Lương thấp, giới trẻ Nhật đua nhau kiếm việc làm thêm
Trước đây, mỗi người Nhật thường gắn bó với một công việc duy nhất cho tới khi về hưu
Trước đây, mỗi người Nhật thường gắn bó với một công việc duy nhất cho tới khi về hưu. Nhưng nay, mức lương nhiều khi không đủ sống, cộng với tình trạng bấp bênh của công việc, khiến nhiều người Nhật trẻ tuổi phải đầu tắt mặt tối cùng lúc với vài ba công việc.
Quãng thời gian từ 9h sáng tới 5h chiều tại một văn phòng kiến trúc nhỏ chưa phải là toàn bộ thời gian làm việc trong một ngày của chị Hiroko Yokogawa, 32 tuổi. Buổi tối, chị còn bán hàng trực tuyến hoặc gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng về đời sống và sự nghiệp. Những công việc phụ này đóng góp 1/3 thu nhập của Yokogawa , đồng thời chiếm của chị 3 giờ mỗi ngày trong tuần, cộng thêm 5 giờ mỗi ngày vào cuối tuần.
“Không phải do tôi không thích công việc chính, mà vì tôi muốn có thu nhập ổn định mà không phụ thuộc cả vào công ty. Làm thêm bây giờ sẽ có ích cho tôi trong tương lai”, chị Yokogawa chia sẻ với phóng viên tờ New York Times.
New York Times cho biết, nhiều thập kỷ qua, chuẩn mực về sự nghiệp tại Nhật Bản vẫn là tốt nghiệp đại học, xin vào một công ty và làm ở đó cho tới khi về hưu. Tuy nhiên, tiền lương tại Nhật trong thập kỷ qua đã giảm 12% giữa lúc thị trường việc làm trở nên bấp bênh.
Vì lý do này, phần lớn những người trẻ còn độc thân tại Nhật phải tìm thêm công việc thứ hai, thứ ba để đảm bảo cuộc sống. Những công việc làm thêm này rất đa dạng, như phát tờ rơi, giao dịch ngoại tệ trên mạng Internet, bán hàng trực tuyến… Một cuộc điều tra mới đây do công ty Ishare tiến hành cho thấy, khoảng 17% số người lao động tuổi từ 20-50 ở Nhật có việc làm thêm ngoài công việc chính.
Theo một cuộc điều tra của Chính phủ Nhật, dù phải làm việc với số giờ vào hàng nhiều nhất thế giới mỗi ngày, nhưng gần một nửa người lao động nước này được hỏi vẫn cho biết, họ quan tâm tới việc làm ngoài giờ. Trong đó, gần 90% cho biết, lý do chính là muốn có thêm tiền để chi tiêu.
“Nguyên nhân chủ yếu khiến người ta kiếm việc làm thêm là muốn tăng thu nhập ngắn hạn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là một dạng quản lý rủi ro của những người lao động lo sợ mất việc làm”, ông Toshihiro Nagahama, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life Research Institute có trụ sở ở Tokyo, nhận định.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 7 vừa qua là 5,2%, thấp so với ở nhiều nước trên thế giới, nhưng gần cao kỷ lục ở nước này. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật tiếp tục trong trạng thái đình trệ do tác động tiêu cực từ tình trạng dân số giảm và lão hóa, giảm phát và đồng Yên mạnh.
Theo số liệu của Cơ quan Thuế vụ Quốc gia Nhật Bản, lương bình quân hàng năm của người lao động Nhật ở độ tuổi ngoài 20 đã giảm xuống mức 2,48 triệu Yên (tương đương 29.470 USD) vào năm 2008 từ mức 2,83 triệu Yên (tương đương 33.635 USD) trong năm 1997.
Số liệu mới đây do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố cho thấy, 56% người lao động Nhật trong độ tuổi 15-34 tuổi cần một dạng thu nhập khác ngoài lương chính, để trang trải các chi phí cho cuộc sống. Thu nhập khả dụng của người Nhật càng giảm thêm khi suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra do nhiều công ty không trả tiền làm ngoài giờ cho người lao động nữa.
Hệ thống công việc cả đời (lifetime employment) tại Nhật bắt đầu tan rã khi bong bóng kinh tế tại nước này nổ tung vào năm 1991. Những người lao động trẻ như chị Yokogawa ở phần đầu bài viết này đã dần quen với thực tế mới. Chị cho biết đã từng trải qua rất nhiều công việc làm thêm như trực tổng đài điện thoại, bán quần áo…
Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng, đã đến lúc Nhật Bản cần hành động để cho phép “giới trẻ được mơ ước và có việc làm”. Để làm được điều đó, Nhật Bản có lẽ cần thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp mới, lĩnh vực đang tỏ ra yếu thế ở nước này. Và một điều đáng mừng là, chính những người muốn kiếm việc làm thêm có thể là những người sẽ đứng ra mở công ty.
Quãng thời gian từ 9h sáng tới 5h chiều tại một văn phòng kiến trúc nhỏ chưa phải là toàn bộ thời gian làm việc trong một ngày của chị Hiroko Yokogawa, 32 tuổi. Buổi tối, chị còn bán hàng trực tuyến hoặc gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng về đời sống và sự nghiệp. Những công việc phụ này đóng góp 1/3 thu nhập của Yokogawa , đồng thời chiếm của chị 3 giờ mỗi ngày trong tuần, cộng thêm 5 giờ mỗi ngày vào cuối tuần.
“Không phải do tôi không thích công việc chính, mà vì tôi muốn có thu nhập ổn định mà không phụ thuộc cả vào công ty. Làm thêm bây giờ sẽ có ích cho tôi trong tương lai”, chị Yokogawa chia sẻ với phóng viên tờ New York Times.
New York Times cho biết, nhiều thập kỷ qua, chuẩn mực về sự nghiệp tại Nhật Bản vẫn là tốt nghiệp đại học, xin vào một công ty và làm ở đó cho tới khi về hưu. Tuy nhiên, tiền lương tại Nhật trong thập kỷ qua đã giảm 12% giữa lúc thị trường việc làm trở nên bấp bênh.
Vì lý do này, phần lớn những người trẻ còn độc thân tại Nhật phải tìm thêm công việc thứ hai, thứ ba để đảm bảo cuộc sống. Những công việc làm thêm này rất đa dạng, như phát tờ rơi, giao dịch ngoại tệ trên mạng Internet, bán hàng trực tuyến… Một cuộc điều tra mới đây do công ty Ishare tiến hành cho thấy, khoảng 17% số người lao động tuổi từ 20-50 ở Nhật có việc làm thêm ngoài công việc chính.
Theo một cuộc điều tra của Chính phủ Nhật, dù phải làm việc với số giờ vào hàng nhiều nhất thế giới mỗi ngày, nhưng gần một nửa người lao động nước này được hỏi vẫn cho biết, họ quan tâm tới việc làm ngoài giờ. Trong đó, gần 90% cho biết, lý do chính là muốn có thêm tiền để chi tiêu.
“Nguyên nhân chủ yếu khiến người ta kiếm việc làm thêm là muốn tăng thu nhập ngắn hạn trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là một dạng quản lý rủi ro của những người lao động lo sợ mất việc làm”, ông Toshihiro Nagahama, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life Research Institute có trụ sở ở Tokyo, nhận định.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 7 vừa qua là 5,2%, thấp so với ở nhiều nước trên thế giới, nhưng gần cao kỷ lục ở nước này. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật tiếp tục trong trạng thái đình trệ do tác động tiêu cực từ tình trạng dân số giảm và lão hóa, giảm phát và đồng Yên mạnh.
Theo số liệu của Cơ quan Thuế vụ Quốc gia Nhật Bản, lương bình quân hàng năm của người lao động Nhật ở độ tuổi ngoài 20 đã giảm xuống mức 2,48 triệu Yên (tương đương 29.470 USD) vào năm 2008 từ mức 2,83 triệu Yên (tương đương 33.635 USD) trong năm 1997.
Số liệu mới đây do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố cho thấy, 56% người lao động Nhật trong độ tuổi 15-34 tuổi cần một dạng thu nhập khác ngoài lương chính, để trang trải các chi phí cho cuộc sống. Thu nhập khả dụng của người Nhật càng giảm thêm khi suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra do nhiều công ty không trả tiền làm ngoài giờ cho người lao động nữa.
Hệ thống công việc cả đời (lifetime employment) tại Nhật bắt đầu tan rã khi bong bóng kinh tế tại nước này nổ tung vào năm 1991. Những người lao động trẻ như chị Yokogawa ở phần đầu bài viết này đã dần quen với thực tế mới. Chị cho biết đã từng trải qua rất nhiều công việc làm thêm như trực tổng đài điện thoại, bán quần áo…
Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng, đã đến lúc Nhật Bản cần hành động để cho phép “giới trẻ được mơ ước và có việc làm”. Để làm được điều đó, Nhật Bản có lẽ cần thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp mới, lĩnh vực đang tỏ ra yếu thế ở nước này. Và một điều đáng mừng là, chính những người muốn kiếm việc làm thêm có thể là những người sẽ đứng ra mở công ty.