11:20 13/05/2016

Mơ một mâm cơm sạch!

PV

Mơ một mâm cơm sạch! - Ảnh 1

Chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải “đương đầu” với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Từ các món ăn khô đến ướt, từ món mặn đến món ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ bị đầu độc từ thực phẩm luôn rình rập. Cái sự bẩn của thực phẩm dường như không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà đã có người cho rằng, tình trạng bệnh ung thư gia tăng cũng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm hóa chất… Gọi tên… hoá chất Một câu cửa miệng của hầu hết những bà nội trợ mỗi khi xách làn đi chợ, là "Quả này của Việt Nam hay Trung Quốc?", "Rau này có phun thuốc sâu không?", "Lợn có ăn tăng trọng không?", "Gà ăn cám hay tăng trọng?"… Những câu hỏi được hầu hết những người bán hàng trả lời một cách qua loa "làm gì có" hoặc "yên tâm"… nhưng đều không làm cho người tiêu dùng cảm thấy yên dạ với những thực phẩm, rau quả mình mua được dù đó là từ chợ, siêu thị hay các cửa hàng hoa quả sạch. Lúa thì phun thuốc trừ sâu từ khi mới làm đòng, heo thì nuôi bằng chất tạo nạc, thuốc tăng trọng, trước khi giết mổ thì bị tiêm thuốc an thần và bơm nước để tăng trọng lượng trước khi giết mổ. Gà, vịt thì nuôi nhốt và cho ăn thức ăn công nghiệp; tôm, cua, cá cũng phải sống trong môi trường nước bị xử lý bằng hóa chất, hoặc nhiễm thuốc trừ sâu độc hại từ các kênh mương đồng ruộng. Còn rau và trái cây thì không thể nào biết được là người trồng và người bán đã tưới phân và ngâm ủ bằng những loại hóa chất độc hại gì trước khi đến tay người tiêu dùng… Các bà nội trợ hoang mang, và người dân thì không ai yên tâm về mâm cơm của mình. Nhìn vào mâm cơm hiện nay giống như một bi kịch. Nhiều người chỉ biết nuốt nước mắt ăn bởi vì thực phẩm độc hại bao quanh mâm cơm từ món chính đến món phụ, từ rau đến gia vị, củ quả... Người tiêu dùng giờ không còn lựa chọn, biết độc, biết hại đấy nhưng vẫn phải ăn. Họ đành sống chung với lũ trong nỗi bất lực, thỏa hiệp với lí thuyết phản khoa học trước đây: “Ăn bẩn sống lâu”!

Mơ một mâm cơm sạch! - Ảnh 2

Săn tìm thực phẩm sạch Chuyện đồ ăn bẩn, độc hại dường như đã quá quen thuộc với người dân Việt. Thế nhưng, trước khi chờ các cơ quan chức năng vào cuộc và để tránh ăn phải những món ăn chứa đầy độc hại đó, người dân thành thị giờ phải tìm đủ cách để có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm cho gia đình mình. Trồng rau sạch trên đường quốc lộ, hay những vườn rau, chuồng gà ngoài vỉa hè hay treo chót vót trên những toàn nhà cao tầng, những dãy hộp xốp tự trồng rau ở ban công hay sân thượng... Thậm chí là… gầm bàn, dải phân cách đường, chậu cảnh, đất công viên, bệnh viện... giờ cũng được tận dụng để trồng rau, nuôi gà sạch. Hay ở nhiều gia đình, toàn bộ thực phẩm dùng hàng ngày đều được vận chuyển từ quê lên. Tất cả không thiếu một thứ gì từ mớ rau, con cá, quá trứng cho đến cọng hành, củ tỏi... Một số gia đình có điều kiện còn về quê mua đất đào ao thả cá, xây chuồng trại nuôi lợn gà, thuê người trồng rau sạch để cung cấp cho gia đình minhg. Hay cũng có người mua cả đàn gà, vườn rau rồi nhờ người nhà gửi lên thành phố ăn dần. Mặc dù nhiều người cẩn thận mua các rau củ, quả sạch từ các vùng trồng rau an toàn nhưng trên thực tế, nhiều khi đó chỉ là cái mác gắn vào để dễ bán hàng, còn đằng sau thuốc trừ sâu, chất kích thích... vẫn được dùng tràn lan. Được ăn thực phẩm sạch hàng ngày vì thế vẫn là ước mơ xa xỉ với nhiều người. Nhận biết “thực phẩm bẩn” bằng mắt thường Bằng trải nghiệm thực tế, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết bằng cảm quan những loại thực phẩm thông thường tồn dư các hóa chất độc hại. - Đối với thịt lợn: Khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất corticoid sẽ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang. - Đối với các loại rau ăn lá (rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi…): Khi thấy lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại; đây là những loại rau mà người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người. - Một số loài quả (như cam, quýt, táo, lê, mận, đào…): Khi nhìn thấy bề mặt quả bóng, bảo quản được lâu không bị thối hỏng; đây chính là các loại quả mà thương lái đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản. Riêng đối với quả mít và sầu riêng: Khi quả chín nhưng múi lại không có vị thơm đặc trưng; đây là những quả đã được các thương lái thu mua khi còn xanh và đã dùng hóa chất kích thích để tiêm cho nhanh chín. Nếu bạn ăn thử 1 múi mà nhận thấy điều này, nên lập tức ngừng lại. - Giá đỗ đậu xanh: Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ (điển hình trong các loại hóa chất độc hại này là thuốc SHS có nguồn gốc từ Trung Quốc). Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng. - Đối với miến, bún, bánh phở: Khi nhìn các loại thực phẩm này có mầu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản. - Các loại cá: Khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Những loại cá này khi chế biến sẽ bị teo tóp, cá thường có vị tanh hơn bình thường và thịt có vị “nhạt”.

Mơ một mâm cơm sạch! - Ảnh 3

3 loại trái cây dễ bị xử lý hóa học nhất Đào: Ngâm acid citric công nghiệp. Sau khi được ngâm, đào chín đỏ, lại không dễ bị hỏng. Chất này gây hại cho hệ thống thần kinh, bệnh dị ứng, thậm chí ung thư. Với đào giòn, người ta cho chín 5 phần, ngâm phèn, chất làm ngọt, rượu… khiến đào ngọt và giòn. Thành phần chính của phèn là nhôm sunfat, nếu sử sụng lâu dẫn đến tăng sản xương, giảm trí nhớ, mất trí, giảm tính đàn hồi của da và tăng nếp nhăn. Với đào trắng, cho ngâm lưu huỳnh, sau khi loại bỏ chắc chắn còn dư ôxít lưu huỳnh. Lê: Ngâm expansins để nhanh chín hơn. Sử dụng expansins cho lê nhanh chính rồi người bán sẽ dùng bội tẩy trắng, chất tạp màu vàng chanh để nhuộm màu. Những quả lê dù được rửa kĩ khi làm nước ép đôi khi có mùi hôi và nồng. Loại lê này dễ hỏng, không để được lâu. Táo: dùng chất hoa học nhuộm màu. Chỉ cần ngâm táo trong nước sôi, dù táo có xanh đến đâu cũng nhanh chóng chuyển sang màu đỏ. Một số nhà cung cấp còn sử dụng thuốc nhuộm hóa chất với sáp paraffin công nghiệp rất độc hại. Một số loại rau – quả cần “cảnh giác” Các loại rau ăn lá thường có có dư lượng thuốc trừ sâu bởi vì phiến lá của rau mềm mại, lượng nước nhiều, các loại sâu, trùng thích ăn nên khi trồng phải phun nhiều thuốc trừ sâu bảo vệ. Rau gia vị có lượng thuốc trừ sâu ít hơn do tinh dầu trong các rau này chính là thuốc đuổi côn trùng tự nhiên. Sâu bệnh rất thích đậu đũa, hẹ nên thường bị phun nhiều thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu có tộc tính cao. Dưa chuột, cà chua do độ ẩm môi trường phát triển lớn dễ sinh bệnh, nên thuốc diệt nấm khuẩn nhiều. So với thuốc trừ sâu, thuốc diệt khuẩn nấm gây nguy hại cho cơ thể ít hơn. Một số loại quả như dâu tây, ớt, đào, chery, táo và quả còn xanh, thường có nguy cơ chứa tồn dư thuốc trừ sâu cao. Bơ, chuối, ngô, dưa hấu, súp lơ, bông cải xanh là một số thực phẩm có ít tồn dư thuốc trừ sâu. Mẹo làm sạch thuốc trừ sâu trong thực phẩm Ngâm toàn bộ rau, củ vào nước sạch khoảng 5 - 10 phút và rửa sạch lại một lần nữa. Ngoài ra để tốt hơn bạn dùng nước vo gạo để ngâm rau nhé. Độc tố trong thuốc trừ sâu sẽ được trung hòa hơn. Rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá. Rửa ít nhất 3 – 4 lần trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súplơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu giảm 30%. Sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu. Để an toàn hơn, có lẽ từ giờ bạn không nên ăn các loại nước luộc rau như rau muống, bắp cải, củ cải… Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Phương Anh