Mới bị siết trừng phạt, Triều Tiên lại phóng tên lửa
Trước vụ phóng thử ngày 8/6, Triều Tiên đã thực hiện 78 vụ thử tên lửa đạn đạo kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền
Triều Tiên lại phóng thử một loạt tên lửa tầm ngắn vào sáng sớm ngày 8/6, bất chấp mới bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tăng cường trừng phạt cách đây ít ngày.
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói loại tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng có thể là tên lửa đất đối hạm, dùng để tấn công tàu. Vụ phóng được thực hiện từ thành phố cảng Wonsan thuộc phía Đông Triều Tiên và những quả tên lửa đã bay khoảng 200 km.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Tomomi Inada nói rằng đây có vẻ không phải là loại tên lửa có khả năng vươn tới Nhật Bản.
Vụ phóng thử tên lửa lần thứ 10 kể từ đầu năm của Triều Tiên diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un yêu cầu lực lượng không quân nước này sẵn sàng ném bom tàu sân bay Mỹ đang có mặt ở Thái Bình Dương nhằm thị uy Bình Nhưỡng.
Hôm thứ Ba tuần này, Hải quân Mỹ nói hàng không mẫu hạm Nimitz đã rời cảng San Diego để tham gia tập trận thường kỳ ở Thái Bình Dương cùng với hai tàu sân bay Mỹ khác là Carl Vinson và Ronald Reagan. Theo giới phân tích, việc ba tàu sân bay Mỹ cùng được điều tới Thái Bình Dương thực chất là một cuộc phô trương lực lượng nhằm cảnh báo Triều Tiên.
Vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đình chỉ việc lắp đặt các bộ phận còn lại của hệ thống lá chắn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở khu vực gần Seoul. Lý do mà ông Moon đưa ra cho quyết định này là cần có thêm thời gian cho việc đánh giá tác động môi trường.
Trước đây, ông Moon từng kêu gọi xem lại việc triển khai THAAD, hệ thống được phê chuẩn bởi người tiền nhiệm của ông Moon bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, hai bệ phóng của hệ thống THAAD đã được lắp đặt ở hạt Seongju cách Seoul khoảng 200 km về phía Đông Nam. Hệ thống này cần có thêm 4 bệ phóng nữa được lắp đặt thì mới hoàn thiện.
Tổng thống Moon, người nhậm chức vào tháng 5, đã ra lệnh tiến hành điều tra làm thế nào mà những lô linh kiện THAAD cuối cùng được đưa đến Hàn Quốc mà Bộ Quốc phòng nước này không hề báo cáo ông.
Bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, Triều Tiên thời gian qua đã đẩy nhanh các vụ thử tên lửa nhằm đạt tới khả năng chế tạo một loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ.
Tuần trước, với sự đồng thuận của Mỹ và Trung Quốc, Hội đồng Bảo an đã mở rộng danh sách các cá nhân và thực thể Triều Tiên bị trừng phạt. Sau đó, Triều Tiên đã lên tiếng khẳng định không từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.
Trước vụ phóng thử ngày 8/6, Triều Tiên đã thực hiện 78 vụ thử tên lửa đạn đạo kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2012, trong đó có 61 vụ được xem là thành công. Thông tin này được nghị sỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, đưa ra ngày 7/6.
Tuần trước, Mỹ đã thử nghiệm một hệ thống phòng thủ mà Lầu Năm Góc nói là đã chặn và phá hủy thành công một tên lửa đạn đạo mô hình. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên với giả định Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tới Mỹ.
Từ khi Tổng thống Moon lên cầm quyền ở Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã thử tên lửa 4 lần, làm khó mong muốn của ông Moon về đối thoại với Triều Tiên. Các vụ phóng thử này đều cho thấy Triều Tiên có thể đã có những bước tiến quan trọng về tầm bay và độ chính xác của tên lửa.
Hôm 14/5, Triều Tiên phóng một tên lửa mà giới phân tích cho là có tầm bay 4.500 km, đồng nghĩa có thể vươn tới đảo Guam của Mỹ. Tuần trước, Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa thuộc loại Scud và tuyên bố quả tên lửa rơi cách mục tiêu chỉ 7 mét.
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nói loại tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng có thể là tên lửa đất đối hạm, dùng để tấn công tàu. Vụ phóng được thực hiện từ thành phố cảng Wonsan thuộc phía Đông Triều Tiên và những quả tên lửa đã bay khoảng 200 km.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Tomomi Inada nói rằng đây có vẻ không phải là loại tên lửa có khả năng vươn tới Nhật Bản.
Vụ phóng thử tên lửa lần thứ 10 kể từ đầu năm của Triều Tiên diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un yêu cầu lực lượng không quân nước này sẵn sàng ném bom tàu sân bay Mỹ đang có mặt ở Thái Bình Dương nhằm thị uy Bình Nhưỡng.
Hôm thứ Ba tuần này, Hải quân Mỹ nói hàng không mẫu hạm Nimitz đã rời cảng San Diego để tham gia tập trận thường kỳ ở Thái Bình Dương cùng với hai tàu sân bay Mỹ khác là Carl Vinson và Ronald Reagan. Theo giới phân tích, việc ba tàu sân bay Mỹ cùng được điều tới Thái Bình Dương thực chất là một cuộc phô trương lực lượng nhằm cảnh báo Triều Tiên.
Vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đình chỉ việc lắp đặt các bộ phận còn lại của hệ thống lá chắn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ ở khu vực gần Seoul. Lý do mà ông Moon đưa ra cho quyết định này là cần có thêm thời gian cho việc đánh giá tác động môi trường.
Trước đây, ông Moon từng kêu gọi xem lại việc triển khai THAAD, hệ thống được phê chuẩn bởi người tiền nhiệm của ông Moon bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, hai bệ phóng của hệ thống THAAD đã được lắp đặt ở hạt Seongju cách Seoul khoảng 200 km về phía Đông Nam. Hệ thống này cần có thêm 4 bệ phóng nữa được lắp đặt thì mới hoàn thiện.
Tổng thống Moon, người nhậm chức vào tháng 5, đã ra lệnh tiến hành điều tra làm thế nào mà những lô linh kiện THAAD cuối cùng được đưa đến Hàn Quốc mà Bộ Quốc phòng nước này không hề báo cáo ông.
Bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc, Triều Tiên thời gian qua đã đẩy nhanh các vụ thử tên lửa nhằm đạt tới khả năng chế tạo một loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ.
Tuần trước, với sự đồng thuận của Mỹ và Trung Quốc, Hội đồng Bảo an đã mở rộng danh sách các cá nhân và thực thể Triều Tiên bị trừng phạt. Sau đó, Triều Tiên đã lên tiếng khẳng định không từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.
Trước vụ phóng thử ngày 8/6, Triều Tiên đã thực hiện 78 vụ thử tên lửa đạn đạo kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2012, trong đó có 61 vụ được xem là thành công. Thông tin này được nghị sỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, đưa ra ngày 7/6.
Tuần trước, Mỹ đã thử nghiệm một hệ thống phòng thủ mà Lầu Năm Góc nói là đã chặn và phá hủy thành công một tên lửa đạn đạo mô hình. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên với giả định Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tới Mỹ.
Từ khi Tổng thống Moon lên cầm quyền ở Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã thử tên lửa 4 lần, làm khó mong muốn của ông Moon về đối thoại với Triều Tiên. Các vụ phóng thử này đều cho thấy Triều Tiên có thể đã có những bước tiến quan trọng về tầm bay và độ chính xác của tên lửa.
Hôm 14/5, Triều Tiên phóng một tên lửa mà giới phân tích cho là có tầm bay 4.500 km, đồng nghĩa có thể vươn tới đảo Guam của Mỹ. Tuần trước, Bình Nhưỡng phóng thử một tên lửa thuộc loại Scud và tuyên bố quả tên lửa rơi cách mục tiêu chỉ 7 mét.