Lợi nhuận ngân hàng 2009: Hướng theo mùa đại hội cổ đông
Các ngân hàng lần lượt công bố mục tiêu lợi nhuận năm 2009, bên cạnh định hướng mở rộng cơ cấu nguồn thu
Các ngân hàng lần lượt công bố mục tiêu lợi nhuận năm 2009, bên cạnh định hướng mở rộng cơ cấu nguồn thu.
Bước vào mùa đại hội cổ đông, đến thời điểm này, một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Sài Gòn (SCB)… đã tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên 2008, xác định các mục tiêu chính của năm 2009.
Cuối tháng 3 và trong tháng 4 tới, những thành viên lớn khác như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… cũng sẽ tổ chức đại hội cổ đông và hé mở các mục tiêu lợi nhuận cụ thể.
Ở một diễn biến khác, đầu tháng 3 này, một số thành viên cũng đã chủ động công bố kết quả lợi nhuận sau hai tháng đầu năm, một dòng thông tin vốn bị hạn chế trong nửa cuối năm 2008.
Từ tăng tốc sang thận trọng
Năm 2008, công bố thông tin khá muộn, sau những đồn đoán, kết quả lợi nhuận trước thuế của Techcombank khá bất ngờ với nhiều nhà đầu tư: đạt 1.600 tỷ đồng, bằng 155% kế hoạch và 225% so với năm 2007.
Đây là một trong số ít ngân hàng có kết quả vượt mục tiêu cao như vậy. Nhưng năm 2009, mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng này đặt ra, dự kiến trình cổ đông vào đại hội ngày 28/3 sắp tới, chỉ là 1.601 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn khoảng 1 tỷ đồng so với năm trước.
Tương tự, năm 2008, DongABank thực hiện vừa "khít" kế hoạch 703 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 54,8% so với năm 2007. Và năm 2009, vừa được trình và thông qua tại Đại hội Cổ đông, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đặt ra là 750 tỷ đồng, chỉ tăng 7,1% so với năm 2008.
Tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), một thành viên mới tham gia thị trường trong năm 2008, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2009 dự kiến trình Đại hội Cổ đông vào ngày 28/3 này chỉ tăng khoảng 5% so với năm 2008, đạt 465 tỷ đồng, dù hai tháng đầu năm đã có trên 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, thị trường cũng đã đón nhận những mục tiêu chính thức của một số thành viên khác, sau khi Đại hội Cổ đông đã thông qua, với mức tăng trưởng lợi nhuận khá cao.
Như tại Sacombank, tại Đại hội ngày 16/3 vừa qua, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2009 được xác định ở mức 1.600 tỷ đồng, tăng khoảng 47% so với năm 2008. Hay tại SCB, con số của năm 2009 dự kiến là 900 tỷ đồng, tăng hơn 39% so với năm 2008…
Theo các báo cáo thuyết trình tại đại hội cổ đông, lãnh đạo một số ngân hàng cho rằng những mục tiêu chính trong năm 2009, cũng như mục tiêu lợi nhuận nói riêng, được đặt ra trong bối cảnh mới, không nhiều thuận lợi so với những năm trước, nền kinh tế khó có thể phục hồi nhanh trong năm 2009.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, mục tiêu tăng tốc lợi nhuận của các ngân hàng đang chuyển dần sang thận trọng hơn để tập trung gia cố nền móng cho sự phát triển bền vững; trong đó, ưu tiên hàng đầu là chất lượng tín dụng, mở rộng cơ cấu nguồn thu và thúc đẩy chiến lược ngân hàng bán lẻ…
Giảm lệ thuộc từ tín dụng và đầu tư tài chính
Tín dụng vẫn là mảng mang lại nguồn thu chính cho hầu hết các ngân hàng hiện nay. Đặc biệt trong năm 2009, nhiều thành viên cũng xác định nâng cao tăng trưởng tín dụng sau một năm chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ; những tỷ lệ từ 50% đã được đặt ra.
Nhưng, một xu hướng đã khẳng định và sẽ mạnh hơn trong năm 2009 là sự chuyển dịch nguồn thu của các ngân hàng theo hướng gia tăng tỷ trọng của mảng dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại tệ trong cơ cấu. Đây cũng có thể xem là sự bù đắp cho sự co cụm và khó khăn của hoạt động đầu tư tài chính trong hơn một năm qua và dự báo còn nhiều trở ngại trong năm 2009.
Tiêu biểu cho xu hướng này là ACB, DongABank, Techcombank… với sự thể hiện đã rõ nét hơn trong năm 2008.
Năm 2008, trong số tổng 2.556 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của ACB, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 22,5%. Đây là điểm nổi bật khi những năm trước đó tỷ lệ này luôn ở mức trên 50% (tại nhiều thành viên khác, tỷ lệ thường có từ 70% - 90%).
Sự chuyển dịch mạnh đó cũng có thể thấy ở kết quả của DongABank, khi chỉ riêng tổng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng năm 2008 đã đạt tới 333 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,6% tổng thu nhập thuần toàn ngân hàng. Hay tại Techcombank, năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có doanh thu tăng mạnh, tới 180% và thu về 567 tỷ đồng. Tại ngân hàng quy mô nhỏ hơn như VietABank, nguồn thu từ kinh doanh vàng cũng chiếm tới khoảng 50% tổng cơ cấu…
Năm 2009, ngoài các hoạt động dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, kinh doanh vàng dự báo sẽ tiếp tục là mảng mang lại lợi nhuận chính tại nhiều ngân hàng. Đây cũng là lĩnh vực đón nhận thêm một số thành viên mới tham gia, với giấy phép vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp đầu năm.
Điển hình như tại Sacombank, năm 2009 bắt đầu thể hiện sự tham gia với quy mô lớn, cả về kinh doanh, sản xuất vàng miếng và nữ trang; cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng này năm 2009 dự báo sẽ có những sắc thái mới.
Bước vào mùa đại hội cổ đông, đến thời điểm này, một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Sài Gòn (SCB)… đã tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên 2008, xác định các mục tiêu chính của năm 2009.
Cuối tháng 3 và trong tháng 4 tới, những thành viên lớn khác như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… cũng sẽ tổ chức đại hội cổ đông và hé mở các mục tiêu lợi nhuận cụ thể.
Ở một diễn biến khác, đầu tháng 3 này, một số thành viên cũng đã chủ động công bố kết quả lợi nhuận sau hai tháng đầu năm, một dòng thông tin vốn bị hạn chế trong nửa cuối năm 2008.
Từ tăng tốc sang thận trọng
Năm 2008, công bố thông tin khá muộn, sau những đồn đoán, kết quả lợi nhuận trước thuế của Techcombank khá bất ngờ với nhiều nhà đầu tư: đạt 1.600 tỷ đồng, bằng 155% kế hoạch và 225% so với năm 2007.
Đây là một trong số ít ngân hàng có kết quả vượt mục tiêu cao như vậy. Nhưng năm 2009, mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng này đặt ra, dự kiến trình cổ đông vào đại hội ngày 28/3 sắp tới, chỉ là 1.601 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn khoảng 1 tỷ đồng so với năm trước.
Tương tự, năm 2008, DongABank thực hiện vừa "khít" kế hoạch 703 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 54,8% so với năm 2007. Và năm 2009, vừa được trình và thông qua tại Đại hội Cổ đông, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đặt ra là 750 tỷ đồng, chỉ tăng 7,1% so với năm 2008.
Tại Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), một thành viên mới tham gia thị trường trong năm 2008, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2009 dự kiến trình Đại hội Cổ đông vào ngày 28/3 này chỉ tăng khoảng 5% so với năm 2008, đạt 465 tỷ đồng, dù hai tháng đầu năm đã có trên 164 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ở thời điểm này, thị trường cũng đã đón nhận những mục tiêu chính thức của một số thành viên khác, sau khi Đại hội Cổ đông đã thông qua, với mức tăng trưởng lợi nhuận khá cao.
Như tại Sacombank, tại Đại hội ngày 16/3 vừa qua, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2009 được xác định ở mức 1.600 tỷ đồng, tăng khoảng 47% so với năm 2008. Hay tại SCB, con số của năm 2009 dự kiến là 900 tỷ đồng, tăng hơn 39% so với năm 2008…
Theo các báo cáo thuyết trình tại đại hội cổ đông, lãnh đạo một số ngân hàng cho rằng những mục tiêu chính trong năm 2009, cũng như mục tiêu lợi nhuận nói riêng, được đặt ra trong bối cảnh mới, không nhiều thuận lợi so với những năm trước, nền kinh tế khó có thể phục hồi nhanh trong năm 2009.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, mục tiêu tăng tốc lợi nhuận của các ngân hàng đang chuyển dần sang thận trọng hơn để tập trung gia cố nền móng cho sự phát triển bền vững; trong đó, ưu tiên hàng đầu là chất lượng tín dụng, mở rộng cơ cấu nguồn thu và thúc đẩy chiến lược ngân hàng bán lẻ…
Giảm lệ thuộc từ tín dụng và đầu tư tài chính
Tín dụng vẫn là mảng mang lại nguồn thu chính cho hầu hết các ngân hàng hiện nay. Đặc biệt trong năm 2009, nhiều thành viên cũng xác định nâng cao tăng trưởng tín dụng sau một năm chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ; những tỷ lệ từ 50% đã được đặt ra.
Nhưng, một xu hướng đã khẳng định và sẽ mạnh hơn trong năm 2009 là sự chuyển dịch nguồn thu của các ngân hàng theo hướng gia tăng tỷ trọng của mảng dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại tệ trong cơ cấu. Đây cũng có thể xem là sự bù đắp cho sự co cụm và khó khăn của hoạt động đầu tư tài chính trong hơn một năm qua và dự báo còn nhiều trở ngại trong năm 2009.
Tiêu biểu cho xu hướng này là ACB, DongABank, Techcombank… với sự thể hiện đã rõ nét hơn trong năm 2008.
Năm 2008, trong số tổng 2.556 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của ACB, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm 22,5%. Đây là điểm nổi bật khi những năm trước đó tỷ lệ này luôn ở mức trên 50% (tại nhiều thành viên khác, tỷ lệ thường có từ 70% - 90%).
Sự chuyển dịch mạnh đó cũng có thể thấy ở kết quả của DongABank, khi chỉ riêng tổng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng năm 2008 đã đạt tới 333 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,6% tổng thu nhập thuần toàn ngân hàng. Hay tại Techcombank, năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có doanh thu tăng mạnh, tới 180% và thu về 567 tỷ đồng. Tại ngân hàng quy mô nhỏ hơn như VietABank, nguồn thu từ kinh doanh vàng cũng chiếm tới khoảng 50% tổng cơ cấu…
Năm 2009, ngoài các hoạt động dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, kinh doanh vàng dự báo sẽ tiếp tục là mảng mang lại lợi nhuận chính tại nhiều ngân hàng. Đây cũng là lĩnh vực đón nhận thêm một số thành viên mới tham gia, với giấy phép vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp đầu năm.
Điển hình như tại Sacombank, năm 2009 bắt đầu thể hiện sự tham gia với quy mô lớn, cả về kinh doanh, sản xuất vàng miếng và nữ trang; cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng này năm 2009 dự báo sẽ có những sắc thái mới.