Mốt đầu tư vào “tài sản lạ”
Các quỹ đầu tư bắt đầu thấy tranh ảnh nghệ thuật, rượu vang, tem quý... là một cách giúp họ đa dạng hoá rủi ro
Trong tình hình các nhà đầu tư đang tìm nơi đổ tiền vào, các quỹ bảo hộ mở rộng phạm vi đầu tư sang những lĩnh vực như tranh ảnh nghệ thuật, rượu vang, tem quý, và thậm chí cả cầu thủ bóng đá.
Các quỹ đầu tư bắt đầu thấy rằng những thứ được gọi là “tài sản lạ” này là một cách giúp họ đa dạng hoá rủi ro, đồng thời vẫn có khả năng sinh lợi nếu như tình hình thị trường chứng khoán không còn được thuận lợi như hiện nay.
Cơ hội
Các khoản lợi nhuận từ cổ phiếu tại Hoa Kỳ và giới nhà giàu mới ở những quốc gia như Trung Quốc hay Nga đã làm tăng nhu cầu và giá cả những mặt hàng xa xỉ như rượu vang, đồng hồ hay cả đàn violin. Các chuyên gia dự báo rằng nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng, cho dù nền kinh tế có đi vào suy thoái.
Nhu cầu về các mặt hàng này ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia châu Á khác gia tăng nhanh chóng. Ở các xứ giàu mới nổi này, rượu vang là một biểu tượng cho địa vị, giống như xe Rolls Royce hay túi xách Louis Vuitton.
Tập đoàn Stanley Gibbons, chuyên về sưu tập tiền xu, tem và chữ ký, cho rằng đầu tư vào những thứ như vậy là hình thức đầu tư an toàn. Tổng giám đốc Michael Hall nhận định: “Rõ ràng là thị trường tem không hề bị ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9”.
Các khoản lợi nhuận thu được từ tranh ảnh nghệ thuật và rượu vang, hai loại đầu tư vào “hàng hoá lạ” phổ biến nhất, khá cao. Giá tranh của 4.000 hoạ sĩ nổi tiếng nhất như Andy Warhol và Picasso, tăng 20% năm ngoái, và tăng 75% so với 1988.
Rủi ro
Trong khi đó, những nhà phân tích lại tỏ vẻ nghi ngờ khả năng sinh lợi của những hình thức đầu tư này, một số tổ chức đầu tư cho rằng những lĩnh vực này quá rủi ro, vì khó định giá và khó giám sát.
Những người đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể theo dõi giá trị cổ phiếu và kết quả kinh doanh từng phút một. Điều này không thể thực hiện đối với rượu vang hay cầu thủ bóng đá. Mặc dù cũng có những chỉ số Liv-ex để theo dõi giá rượu vang và Art Market Research để theo dõi thị trường tranh ảnh nghệ thuật, nhưng những chỉ số này thể hiện rất kém tình hình thị trường.
Do vậy, các nhà đầu tư phải trông cậy và lệ thuộc vào những nhà quản lý quỹ có chuyên môn về lĩnh vực này. Ví dụ, chỉ có người có chuyên môn đặc biệt ngành điện ảnh mới biết chữ ký của Robert de Niro đáng giá hơn chữ ký của Tom Cruise. Nhu cầu về kiến thức đặc biệt này làm cho nhà đầu tư do dự, nên thị trường này vẫn chưa thể phát triển mạnh.
Đồng thời, tính minh bạch trên thị trường này cũng chưa cao. Nghệ thuật không thể nào minh bạch bằng cổ phiếu được.
Mặc dù lợi nhuận có cao hơn cổ phiếu nhưng tính thanh khoản của những mặt hàng như rượu hay tem lại rất kém. Nhà đầu tư rất khó bán để thu hồi vốn.
Nhưng dù sao thì việc đầu tư vào các mặt hàng này cũng mang đến một ít niềm vui và sự giao tiếp xã hội. Các nhà đầu tư có thể nhìn ngắm, bàn luận một bức tranh Picasso mà quỹ của họ vừa mua, một điều không thể làm đối với cổ phiếu.
Các quỹ đầu tư bắt đầu thấy rằng những thứ được gọi là “tài sản lạ” này là một cách giúp họ đa dạng hoá rủi ro, đồng thời vẫn có khả năng sinh lợi nếu như tình hình thị trường chứng khoán không còn được thuận lợi như hiện nay.
Cơ hội
Các khoản lợi nhuận từ cổ phiếu tại Hoa Kỳ và giới nhà giàu mới ở những quốc gia như Trung Quốc hay Nga đã làm tăng nhu cầu và giá cả những mặt hàng xa xỉ như rượu vang, đồng hồ hay cả đàn violin. Các chuyên gia dự báo rằng nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng, cho dù nền kinh tế có đi vào suy thoái.
Nhu cầu về các mặt hàng này ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia châu Á khác gia tăng nhanh chóng. Ở các xứ giàu mới nổi này, rượu vang là một biểu tượng cho địa vị, giống như xe Rolls Royce hay túi xách Louis Vuitton.
Tập đoàn Stanley Gibbons, chuyên về sưu tập tiền xu, tem và chữ ký, cho rằng đầu tư vào những thứ như vậy là hình thức đầu tư an toàn. Tổng giám đốc Michael Hall nhận định: “Rõ ràng là thị trường tem không hề bị ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9”.
Các khoản lợi nhuận thu được từ tranh ảnh nghệ thuật và rượu vang, hai loại đầu tư vào “hàng hoá lạ” phổ biến nhất, khá cao. Giá tranh của 4.000 hoạ sĩ nổi tiếng nhất như Andy Warhol và Picasso, tăng 20% năm ngoái, và tăng 75% so với 1988.
Rủi ro
Trong khi đó, những nhà phân tích lại tỏ vẻ nghi ngờ khả năng sinh lợi của những hình thức đầu tư này, một số tổ chức đầu tư cho rằng những lĩnh vực này quá rủi ro, vì khó định giá và khó giám sát.
Những người đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể theo dõi giá trị cổ phiếu và kết quả kinh doanh từng phút một. Điều này không thể thực hiện đối với rượu vang hay cầu thủ bóng đá. Mặc dù cũng có những chỉ số Liv-ex để theo dõi giá rượu vang và Art Market Research để theo dõi thị trường tranh ảnh nghệ thuật, nhưng những chỉ số này thể hiện rất kém tình hình thị trường.
Do vậy, các nhà đầu tư phải trông cậy và lệ thuộc vào những nhà quản lý quỹ có chuyên môn về lĩnh vực này. Ví dụ, chỉ có người có chuyên môn đặc biệt ngành điện ảnh mới biết chữ ký của Robert de Niro đáng giá hơn chữ ký của Tom Cruise. Nhu cầu về kiến thức đặc biệt này làm cho nhà đầu tư do dự, nên thị trường này vẫn chưa thể phát triển mạnh.
Đồng thời, tính minh bạch trên thị trường này cũng chưa cao. Nghệ thuật không thể nào minh bạch bằng cổ phiếu được.
Mặc dù lợi nhuận có cao hơn cổ phiếu nhưng tính thanh khoản của những mặt hàng như rượu hay tem lại rất kém. Nhà đầu tư rất khó bán để thu hồi vốn.
Nhưng dù sao thì việc đầu tư vào các mặt hàng này cũng mang đến một ít niềm vui và sự giao tiếp xã hội. Các nhà đầu tư có thể nhìn ngắm, bàn luận một bức tranh Picasso mà quỹ của họ vừa mua, một điều không thể làm đối với cổ phiếu.