhuận chưa từng có với mức 16,34 tỉ USD trong năm 2006. Tổng mức lợi nhuận trong năm 2006 của tám tập đoàn khai thác dầu khí hàng đầu thế giới gồm Exxon Mobil (Mỹ), Shell (Anh-Hà Lan), BP (Anh), Chevron (Mỹ), Total (Pháp), Petronas (Brazil), Lukoil (Nga) và Statoil (Na Uy) đã đạt gần 150 tỉ USD.
Con số này đã cao hơn mức GDP của Venezuela, nước có 27 triệu dân và sở hữu nhiều dầu mỏ nhưng GDP chỉ ở mức 138 tỉ USD trong năm 2005 (theo thống kê của Ngân hàng thế giới), cũng như vượt hơn GDP của nhiều nước khác như Malaysia, Israel, Cộng hòa Czech.
Theo các nhà phân tích, tình trạng giá dầu tăng cao trong năm 2006, với mốc kỷ lục 78 USD/ thùng vào tháng 8-2006 đã giúp túi tiền của các ông chủ dầu khí phình to vượt mức. Từ mức lợi nhuận này, trong số 10 công ty hàng đầu thế giới theo bảng danh sách do Financial Times công bố năm 2006, đã có bốn công ty thuộc ngành dầu hỏa và khí đốt.
Trước tình hình này, ngày càng nhiều người yêu cầu chính quyền các nước phải áp dụng một mức thuế hợp lý đối với lợi nhuận khổng lồ của các công ty khai thác dầu khí.
Bà Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống Pháp muốn trích một phần lợi nhuận từ các công ty khai thác dầu khí cho phát triển các phương tiện giao thông tập thể. Hiệp hội người tiêu dùng UFC-Que Choisir yêu cầu một sắc thuế một tỉ euro/ năm trong vòng 5 năm đối với các lợi nhuận dầu khí có được ở Pháp…
Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí đã phản ứng trước những yêu cầu trên. Tập đoàn Total khẳng định họ đã trả 12-13 tỉ euro tiền thuế cho công việc kinh doanh của họ trên thế giới.
Hiện tượng này đã dấy lên một làn sóng tranh cãi về mức thuế trên số lợi nhuận khổng lồ của các tập đoàn dầu khí.
Theo thông báo của Total (Pháp) ngày 14/2, tập đoàn này đã đạt mức lợi nhuận chưa từng có với mức 16,34 tỉ USD trong năm 2006. Tổng mức lợi nhuận trong năm 2006 của tám tập đoàn khai thác dầu khí hàng đầu thế giới gồm Exxon Mobil (Mỹ), Shell (Anh-Hà Lan), BP (Anh), Chevron (Mỹ), Total (Pháp), Petronas (Brazil), Lukoil (Nga) và Statoil (Na Uy) đã đạt gần 150 tỉ USD.
Con số này đã cao hơn mức GDP của Venezuela, nước có 27 triệu dân và sở hữu nhiều dầu mỏ nhưng GDP chỉ ở mức 138 tỉ USD trong năm 2005 (theo thống kê của Ngân hàng thế giới), cũng như vượt hơn GDP của nhiều nước khác như Malaysia, Israel, Cộng hòa Czech.
Theo các nhà phân tích, tình trạng giá dầu tăng cao trong năm 2006, với mốc kỷ lục 78 USD/ thùng vào tháng 8-2006 đã giúp túi tiền của các ông chủ dầu khí phình to vượt mức. Từ mức lợi nhuận này, trong số 10 công ty hàng đầu thế giới theo bảng danh sách do Financial Times công bố năm 2006, đã có bốn công ty thuộc ngành dầu hỏa và khí đốt.
Trước tình hình này, ngày càng nhiều người yêu cầu chính quyền các nước phải áp dụng một mức thuế hợp lý đối với lợi nhuận khổng lồ của các công ty khai thác dầu khí.
Bà Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống Pháp muốn trích một phần lợi nhuận từ các công ty khai thác dầu khí cho phát triển các phương tiện giao thông tập thể. Hiệp hội người tiêu dùng UFC-Que Choisir yêu cầu một sắc thuế một tỉ euro/ năm trong vòng 5 năm đối với các lợi nhuận dầu khí có được ở Pháp…
Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí đã phản ứng trước những yêu cầu trên. Tập đoàn Total khẳng định họ đã trả 12-13 tỉ euro tiền thuế cho công việc kinh doanh của họ trên thế giới.