“Mặt trận” chống khủng hoảng mới của Mỹ
Tình trạng thắt chặt thanh khoản đe dọa nghiêm trọng kinh tế Mỹ, buộc FED phải có những hành động xa hơn và mạnh hơn
Tình hình khủng hoảng tiếp tục xấu đi trên toàn cầu, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng gấp đôi số tiền bơm vào thị trường, đồng thời tuyên bố sẽ hành động trên “một số mặt trận” chống khủng hoảng khác.
“Cơn lốc” tài chính đã không chỉ “đè bẹp” ngành tài chính Mỹ, đe dọa hệ thống ngân hàng châu Âu, đẩy chứng khoán toàn cầu lao dốc, mà còn đang uy hiếp hầu hết các lĩnh vực khác cũng như các chính quyền bang ở địa phương trên nước Mỹ.
Hành động nhanh
Ngay trong buổi sáng thứ Hai (6/10), trước khi thị trường Mỹ mở cửa, nhóm làm việc về thị trường tài chính của Tổng thống Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch FED Ben Bernanke, đã ra tuyên bố cho biết sẽ nhanh chóng thực hiện các thẩm quyền được trao cho các nhà chức trách liên bang trong đạo luật giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD.
Đồng thời, nhóm này cũng tuyên bố sẽ hành động “với một lực lượng lớn trên một số mặt trận”.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, FED tuyên bố sẽ tăng gấp đôi khoản bơm vốn định kỳ vào thị trường nhằm tăng cường thanh khoản cho hệ thống tài chính. Theo đó, các khoản vay tiền mặt 28 ngày và 84 ngày sẽ được tăng lên mức 150 tỷ USD cho mỗi kỳ hạn, có hiệu lực ngay lập tức.
Với số tiền 300 tỷ bơm thêm vào thị trường này, tổng số tiền cho vay theo chương trình cho vay khẩn cấp của Chính phủ Mỹ dành cho thị trường tài chính nước này thiết lập hồi tháng 12 năm ngoái có tên Term Auction Facility (TAF) đã tăng lên mức 600 tỷ USD. Trong tháng 11 tới, mức cho vay 150 tỷ USD mỗi kỳ hạn trên tiếp tục được duy trì ở mức 150 tỷ USD. Do đó, tổng số tiền cho vay theo TAF tới cuối năm nay có khả năng sẽ là 900 tỷ USD.
Tháng 12 năm ngoái, với sự ra đời của TAF, FED bắt đầu bán đấu giá các khoản vay tiền mặt cho các ngân hàng thương mại, với nhiều loại tài sản thế chấp, bao gồm cả các loại chứng khoán địa ốc có tính thanh khoản thấp. Ban đầu, tổng mức cho vay của cả hai kỳ hạn 28 ngày và 84 ngày chỉ là 20 tỷ USD trong mỗi đợt đấu giá, nhưng tới tháng 5 vừa qua, mức cho vay đã lên tới 150 tỷ USD và được duy trì cho tới trước khi được tăng gấp đôi lên 300 tỷ USD ngày 6/10 này.
Cùng với việc tăng gấp đôi số vốn bơm vào hệ thống tài chính, FED cũng bắt đầu trả lại suất đối với dự trữ của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng nguồn lực tài chính để đối phó với khủng hoảng. Cụ thể, dự trữ bắt buộc của các ngân hàng sẽ được trả mức lãi suất thấp hơn 0,1% so với lãi suất cơ bản USD của FED. Mức dự trữ vượt mức bắt buộc sẽ được trả lãi suất 0,75% thấp hơn lãi suất cơ bản USD của FED.
“Những hành động trên sẽ khuyến khích việc cho vay trên thị trường tài chính nhằm giảm bớt các áp lực và tăng cường khả năng của các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong việc vay vốn”, FED tuyên bố.
Doanh nghiệp Mỹ cạn vốn
Theo giới phân tích, có khả năng FED sẽ phải mở rộng nỗ lực chống khủng hoảng sang giới doanh nghiệp và các địa phương ở nước này, thay vì chỉ dừng ở gói giải cứu 700 tỷ USD cho ngành tài chính.
Những số liệu mới cho thấy, tình hình các doanh nghiệp Mỹ đang trong tình trạng bi đát không kém gì tình hình ở Phố Wall tháng trước.
Nhiều công ty lớn của Mỹ, từ hãng lốp xe Goodyear Tire & Rubber, hãng năng lượng Duke Energy, công ty xuất bản Gannett, tới hãng thiết bị xây dựng Caterpillar đang buộc phải dùng tới hạn mức tín dụng khẩn cấp của họ hoặc trả mức lãi suất cao hơn để vay tiền do các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các hãng này, mặc họ hầu như chẳng gì nhiều tới hoạt động cho vay dưới chuẩn.
Tình trạng kẹt vốn trong lĩnh vực sản xuất - tiêu dùng của Mỹ đang đe dọa tới việc thanh toán cho nhà cung cấp, trả lương công nhân viên và quay vòng nợ của các công ty thuộc các ngành này. “Rõ ràng là phần còn lại của nền kinh tế Mỹ đang chịu tác động mạnh của tình trạng thắt chặt tín dụng. Bây chỉ mới là thời điểm bắt đầu mà những lĩnh vực này bắt đầu quá trình đi chệch hướng”, kinh tế gia trưởng thị trường Mỹ Kurt Karl của hãng tái bảo hiểm Thụy Sỹ Swiss Reinsurance nhận định.
Theo số liệu của FED, trong ngày 1/10, thị trường thương phiếu (commercial paper) - các loại giấy tờ có giá thường có thời hạn 270 ngày hoặc ít hơn, được dùng để thanh toán cho các chi phí như lương công nhân viên, tiền thuê văn phòng… đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm là 1.600 tỷ USD. Gannett, hãng xuất bản báo chí lớn nhất nước Mỹ, cho biết, trong ngày 1/10, hãng này đã phải sử dụng tới một hạn ngạch tín dụng chu chuyển để có vốn cho việc hoàn trả thương phiếu của họ.
Tuần trước, hãng điện lực Duke Energy cũng phải sử dụng khoảng 1 tỷ USD trong một thỏa thuận tín dụng trị giá 3,2 tỷ USD sau khi nhận thấy mình có thể không có khả năng thực hiện kế hoạch tìm nguồn vốn mới. Hãng Caterpillar đã phải trả mức chênh lệch lãi suất cao nhất trong ít nhất 3 thập kỷ qua so với trái phiếu kho bạc Mỹ trong một đợt bán ra các loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm mà doanh nghiệp này phát hành để huy động vốn.
Cũng trong tuần trước, doanh số thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ sụt giảm còn 1,25 tỷ USD, đánh dấu 4 tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1999 tới nay.
“Việc các công ty lớn của Mỹ không thể gia hạn các khoản vay ngắn hạn có thể có những tác động tàn phá đối với kinh tế Mỹ”, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Michael Conaway bang Texas, người đã thay đổi quan điểm trong lần bỏ phiếu cuối tại Hạ viện Mỹ đối với kế hoạch 700 tỷ USD hồi cuối tuần trước từ chống sang thuận, nhận định.
Ngân hàng hạn chế cho vay lẫn nhau
Mặc dù niềm tin đã tăng lên sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn kế hoạch giải cứu, các ngân hàng vẫn găm giữ tiền mặt. Điều này cho thấy, việc mua vào các tài sản xấu theo kế hoạch trên chưa chắc đã có khả năng ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng.
“Kế hoạch này sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề, và không nên hy vọng tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng. Đây là thời điểm đặc thù của chu kỳ khủng hoảng này - thời điểm mà các ngân hàng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay”, kinh tế gia trưởng Mickey Levy của Bank of America nhận định.
Lượng tiền cho vay giữa các ngân hàng trên toàn cầu đang tiếp tục giảm mạnh do các ngân hàng găm vốn vì lo sợ khủng hoảng. Ngày 6/10, lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng ở London đã tăng lên mức 4,29%, đạt mức chênh cao nhất so với lãi suất USD cơ bản của FED kể từ khi FED bắt đầu áp dụng loại lãi suất này như một công cụ điều hành chính vào khoảng năm 1990.
Giới phân tích cho rằng, việc lãi suất Libor tăng mạnh là một trong những lý do trực tiếp khiến FED phải tăng mạnh lượng tiền bơm vào thị trường trong ngày 6/10 như nói ở trên.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Jerry Moran đã kêu gọi FED cân nhắc việc đảm bảo cho các khoản vay giữa các ngân hàng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tất cả những quyền lực sẵn có của mình để làm dịu bớt tình trạng căng thẳng hiện nay trên thị trường tín dụng", ông Bernanke tuyên bố hôm 3/10. Ngày 7/10 này, ông Bernanke sẽ có một bài diễn văn thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận về nền kinh tế Mỹ.
Các nhà đầu tư dự báo FED sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 28-29/10 tới nhằm hạ nhiệt lãi suất cho vay trên thị trường và khuyến khích các ngân hàng cho nhau vay vốn.
Chính quyền các bang cũng “lao đao”
Giống như cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền các bang và địa phương ở Mỹ cũng đang thiếu tiền mặt trầm trọng và có thể phải cần tới sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang.
Trong một bức thư hôm 2/10, Thống đốc bang California, ông Arnold Schwarzenegger nói với Bộ trưởng Bộ Tài chính Paulson rằng, bang California của ông và các bang khác “có thể buộc phải cầu viện Bộ Tài chính Mỹ cấp cho các khoản vay ngắn hạn” nếu cuộc khủng hoảng không dịu đi.
“Nếu các bang không thể vay tiền trên thị trường tín dụng, Bộ Tài chính cần cân nhắc việc cho họ vay”, ông Ben Watkins, một thành viên của ủy ban nợ thuộc Hiệp hội Các quan chức tài chính của Chính phủ Mỹ cho hay. Ông khẳng định, nếu không có vốn, các bang không thể vận hành hệ thống chăn sóc sức khỏe, trường học, đường xá và các dịch vụ khác.
Tình hình thị trường ảm đạm đã buộc bang Oregon phải hủy kế hoạch phát hành 21 triệu USD trái phiếu nhằm huy động vốn cho hệ thống trường đại học của bang này.
Theo ông Adam Posen, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson của Mỹ, vấn đề tài chính của chính quyền các bang và địa phương đã trở thành một mối quan ngại của ông Bernanke và ông Paulson. “Lúc này, có hai vấn đề là: Chặn đứng nỗi hoảng sợ tức thời và cấu trúc lại hệ thống tài chính”, ông Posen nói.
(Theo Bloomberg, AP, CNN, Reuters)
“Cơn lốc” tài chính đã không chỉ “đè bẹp” ngành tài chính Mỹ, đe dọa hệ thống ngân hàng châu Âu, đẩy chứng khoán toàn cầu lao dốc, mà còn đang uy hiếp hầu hết các lĩnh vực khác cũng như các chính quyền bang ở địa phương trên nước Mỹ.
Hành động nhanh
Ngay trong buổi sáng thứ Hai (6/10), trước khi thị trường Mỹ mở cửa, nhóm làm việc về thị trường tài chính của Tổng thống Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch FED Ben Bernanke, đã ra tuyên bố cho biết sẽ nhanh chóng thực hiện các thẩm quyền được trao cho các nhà chức trách liên bang trong đạo luật giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD.
Đồng thời, nhóm này cũng tuyên bố sẽ hành động “với một lực lượng lớn trên một số mặt trận”.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày, FED tuyên bố sẽ tăng gấp đôi khoản bơm vốn định kỳ vào thị trường nhằm tăng cường thanh khoản cho hệ thống tài chính. Theo đó, các khoản vay tiền mặt 28 ngày và 84 ngày sẽ được tăng lên mức 150 tỷ USD cho mỗi kỳ hạn, có hiệu lực ngay lập tức.
Với số tiền 300 tỷ bơm thêm vào thị trường này, tổng số tiền cho vay theo chương trình cho vay khẩn cấp của Chính phủ Mỹ dành cho thị trường tài chính nước này thiết lập hồi tháng 12 năm ngoái có tên Term Auction Facility (TAF) đã tăng lên mức 600 tỷ USD. Trong tháng 11 tới, mức cho vay 150 tỷ USD mỗi kỳ hạn trên tiếp tục được duy trì ở mức 150 tỷ USD. Do đó, tổng số tiền cho vay theo TAF tới cuối năm nay có khả năng sẽ là 900 tỷ USD.
Tháng 12 năm ngoái, với sự ra đời của TAF, FED bắt đầu bán đấu giá các khoản vay tiền mặt cho các ngân hàng thương mại, với nhiều loại tài sản thế chấp, bao gồm cả các loại chứng khoán địa ốc có tính thanh khoản thấp. Ban đầu, tổng mức cho vay của cả hai kỳ hạn 28 ngày và 84 ngày chỉ là 20 tỷ USD trong mỗi đợt đấu giá, nhưng tới tháng 5 vừa qua, mức cho vay đã lên tới 150 tỷ USD và được duy trì cho tới trước khi được tăng gấp đôi lên 300 tỷ USD ngày 6/10 này.
Cùng với việc tăng gấp đôi số vốn bơm vào hệ thống tài chính, FED cũng bắt đầu trả lại suất đối với dự trữ của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng nguồn lực tài chính để đối phó với khủng hoảng. Cụ thể, dự trữ bắt buộc của các ngân hàng sẽ được trả mức lãi suất thấp hơn 0,1% so với lãi suất cơ bản USD của FED. Mức dự trữ vượt mức bắt buộc sẽ được trả lãi suất 0,75% thấp hơn lãi suất cơ bản USD của FED.
“Những hành động trên sẽ khuyến khích việc cho vay trên thị trường tài chính nhằm giảm bớt các áp lực và tăng cường khả năng của các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong việc vay vốn”, FED tuyên bố.
Doanh nghiệp Mỹ cạn vốn
Theo giới phân tích, có khả năng FED sẽ phải mở rộng nỗ lực chống khủng hoảng sang giới doanh nghiệp và các địa phương ở nước này, thay vì chỉ dừng ở gói giải cứu 700 tỷ USD cho ngành tài chính.
Những số liệu mới cho thấy, tình hình các doanh nghiệp Mỹ đang trong tình trạng bi đát không kém gì tình hình ở Phố Wall tháng trước.
Nhiều công ty lớn của Mỹ, từ hãng lốp xe Goodyear Tire & Rubber, hãng năng lượng Duke Energy, công ty xuất bản Gannett, tới hãng thiết bị xây dựng Caterpillar đang buộc phải dùng tới hạn mức tín dụng khẩn cấp của họ hoặc trả mức lãi suất cao hơn để vay tiền do các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các hãng này, mặc họ hầu như chẳng gì nhiều tới hoạt động cho vay dưới chuẩn.
Tình trạng kẹt vốn trong lĩnh vực sản xuất - tiêu dùng của Mỹ đang đe dọa tới việc thanh toán cho nhà cung cấp, trả lương công nhân viên và quay vòng nợ của các công ty thuộc các ngành này. “Rõ ràng là phần còn lại của nền kinh tế Mỹ đang chịu tác động mạnh của tình trạng thắt chặt tín dụng. Bây chỉ mới là thời điểm bắt đầu mà những lĩnh vực này bắt đầu quá trình đi chệch hướng”, kinh tế gia trưởng thị trường Mỹ Kurt Karl của hãng tái bảo hiểm Thụy Sỹ Swiss Reinsurance nhận định.
Theo số liệu của FED, trong ngày 1/10, thị trường thương phiếu (commercial paper) - các loại giấy tờ có giá thường có thời hạn 270 ngày hoặc ít hơn, được dùng để thanh toán cho các chi phí như lương công nhân viên, tiền thuê văn phòng… đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm là 1.600 tỷ USD. Gannett, hãng xuất bản báo chí lớn nhất nước Mỹ, cho biết, trong ngày 1/10, hãng này đã phải sử dụng tới một hạn ngạch tín dụng chu chuyển để có vốn cho việc hoàn trả thương phiếu của họ.
Tuần trước, hãng điện lực Duke Energy cũng phải sử dụng khoảng 1 tỷ USD trong một thỏa thuận tín dụng trị giá 3,2 tỷ USD sau khi nhận thấy mình có thể không có khả năng thực hiện kế hoạch tìm nguồn vốn mới. Hãng Caterpillar đã phải trả mức chênh lệch lãi suất cao nhất trong ít nhất 3 thập kỷ qua so với trái phiếu kho bạc Mỹ trong một đợt bán ra các loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm mà doanh nghiệp này phát hành để huy động vốn.
Cũng trong tuần trước, doanh số thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ sụt giảm còn 1,25 tỷ USD, đánh dấu 4 tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1999 tới nay.
“Việc các công ty lớn của Mỹ không thể gia hạn các khoản vay ngắn hạn có thể có những tác động tàn phá đối với kinh tế Mỹ”, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Michael Conaway bang Texas, người đã thay đổi quan điểm trong lần bỏ phiếu cuối tại Hạ viện Mỹ đối với kế hoạch 700 tỷ USD hồi cuối tuần trước từ chống sang thuận, nhận định.
Ngân hàng hạn chế cho vay lẫn nhau
Mặc dù niềm tin đã tăng lên sau khi Hạ viện Mỹ phê chuẩn kế hoạch giải cứu, các ngân hàng vẫn găm giữ tiền mặt. Điều này cho thấy, việc mua vào các tài sản xấu theo kế hoạch trên chưa chắc đã có khả năng ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng.
“Kế hoạch này sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề, và không nên hy vọng tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng. Đây là thời điểm đặc thù của chu kỳ khủng hoảng này - thời điểm mà các ngân hàng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay”, kinh tế gia trưởng Mickey Levy của Bank of America nhận định.
Lượng tiền cho vay giữa các ngân hàng trên toàn cầu đang tiếp tục giảm mạnh do các ngân hàng găm vốn vì lo sợ khủng hoảng. Ngày 6/10, lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng ở London đã tăng lên mức 4,29%, đạt mức chênh cao nhất so với lãi suất USD cơ bản của FED kể từ khi FED bắt đầu áp dụng loại lãi suất này như một công cụ điều hành chính vào khoảng năm 1990.
Giới phân tích cho rằng, việc lãi suất Libor tăng mạnh là một trong những lý do trực tiếp khiến FED phải tăng mạnh lượng tiền bơm vào thị trường trong ngày 6/10 như nói ở trên.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Jerry Moran đã kêu gọi FED cân nhắc việc đảm bảo cho các khoản vay giữa các ngân hàng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tất cả những quyền lực sẵn có của mình để làm dịu bớt tình trạng căng thẳng hiện nay trên thị trường tín dụng", ông Bernanke tuyên bố hôm 3/10. Ngày 7/10 này, ông Bernanke sẽ có một bài diễn văn thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận về nền kinh tế Mỹ.
Các nhà đầu tư dự báo FED sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp ngày 28-29/10 tới nhằm hạ nhiệt lãi suất cho vay trên thị trường và khuyến khích các ngân hàng cho nhau vay vốn.
Chính quyền các bang cũng “lao đao”
Giống như cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền các bang và địa phương ở Mỹ cũng đang thiếu tiền mặt trầm trọng và có thể phải cần tới sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang.
Trong một bức thư hôm 2/10, Thống đốc bang California, ông Arnold Schwarzenegger nói với Bộ trưởng Bộ Tài chính Paulson rằng, bang California của ông và các bang khác “có thể buộc phải cầu viện Bộ Tài chính Mỹ cấp cho các khoản vay ngắn hạn” nếu cuộc khủng hoảng không dịu đi.
“Nếu các bang không thể vay tiền trên thị trường tín dụng, Bộ Tài chính cần cân nhắc việc cho họ vay”, ông Ben Watkins, một thành viên của ủy ban nợ thuộc Hiệp hội Các quan chức tài chính của Chính phủ Mỹ cho hay. Ông khẳng định, nếu không có vốn, các bang không thể vận hành hệ thống chăn sóc sức khỏe, trường học, đường xá và các dịch vụ khác.
Tình hình thị trường ảm đạm đã buộc bang Oregon phải hủy kế hoạch phát hành 21 triệu USD trái phiếu nhằm huy động vốn cho hệ thống trường đại học của bang này.
Theo ông Adam Posen, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson của Mỹ, vấn đề tài chính của chính quyền các bang và địa phương đã trở thành một mối quan ngại của ông Bernanke và ông Paulson. “Lúc này, có hai vấn đề là: Chặn đứng nỗi hoảng sợ tức thời và cấu trúc lại hệ thống tài chính”, ông Posen nói.
(Theo Bloomberg, AP, CNN, Reuters)