Lưu lượng tăng thấp, các mạng di động đón Tết thông suốt
Lần đầu tiên sau nhiều năm, lưu lượng tăng thấp, các mạng điện thoại di động thông suốt trong những giờ cao điểm ngày Tết
Lần đầu tiên sau nhiều năm, lưu lượng tăng thấp, các mạng điện thoại di động thông suốt trong những giờ cao điểm ngày Tết.
Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc mạng di động MobiFone, cho biết, lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, vào chính giữ đêm 30 Tết này (giao thừa), các thuê bao của MobiFone vẫn có thể thực hiện cuộc gọi và nhắn tin thông suốt mà không bị nghẽn mạng.
“Kinh nghiệm những năm trước về xử lý sự cố nghẽn mạng đêm giao thừa đã được chúng tôi tận dụng triệt để cho giao thừa Tết Kỷ Sửu. Trước đó, chúng tôi cũng đã chủ động đầu tư cho việc mở rộng dung lượng và chất lượng mạng, đặt mục tiêu đảm bảo an toàn và thông suốt liên lạc cho khách hàng trong tất cả các thời điểm, đặc biệt trong những ngày Tết này”, ông Minh nói.
Trước Tết Kỷ Sửu, MobiFone đã hoàn tất việc mở rộng dung lượng mạng để đáp ứng khả năng lưu lượng tăng 200% so với ngày thường. Riêng với dung lượng tin nhắn, hệ thống mở rộng của MobiFone có thể đáp ứng được tới 300% so với nhu cầu; hệ thống GPRS được mở rộng đáp ứng được tới 400%.
Ngoài sự chuẩn bị trên, một điểm được ông Minh đề cập đến là khác với những năm gần đây, lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn những ngày Tết năm nay chỉ tăng thấp.
Với mạng MobiFone, lưu lượng cuộc gọi, tin nhắn trong ngày cao điểm 30 Tết chỉ tăng trung bình khoảng 30%, trong khi hệ thống dự phòng cho khả năng tăng tới 200%.
Theo giải thích của ông Minh, lưu lượng không tăng đột biến như các năm trước là do nhu cầu về thông tin liên lạc bằng điện thoại di động đã được đáp ứng ở các thời điểm khác trong năm. Mặt khác, việc gọi điện và nhắn tin trước thời điểm giao thừa cũng nhiều hơn mọi năm, giúp cho hệ thống giảm tải vào thời điểm chính giữa đêm giao thừa.
Còn theo thông tin từ Viettel Telecom, những ngày Tết vừa qua, đặc biệt là thời điểm giao thừa, các tuyến của mạng này vẫn đảm bảo thông suốt. Khác với những năm trước, lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn ở hầu hết các địa bàn lớn đều có khoảng cách với giới hạn cho phép.
Điểm nóng đầu tiên mà trung tâm Viettel Telecom phải xử lý là từ 8h30 tối 30 Tết (25/1), khi lưu lượng các cuộc thoại và tin nhắn tại Thái Bình bất ngờ “phi mã” lên đứng đầu. Và từ 8h30 đến 22h, lưu lượng ở Thái Bình luôn tăng vọt, có thời điểm lên đến gần 30.000 người sử dụng đồng thời.
Sau Thái Bình là Nghệ An với số người thực hiện các cuộc gọi trước 23h luôn ở nhóm dẫn đầu trong mạng Viettel. Riêng Hà Nội trong suốt đêm 30 Tết đều có khoảng cách với giới hạn cho phép và không phải can thiệp nhiều.
Trước Tết, Viettel cũng đã tăng cường gấp đôi số lượng xe phát sóng lưu động tại các điểm nóng để chống nghẽn mạng cục bộ; lắp đặt thêm 3.000 trạm BTS, nâng tổng số trạm phát sóng lên 14.000 trạm; lắp đặt mới 23 tổng đài, đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao; lắp mới 2 tổng đài nhắn tin, đáp ứng lưu lượng tăng 4 lần so với hiện tại…
Thiếu tá Tào Đức Thắng, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Viettel Telecom, cho biết, ngoài sự chuẩn bị trên, Viettel cũng đã hợp tác với các mạng di động lớn như MobiFone, Vinaphone để cùng mở thông các đường truyền dẫn, bởi các trường hợp nghẽn mạng thường xẩy ra nhiều hơn ở các cuộc gọi, nhắn tin liên mạng trong những ngày Tết.
Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc mạng di động MobiFone, cho biết, lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, vào chính giữ đêm 30 Tết này (giao thừa), các thuê bao của MobiFone vẫn có thể thực hiện cuộc gọi và nhắn tin thông suốt mà không bị nghẽn mạng.
“Kinh nghiệm những năm trước về xử lý sự cố nghẽn mạng đêm giao thừa đã được chúng tôi tận dụng triệt để cho giao thừa Tết Kỷ Sửu. Trước đó, chúng tôi cũng đã chủ động đầu tư cho việc mở rộng dung lượng và chất lượng mạng, đặt mục tiêu đảm bảo an toàn và thông suốt liên lạc cho khách hàng trong tất cả các thời điểm, đặc biệt trong những ngày Tết này”, ông Minh nói.
Trước Tết Kỷ Sửu, MobiFone đã hoàn tất việc mở rộng dung lượng mạng để đáp ứng khả năng lưu lượng tăng 200% so với ngày thường. Riêng với dung lượng tin nhắn, hệ thống mở rộng của MobiFone có thể đáp ứng được tới 300% so với nhu cầu; hệ thống GPRS được mở rộng đáp ứng được tới 400%.
Ngoài sự chuẩn bị trên, một điểm được ông Minh đề cập đến là khác với những năm gần đây, lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn những ngày Tết năm nay chỉ tăng thấp.
Với mạng MobiFone, lưu lượng cuộc gọi, tin nhắn trong ngày cao điểm 30 Tết chỉ tăng trung bình khoảng 30%, trong khi hệ thống dự phòng cho khả năng tăng tới 200%.
Theo giải thích của ông Minh, lưu lượng không tăng đột biến như các năm trước là do nhu cầu về thông tin liên lạc bằng điện thoại di động đã được đáp ứng ở các thời điểm khác trong năm. Mặt khác, việc gọi điện và nhắn tin trước thời điểm giao thừa cũng nhiều hơn mọi năm, giúp cho hệ thống giảm tải vào thời điểm chính giữa đêm giao thừa.
Còn theo thông tin từ Viettel Telecom, những ngày Tết vừa qua, đặc biệt là thời điểm giao thừa, các tuyến của mạng này vẫn đảm bảo thông suốt. Khác với những năm trước, lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn ở hầu hết các địa bàn lớn đều có khoảng cách với giới hạn cho phép.
Điểm nóng đầu tiên mà trung tâm Viettel Telecom phải xử lý là từ 8h30 tối 30 Tết (25/1), khi lưu lượng các cuộc thoại và tin nhắn tại Thái Bình bất ngờ “phi mã” lên đứng đầu. Và từ 8h30 đến 22h, lưu lượng ở Thái Bình luôn tăng vọt, có thời điểm lên đến gần 30.000 người sử dụng đồng thời.
Sau Thái Bình là Nghệ An với số người thực hiện các cuộc gọi trước 23h luôn ở nhóm dẫn đầu trong mạng Viettel. Riêng Hà Nội trong suốt đêm 30 Tết đều có khoảng cách với giới hạn cho phép và không phải can thiệp nhiều.
Trước Tết, Viettel cũng đã tăng cường gấp đôi số lượng xe phát sóng lưu động tại các điểm nóng để chống nghẽn mạng cục bộ; lắp đặt thêm 3.000 trạm BTS, nâng tổng số trạm phát sóng lên 14.000 trạm; lắp đặt mới 23 tổng đài, đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao; lắp mới 2 tổng đài nhắn tin, đáp ứng lưu lượng tăng 4 lần so với hiện tại…
Thiếu tá Tào Đức Thắng, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Viettel Telecom, cho biết, ngoài sự chuẩn bị trên, Viettel cũng đã hợp tác với các mạng di động lớn như MobiFone, Vinaphone để cùng mở thông các đường truyền dẫn, bởi các trường hợp nghẽn mạng thường xẩy ra nhiều hơn ở các cuộc gọi, nhắn tin liên mạng trong những ngày Tết.