Máy bay AirAsia có thể đã nổ trước khi rơi xuống biển
Theo một quan chức Indonesia, có vẻ như máy bay đã bị nổ trước khi rơi xuống biển do sự thay đổi lớn về áp suất không khí
Sau khi trục vớt được một phần hộp đen của chiếc máy bay AirAsia bị rơi xuống biển Java, một số quan chức Indonesia nghiêng về khả năng máy bay đã bị nổ trên không trước khi rơi xuống biển.
Hôm qua (12/1), các thợ lặn đã trục vớt bộ ghi dữ liệu chuyến bay, một phần của hộp đen chuyến bay QZ8501. Ông Supriyadi, điều phối viên Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn Quốc gia Indonesia, cho biết, bộ ghi âm buồng lái - phần còn lại của hộp đen - có vẻ như đang mắc kẹt dưới một cánh của máy bay.
Theo dự kiến, các nhà tìm kiếm sẽ dùng các túi khí nâng phần cánh này lên để trục vớt bộ ghi âm buồng lái trong ngày hôm nay (13/1).
Ông Supriyadi nói rằng, các mảnh vỡ của chiếc Airbus A320-200 cho thấy, có vẻ như máy bay đã bị nổ trước khi rơi xuống biển do sự thay đổi lớn về áp suất không khí. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Supriyadi nói, phía bên trái của máy bay có vẻ như bị nứt vỡ, dẫn tới giả thiết về thay đổi áp suất khiến máy bay nổ.
Vị quan chức này còn nhấn mạnh việc các ngư dân trong vùng nói đã nghe thấy một tiếng nổ lớn và khói bốc lên ở mặt biển vào thời điểm mà máy bay được cho là rơi.
Tuy nhiên, một quan chức khác đã bác bỏ khả năng máy bay nổ tung. “Chưa có dữ liệu nào ủng hộ giả thiết như thế”, điều tra viên Santoso Sayogo thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Indonesia, phát biểu.
Hôm qua, bộ ghi dữ liệu chuyến bay đã được đưa về Jakarta để phân tích. Chuyến bay QZ8501 với 162 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống biển Java vào hôm 28/12 khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia, tới Singapore. Đây được xem là một chặng bay ngắn.
Nhà chức trách cho biết, bộ ghi dữ liệu chuyến bay được tìm thấy trong tình trạng tốt. Các điều tra viên có thể sẽ cần tới một tháng để đọc toàn bộ dữ liệu trong thiết bị này.
Từ hôm qua, thời tiết ở khu vực máy bay rơi đã thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm. Đến nay, đã có 48 thi thể nạn nhân được trục vớt.
Hôm qua (12/1), các thợ lặn đã trục vớt bộ ghi dữ liệu chuyến bay, một phần của hộp đen chuyến bay QZ8501. Ông Supriyadi, điều phối viên Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn Quốc gia Indonesia, cho biết, bộ ghi âm buồng lái - phần còn lại của hộp đen - có vẻ như đang mắc kẹt dưới một cánh của máy bay.
Theo dự kiến, các nhà tìm kiếm sẽ dùng các túi khí nâng phần cánh này lên để trục vớt bộ ghi âm buồng lái trong ngày hôm nay (13/1).
Ông Supriyadi nói rằng, các mảnh vỡ của chiếc Airbus A320-200 cho thấy, có vẻ như máy bay đã bị nổ trước khi rơi xuống biển do sự thay đổi lớn về áp suất không khí. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Supriyadi nói, phía bên trái của máy bay có vẻ như bị nứt vỡ, dẫn tới giả thiết về thay đổi áp suất khiến máy bay nổ.
Vị quan chức này còn nhấn mạnh việc các ngư dân trong vùng nói đã nghe thấy một tiếng nổ lớn và khói bốc lên ở mặt biển vào thời điểm mà máy bay được cho là rơi.
Tuy nhiên, một quan chức khác đã bác bỏ khả năng máy bay nổ tung. “Chưa có dữ liệu nào ủng hộ giả thiết như thế”, điều tra viên Santoso Sayogo thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Indonesia, phát biểu.
Hôm qua, bộ ghi dữ liệu chuyến bay đã được đưa về Jakarta để phân tích. Chuyến bay QZ8501 với 162 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống biển Java vào hôm 28/12 khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia, tới Singapore. Đây được xem là một chặng bay ngắn.
Nhà chức trách cho biết, bộ ghi dữ liệu chuyến bay được tìm thấy trong tình trạng tốt. Các điều tra viên có thể sẽ cần tới một tháng để đọc toàn bộ dữ liệu trong thiết bị này.
Từ hôm qua, thời tiết ở khu vực máy bay rơi đã thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm. Đến nay, đã có 48 thi thể nạn nhân được trục vớt.