12:12 23/12/2024

Lợi nhuận quý 4/2024: Dự báo nhóm ngân hàng tăng 15%, có nhà băng tăng ngoạn mục 300%

Thu Minh

Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% so với cùng kỳ và tăng 11,1% so với quý trước, giữ nhịp cho toàn thị trường. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

MBS vừa đưa ra dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc đạt 25% so với cùng kỳ trong Q4/2024, mức cao nhất kể từ Q2/2022 hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất đang trên đà phục hồi. Theo đó lợi nhuận cả năm 2024 có thể đạt mức tăng 18% so với mức giảm 4% của năm 2023, đánh dấu một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bắt đầu.

Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% so với cùng kỳ và tăng 11,1% so với quý trước, giữ nhịp cho toàn thị trường. Mặc dù ước tính tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong Q4/2024 sẽ cao hơn so với Q3/2024 nhưng NIM được dự kiến sẽ giảm nhẹ. Thu nhập ngoài lãi được dự báo sẽ suy giảm do các hoạt động ngoài lãi vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trong Q3/2024. Chi phí trích lập dự phòng dự báo sẽ cao hơn so với quý trước và trong Q4/2024 do nền so sánh cao quý cuối năm ngoái.

Trong danh sách các ngân hàng theo dõi, MBS kỳ vọng OCB TPB VPB có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng hơn cả nhờ nên so sánh thấp của năm ngoái khi chịu tác động bởi trích lập dự phòng cao. CTG và TCB là 2 ngân hàng có quy mô lớn được kỳ vọng sẽ có mức tăng khả quan hơn so với các ngân hàng cùng quy mô.

Cụ thể, OCB được dự báo lợi nhuận tăng mạnh nhất 300% trong quý 4. Mặc dù, chi phí trích lập tiếp tục là gánh nặng của ngân hàng trong quý cuối năm, nhưng so với nền cao của năm ngoái ước tính giảm 33% so với cùng kỳ. NIM đi ngang so với Q3/2024 đạt 3,4% nhưng tăng khoảng 100 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi tiếp tục suy giảm mạnh do các hoạt động thu phí vẫn sẽ còn nhiều thách thức. Tỷ lệ CIR duy trì ở mức cao 40%, cao hơn rất nhiều so với năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế được dự báo tăng khả quan nhờ nền so sánh rất thấp của quý cuối năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế Q4/2023 giảm 87,6%.

Lợi nhuận quý 4/2024: Dự báo nhóm ngân hàng tăng 15%, có nhà băng tăng ngoạn mục 300%  - Ảnh 1

Tiếp theo là TPB, lợi nhuận ròng dự báo tăng trưởng mạnh 172% so với cùng kỳ chủ yếu từ mức nền thấp của năm ngoái, TPB đầy mạnh trích lập dự phòng trong Q4/2023. Tăng trưởng tín dụng tăng 4,5% so với Q3/2024 trong khi NIM cải thiện nhẹ so với Quý 3. NIM cả năm 2024 đạt 3,82% trong khi nợ xấu cải thiện 29 điểm cơ bản về mức 2,04%.

Đứng thứ ba là VPB được dự báo lợi nhuận tăng 108%, tín dụng được thúc đẩy mạnh khoảng 8% so với đầu năm cùng với NIM được duy trì ở mức 6% cho quý cuối năm. Chi phí trích lập dự phòng trong quý giảm 11% so với cùng kỳ và tương đương với quý trước. Thu ngoài lãi tương đương với 9T2024. FECredit ước tính ghi nhận khoảng 200 tỷ lợi nhuận trước thuế trong Q4/2024.

Các ngân hàng quy mô lớn như CTG tăng 20% tăng trưởng tín dụng trong quý cuối năm được dự báo sẽ đạt khoảng 4,5% với NIM giảm nhẹ xuống mức 2,8%. Chi phí trích lập giảm 12.5% svck và giảm 33% so với quý trước do đã tăng cường trích lập mạnh trong 9T2024. Thu nhập ngoài lãi vẫn duy trì tốc độ tăng như trong 9T2024.

TCB cũng được dự báo tăng 14%. NIM được duy trì tương đương với 9T2024 ở mức 4,4%. Tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ đạt 5- 6%. Chi phí trích lập trong Q4/24 dự báo sẽ cao hơn 25% so với cùng kỳ nhằm kiểm soát nợ xấu tốt hơn khi tín dụng bán lẻ gia tăng. Thu nhập ngoài lãi giảm tốc so với 9T2024 và được kỳ vọng sẽ đóng góp chủ yếu bởi hoạt động xử lý nợ.

BID dự báo tăng lợi nhuận ròng tăng 7% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng tăng 5% so với quý trước. NIM vẫn duy trì ở mức thấp 2,4% do cung cấp các gói hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bão YAGI. Nợ xấu cải thiện và giảm về mức 1,4%.

VCB lợi nhuận ròng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng 4% so với quý trước. NIM kỳ vọng đi ngang so với Q3/24. Chi phí trích lập giảm 13% so với cùng kỳ để duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong Q4/24.

Ngược lại, lợi nhuận LPB dự báo giảm 36% lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ chủ yếu do mức nền cao năm ngoái khi ghi nhận khoản thu nhập từ hợp đồng với bảo hiểm Dai-chi. NIM giảm nhẹ so với Q3/24 do tiếp tục đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp và cạnh tranh về mặt lãi suất giữa các ngân hàng.

EIB dự báo lợi nuhanaj ròng tương đương Q3/24 và giảm 24% so với cùng kỳ chủ yếu do mức nền cao năm ngoái (ghi nhận khoản thu nhập bất thường ở thu nhập khác). Tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 15,1%. NIM duy trì tương đương 9 tháng 2024, đạt 2,91% trong Quý 4/2024.