14:59 05/07/2007

Mất người trong khâu phỏng vấn

Chính sai lầm của doanh nghiệp với cách nhìn và năng lực hạn chế khiến họ mất người từ khâu tuyển dụng

95% số chủ doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi phỏng vấn theo ngẫu hứng, thiếu mục đích và không thể đánh giá năng lực thực sự của ứng viên.
95% số chủ doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi phỏng vấn theo ngẫu hứng, thiếu mục đích và không thể đánh giá năng lực thực sự của ứng viên.
Bài viết của ông Vũ Hữu Mạnh - Giám đốc Công ty Unicom - chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh.

Chính sai lầm của doanh nghiệp với cách nhìn và năng lực hạn chế khiến họ mất người từ khâu tuyển dụng.

Trong khi doanh nghiệp định hướng các cuộc phỏng vấn tuyển dụng là công cụ để lựa chọn ứng viên, thì họ quên rằng đó cũng chính là cơ hội để ứng viên giỏi lựa chọn doanh nghiệp.

Sự tuỳ tiện, thiếu chuyên nghiệp của các cuộc phỏng vấn khiến ứng viên giỏi thất vọng rút lui, thậm chí không muốn thể hiện mình. Tệ hơn, rất có thể chuyện đó ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong tương lai vì những người có năng lực luôn có ảnh hưởng tốt trong cộng đồng.

Một cách mất người khác nằm trong kỹ thuật phỏng vấn và kỹ thuật ra quyết định tuyển dụng. Một khảo sát chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam về kỹ năng phỏng vấn do Unicom thực hiện chỉ ra rằng: tới 95% số chủ doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi phỏng vấn theo ngẫu hứng, thiếu mục đích và không thể đánh giá năng lực thực sự của ứng viên.

Những câu hỏi như "Điểm yếu nhất của anh là gì?" - sẽ là cơ hội để ứng viên trả lời: Là em quá ham việc, nhiều khi không biết dành thời gian cho gia đình"!

Những câu hỏi kiểu "Gặp tình huống này anh sẽ làm gì?" chỉ là cơ hội để ứng viên phô diễn trí tưởng tượng và thuộc bài hơn là khả năng. Thiếu năng lực trong tuyển dụng khiến doanh nghiệp không thể lựa chọn đúng nhân tài.

Không chỉ dừng lại ở kết quả lựa chọn người không phù hợp với doanh nghiệp là sự ra đi không tránh khỏi của họ. Thực tế chứng minh rất nhiều "sao" các công ty đa quốc gia không thể trụ nổi 6 tháng khi sang các công ty Việt Nam. Một nguyên nhân được nhắc tới nhiều là không phù hợp trong cách làm việc.

Tránh mất người trong khâu tuyển dụng quan trọng là chiến lược giữ người giỏi, doanh nghiệp Việt Nam đang coi nhẹ và nhiều khi lãng quên.