Microsoft đang bị “sao xấu” chiếu tướng?
Nhiều người tin rằng Steven Sinofsky là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ giám đốc điều hành của tập đoàn Microsoft
Phiên giao dịch 13/11, giá cổ phiếu của tập đoàn phần mềm Microsoft đã giảm mạnh sau sự ra đi bất ngờ của Steven Sinofsky, lãnh đạo mảng hệ điều hành Windows, đồng thời là "cha đẻ" của Windows 8.
Trong thông báo đưa ra cùng ngày, Microsoft cho biết, giám đốc bộ phận phát triển Windows Steven Sinofsky sẽ rời khỏi Microsoft, thay thế ông sẽ là bà Julie Larson-Green. Tập đoàn phần mềm không hề đưa ra bất kỳ lý do nào để giải thích cho sự ra đi đột ngột của ông Sinofsky.
Chuyên gia phân tích Walter Pritchard của ngân hàng Citigroup cho rằng, việc ông Sinofsky rời bỏ chức giám đốc Windows là một yếu tố tiêu cực, còn chuyên gia Rick Sherlund của Nomura thì nói rằng, động thái này có khả năng là dấu hiệu căng thẳng giữa ban điều hành Microsoft.
Theo đánh giá của nhà phân tích Carolina Milanese của Gartner, sự ra đi này rất đột ngột và kỳ lạ, không có giai đoạn bàn giao. "Nhiều người cho rằng sự ra đi này bắt nguồn từ việc Surface có doanh số bán hàng khiêm tốn, nhưng thật khó tin rằng đây là toàn bộ nguyên nhân", bà nói.
Còn theo trang The Verge, nhiều khả năng là do Sinofsky ông không hợp tác tốt với các bộ phận khác. Điều này không có gì quá ngạc nhiên. Ngay từ thời dự án Courier ông đã bị một số bộ phận trong công ty như lực lượng sáng tạo do J Allard lãnh đạo không muốn cùng làm việc.
Steven Sinofsky chính thức gia nhập Microsoft từ năm 1989 và ban đầu đảm nhiệm vị trí kỹ sư thiết kế phần mềm. Những dấu ấn của ông trên từng sản phẩm của Microsoft đã khiến nhiều người tin rằng Sinofsky là ứng viên sáng giá nhất cho chức Giám đốc điều hành của Microsoft.
Danh tiếng của ông càng trở nên nổi bật hơn sau sự kiện ra mắt hai sản phẩm được xem là "hot" nhất thập niên này của Microsoft, là Windows 8 và máy tính bảng Surface, mặc dù còn quá sớm để nói về thành công hay thất bại. Tuy nhiên, bản thân Sinofsky cũng dính phải nhiều tai tiếng.
The Verge dẫn một vài nguồn tin trong nội bộ của Microsoft cho biết rằng, Steven Sinofsky được mô tả như một nhân vật khó chịu, xông xáo trong việc kiểm soát sản phẩm và ngăn cản tất cả những gì có thể làm giảm bớt vai trò của Windows, điều có thể làm giảm bớt sức mạnh của ông.
Trên thực tế, trong làng công nghệ cũng có một thuật ngữ được mang tên ông, đó là "phương pháp Sinofsky", lên kế hoạch trước rồi xây dựng, có nghĩa là các khâu quản lý trung gian bị cắt bỏ. Tuy phương pháp này hiệu quả, nhưng không được những lãnh đạo khác của Microsoft đồng tình.
Một số ý kiến chia sẻ rằng các lãnh đạo khác cảm thấy bị thúc ép phải làm theo cách của Sinofsky. Chính vì thế, mâu thuẫn giữa Sinofsky và các nhà lãnh đạo khác trong công ty càng ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
Một quan điểm khác của Microsoft cũng bị chỉ trích mạnh là việc ông tuân thủ nguyên tắc bí mật tuyệt đối. Điều này tuy có lợi cho sản phẩm trước khi ra mắt, nhưng lại khiến các khách hàng quan trọng của hãng cảm thấy bực bội vì luôn rơi vào thế bị động khi làm việc chung với Sinofsky.
Do đó, theo nhiều chuyên gia phân tích, việc ông Sinofsky phải rời bỏ Microsoft sớm muộn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc ông ra đi đột ngột vẫn là một cú sốc lớn. Phiên 13/11, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm gần 3%, xuống còn 27,18 USD. Đầu phiên giá cổ phiếu này còn giảm tới 4%.
Trang Market Watch bình luận, hiện chưa rõ đường hướng tương lai của mảng Windows. Còn theo trang Cnet, tân giám đốc mảng này, bà Julie Larson-Green là một phụ nữ tài năng với nhiều thành tích đáng nể. Julie đã làm việc tại Microsoft 19 năm, là chuyên gia thiết kế User Experience.
Tương tự như người tiền nhiệm Steven Sinofsky, bà vốn là nhân viên của đội Office trước khi trở thành phó chủ tịch của Windows Experience và trong suốt thời gian đó, bà làm việc dưới sự chỉ đạo của Antoine Leblond, người hiện là phó chủ tịch của dịch vụ web Windows Web Services.
Năm 2005, bà là người đã giới thiệu bộ Office 2007 và một năm sau là Windows Vista. Năm 2008, bà công bố một loạt máy tính Windows 7 cảm ứng và giành giải lãnh đạo kỹ thuật tiêu biểu. Khi Windows 8 ra đời với thiết kế dựa trên tính năng cảm ứng, bà là cánh tay phải của Sinofsky.
Khác với phong cách lãnh đạo kỷ luật thép của Steven Sinofsky, Julie Larson-Green luôn mong muốn nhân viên làm việc gần gũi với nhau và gắn bó như người một nhà để xây dựng một nền văn hoá làm việc ở đó mọi nhân viên đều giao tiếp với nhau, cùng nhau xây dựng sản phẩm tốt hơn.
Trong thông báo đưa ra cùng ngày, Microsoft cho biết, giám đốc bộ phận phát triển Windows Steven Sinofsky sẽ rời khỏi Microsoft, thay thế ông sẽ là bà Julie Larson-Green. Tập đoàn phần mềm không hề đưa ra bất kỳ lý do nào để giải thích cho sự ra đi đột ngột của ông Sinofsky.
Chuyên gia phân tích Walter Pritchard của ngân hàng Citigroup cho rằng, việc ông Sinofsky rời bỏ chức giám đốc Windows là một yếu tố tiêu cực, còn chuyên gia Rick Sherlund của Nomura thì nói rằng, động thái này có khả năng là dấu hiệu căng thẳng giữa ban điều hành Microsoft.
Theo đánh giá của nhà phân tích Carolina Milanese của Gartner, sự ra đi này rất đột ngột và kỳ lạ, không có giai đoạn bàn giao. "Nhiều người cho rằng sự ra đi này bắt nguồn từ việc Surface có doanh số bán hàng khiêm tốn, nhưng thật khó tin rằng đây là toàn bộ nguyên nhân", bà nói.
Còn theo trang The Verge, nhiều khả năng là do Sinofsky ông không hợp tác tốt với các bộ phận khác. Điều này không có gì quá ngạc nhiên. Ngay từ thời dự án Courier ông đã bị một số bộ phận trong công ty như lực lượng sáng tạo do J Allard lãnh đạo không muốn cùng làm việc.
Steven Sinofsky chính thức gia nhập Microsoft từ năm 1989 và ban đầu đảm nhiệm vị trí kỹ sư thiết kế phần mềm. Những dấu ấn của ông trên từng sản phẩm của Microsoft đã khiến nhiều người tin rằng Sinofsky là ứng viên sáng giá nhất cho chức Giám đốc điều hành của Microsoft.
Danh tiếng của ông càng trở nên nổi bật hơn sau sự kiện ra mắt hai sản phẩm được xem là "hot" nhất thập niên này của Microsoft, là Windows 8 và máy tính bảng Surface, mặc dù còn quá sớm để nói về thành công hay thất bại. Tuy nhiên, bản thân Sinofsky cũng dính phải nhiều tai tiếng.
The Verge dẫn một vài nguồn tin trong nội bộ của Microsoft cho biết rằng, Steven Sinofsky được mô tả như một nhân vật khó chịu, xông xáo trong việc kiểm soát sản phẩm và ngăn cản tất cả những gì có thể làm giảm bớt vai trò của Windows, điều có thể làm giảm bớt sức mạnh của ông.
Trên thực tế, trong làng công nghệ cũng có một thuật ngữ được mang tên ông, đó là "phương pháp Sinofsky", lên kế hoạch trước rồi xây dựng, có nghĩa là các khâu quản lý trung gian bị cắt bỏ. Tuy phương pháp này hiệu quả, nhưng không được những lãnh đạo khác của Microsoft đồng tình.
Một số ý kiến chia sẻ rằng các lãnh đạo khác cảm thấy bị thúc ép phải làm theo cách của Sinofsky. Chính vì thế, mâu thuẫn giữa Sinofsky và các nhà lãnh đạo khác trong công ty càng ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
Một quan điểm khác của Microsoft cũng bị chỉ trích mạnh là việc ông tuân thủ nguyên tắc bí mật tuyệt đối. Điều này tuy có lợi cho sản phẩm trước khi ra mắt, nhưng lại khiến các khách hàng quan trọng của hãng cảm thấy bực bội vì luôn rơi vào thế bị động khi làm việc chung với Sinofsky.
Do đó, theo nhiều chuyên gia phân tích, việc ông Sinofsky phải rời bỏ Microsoft sớm muộn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc ông ra đi đột ngột vẫn là một cú sốc lớn. Phiên 13/11, giá cổ phiếu của Microsoft đã giảm gần 3%, xuống còn 27,18 USD. Đầu phiên giá cổ phiếu này còn giảm tới 4%.
Trang Market Watch bình luận, hiện chưa rõ đường hướng tương lai của mảng Windows. Còn theo trang Cnet, tân giám đốc mảng này, bà Julie Larson-Green là một phụ nữ tài năng với nhiều thành tích đáng nể. Julie đã làm việc tại Microsoft 19 năm, là chuyên gia thiết kế User Experience.
Tương tự như người tiền nhiệm Steven Sinofsky, bà vốn là nhân viên của đội Office trước khi trở thành phó chủ tịch của Windows Experience và trong suốt thời gian đó, bà làm việc dưới sự chỉ đạo của Antoine Leblond, người hiện là phó chủ tịch của dịch vụ web Windows Web Services.
Năm 2005, bà là người đã giới thiệu bộ Office 2007 và một năm sau là Windows Vista. Năm 2008, bà công bố một loạt máy tính Windows 7 cảm ứng và giành giải lãnh đạo kỹ thuật tiêu biểu. Khi Windows 8 ra đời với thiết kế dựa trên tính năng cảm ứng, bà là cánh tay phải của Sinofsky.
Khác với phong cách lãnh đạo kỷ luật thép của Steven Sinofsky, Julie Larson-Green luôn mong muốn nhân viên làm việc gần gũi với nhau và gắn bó như người một nhà để xây dựng một nền văn hoá làm việc ở đó mọi nhân viên đều giao tiếp với nhau, cùng nhau xây dựng sản phẩm tốt hơn.