Lượng tiêu thụ giảm, giá thép vẫn tăng
Lượng tiêu thụ thép trong tháng 9/2011 giảm so với tháng trước đó, nhưng các nhà sản xuất thép xây dựng vẫn tăng giá bán
Lượng tiêu thụ thép trong tháng 9/2011 giảm so với tháng trước đó, nhưng các nhà sản xuất thép xây dựng vẫn tăng giá bán.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ước tính trong tháng 9/2011, lượng tiêu thụ thép chỉ đạt 450.000 tấn, giảm khoảng 33.000 tấn so với mức bán ra vào tháng 8 là 483.000 tấn.
Theo ông Nghi, sở dĩ lượng thép tiêu thụ vào tháng 8 (tháng 7 âm lịch) tăng mạnh là do tháng 6 và tháng 7, lượng thép các nhà máy bán ra đều ở mức rất thấp, chỉ tương ứng là 298.000 và 359.000 tấn/tháng. Điều này đã khiến lượng thép dự trữ của các đại lý bị sụt giảm, cùng với tâm lý e ngại khi vào mùa xây dựng, giá thép sẽ tăng mạnh, nên nhiều hộ kinh doanh đã đẩy mạnh việc mua vào.
Đúng như một số dự báo, từ cuối tháng 8, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép đã tăng nhẹ. Trên thế giới giá phôi thép tăng 10 - 20 USD/tấn, lên mức 680 - 690 USD/tấn, thép phế cũng tiến dần tới mức 500 USD/tấn.
Cộng thêm với trước đó, nhiều nhà sản xuất đã phải giảm giá bán, giao hàng miễn phí tận chân công trình, giãn tiến độ thanh toán để kích cầu, nên sang tháng 9, nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh tăng giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/tấn. Theo đó, giá bán tại nhà máy tùy theo thương hiệu dao động từ 15,7 - 17 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Sang quý 4, mức tiêu thụ thép cũng chỉ ở mức khoảng 450.000 tấn/tháng do lãi suất ngân hàng vẫn đứng ở mức cao, các chính sách nhằm kìm chế lạm phát vẫn tiếp tục được áp dụng. Cũng vì mức tiêu thụ không tăng đột biến nên giá bán cũng chỉ có thể nhích nhẹ vào những tháng cuối năm”, ông Nghi dự báo.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ước tính trong tháng 9/2011, lượng tiêu thụ thép chỉ đạt 450.000 tấn, giảm khoảng 33.000 tấn so với mức bán ra vào tháng 8 là 483.000 tấn.
Theo ông Nghi, sở dĩ lượng thép tiêu thụ vào tháng 8 (tháng 7 âm lịch) tăng mạnh là do tháng 6 và tháng 7, lượng thép các nhà máy bán ra đều ở mức rất thấp, chỉ tương ứng là 298.000 và 359.000 tấn/tháng. Điều này đã khiến lượng thép dự trữ của các đại lý bị sụt giảm, cùng với tâm lý e ngại khi vào mùa xây dựng, giá thép sẽ tăng mạnh, nên nhiều hộ kinh doanh đã đẩy mạnh việc mua vào.
Đúng như một số dự báo, từ cuối tháng 8, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép đã tăng nhẹ. Trên thế giới giá phôi thép tăng 10 - 20 USD/tấn, lên mức 680 - 690 USD/tấn, thép phế cũng tiến dần tới mức 500 USD/tấn.
Cộng thêm với trước đó, nhiều nhà sản xuất đã phải giảm giá bán, giao hàng miễn phí tận chân công trình, giãn tiến độ thanh toán để kích cầu, nên sang tháng 9, nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh tăng giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/tấn. Theo đó, giá bán tại nhà máy tùy theo thương hiệu dao động từ 15,7 - 17 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
“Sang quý 4, mức tiêu thụ thép cũng chỉ ở mức khoảng 450.000 tấn/tháng do lãi suất ngân hàng vẫn đứng ở mức cao, các chính sách nhằm kìm chế lạm phát vẫn tiếp tục được áp dụng. Cũng vì mức tiêu thụ không tăng đột biến nên giá bán cũng chỉ có thể nhích nhẹ vào những tháng cuối năm”, ông Nghi dự báo.