Một loạt quốc gia châu Âu vào tầm ngắm của S&P
Standard & Poor’s vừa cảnh báo đã đưa xếp hạng tín dụng của 15/17 nước thành viên Khu vực đồng Euro vào diện xem xét hạ bậc
Tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã đưa xếp hạng tín dụng của 15/17 nước thành viên Khu vực đồng Euro (Eurozone) vào diện xem xét hạ bậc trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ tại đây vẫn tiếp tục diễn biến xấu.
S&P 500 cho biết lời cảnh báo trên được áp dụng đối với cả 6 quốc gia có mức xếp hạng AAA gồm Đức, Pháp, Hà Lan, Áo, Phần Lan và Luxembourg. Đưa bậc tín dụng vào diện xem xét đồng nghĩa với việc có 50% khả năng bị hạ bậc trong vòng 90 ngày tới.
Hai nước còn lại là Hy Lạp và Cyprus không bị liệt vào danh sách này, không phải bởi may mắn hay có dấu hiệu lạc quan hơn, mà bởi xếp hạng hiện tại của Hy Lạp cho thấy nước này có nhiều khả năng vỡ nợ, còn Cyprus đã bị đưa vào diện xem xét hạ bậc.
“Căng thẳng hệ thống trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng cao trong những tuần gần đây và lên đến mức mà xếp hạng tín dụng của tất cả các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bị xem xét điều chỉnh”, S&P cho biết trong tuyên bố.
Trong số các nền kinh tế bị đưa vào tầm ngắm lần này, theo S&P, Pháp là quốc gia có nguy cơ mất mức xếp hạng cao nhất AAA nhiều nhất. Trên thực tế, trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nền kinh tế này đang ở khu vực nguy hiểm.
Tờ Le Monde từng lên tiếng cảnh báo Pháp qua bài báo “Sau Hy Lạp và Italy, liệu có đến Pháp?”, đồng thời đưa ra những số liệu đáng báo động, cho thấy các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ Euro, thấp hơn một chút so với mức 1.900 tỷ Euro của Italy.
Theo giới phân tích, tình hình nợ công của Pháp có phần còn rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là những nhà đầu tư trong nước, trong khi đó Pháp lại chủ yếu vay nợ nước ngoài.
Còn theo tờ Les Echos trong bài viết “Kinh tế Pháp đối mặt với nguy cơ suy thoái”, cho biết tinh thần của các chủ doanh nghiệp Pháp tiếp tục đi xuống trong tháng 11. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, việc làm mới không được tạo thêm.
Các điều tra cho thấy, sau quý 3 tăng trưởng 0,4%, trong quý 4, GDP của Pháp có khả năng giảm sút. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt là lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm.
Hồi đầu tháng này, Chính phủ Pháp đã công bố các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm tiết kiệm thêm 7 tỷ Euro (9,34 tỷ USD) trong năm 2012, từ đó giảm thâm hụt ngân sách xuống 4,5%, từ mức dự kiến 5,7% trong năm nay.
Chính phủ Pháp cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2012 xuống còn 1% (so với 2,25% đưa ra trước đó), song Ủy ban châu Âu (EC) còn dự báo bi quan hơn nhiều về kinh tế Pháp với mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 0,6%.
Phillip Swagel, giáo sư kinh tế trường chính sách công thuộc Đại học Maryland, cho rằng: “Động thái của S&P là dấu hiệu cho thấy các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đưa ra chính sách mang tính quyết định để ứng phó với khủng hoảng”.
“Đã đến lúc chính phủ hai nước Pháp và Đức cần phải hành động để giải cứu Hy Lạp và ngăn nhiều nước khác rơi vào tình trạng sụp đổ”, chuyên gia từng đảm trách vai trò trợ lý về kinh tế cho cựu Tổng thống Mỹ George Bush cho biết thêm.
Thời gian qua, S&P liên tục hạ bậc tín nhiệm của các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Gần đây nhất là vào tháng 11, S&P hạ bậc tín nhiệm Bỉ. Tuy nhiên, việc hạ bậc xếp hạng đối với Pháp sẽ là một cú sốc lớn, có thể gây ra những tác động nghiêm trọng.
Chưa hết, theo cảnh báo lần này, thì cả Đức, nền kinh tế “anh cả” của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng có chung số phận với Pháp. Nếu quyết định của S&P thành hiện thực, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu cũng sẽ mất mức xếp hạng AAA.
Điều đáng nói là lời cảnh báo của S&P được đưa ra đúng lúc thị trường đang lấy lại được tinh thần sau tuyên bố của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho hay ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đạt thỏa thuận thắt chặt quản lý tài chính hơn nữa với Eurozone.
Động thái của S&P có thể xem như một gáo nước lạnh dội thẳng xuống những nỗ lực mới của các nhà lãnh đạo khu vực ngay trước thềm khối này chuẩn bị tiến hành cuộc họp thượng đỉnh để quyết định số phận cuộc khủng hoảng nợ đã đeo bám dai dẳng.
Chính bởi gáo nước lạnh này, đồng Euro đang đứng ở mức cao lập tức rớt thẳng xuống còn 1,3392 USD, trong khi chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, vọt tăng lên 78,628 điểm, gây áp lực lên các mặt hàng tính giá bằng USD.
Phiên giao dịch đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ vốn dĩ được kỳ vọng tăng điểm mạnh nhờ số liệu kinh tế khả quan cuối tuần trước, nhưng kết quả mức tăng chỉ nhỉnh hơn 1%. Cụ thể, Dow Jones tăng 0,65%, S&P 500 tiến 1,3% và Nasdaq cộng 1,1%.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, với khoảng 7,18 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn không đáng kể so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,96 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2011 tới nay.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ban đầu vọt mạnh lên 102,44 USD/thùng nhưng sau đó đột ngột sà xuống thấp. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1 trên sàn trao đổi hàng hóa New York chỉ tăng có 3 xu, lên 100,99 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.729,95 USD/ounce, sau khi tăng gần 4% trong tuần trước đó. Còn giá vàng tương lai giao tháng 2/2012 giảm 16,8 USD/ounce xuống 1.734,5 USD/ounce.
S&P 500 cho biết lời cảnh báo trên được áp dụng đối với cả 6 quốc gia có mức xếp hạng AAA gồm Đức, Pháp, Hà Lan, Áo, Phần Lan và Luxembourg. Đưa bậc tín dụng vào diện xem xét đồng nghĩa với việc có 50% khả năng bị hạ bậc trong vòng 90 ngày tới.
Hai nước còn lại là Hy Lạp và Cyprus không bị liệt vào danh sách này, không phải bởi may mắn hay có dấu hiệu lạc quan hơn, mà bởi xếp hạng hiện tại của Hy Lạp cho thấy nước này có nhiều khả năng vỡ nợ, còn Cyprus đã bị đưa vào diện xem xét hạ bậc.
“Căng thẳng hệ thống trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng cao trong những tuần gần đây và lên đến mức mà xếp hạng tín dụng của tất cả các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu bị xem xét điều chỉnh”, S&P cho biết trong tuyên bố.
Trong số các nền kinh tế bị đưa vào tầm ngắm lần này, theo S&P, Pháp là quốc gia có nguy cơ mất mức xếp hạng cao nhất AAA nhiều nhất. Trên thực tế, trước đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nền kinh tế này đang ở khu vực nguy hiểm.
Tờ Le Monde từng lên tiếng cảnh báo Pháp qua bài báo “Sau Hy Lạp và Italy, liệu có đến Pháp?”, đồng thời đưa ra những số liệu đáng báo động, cho thấy các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ Euro, thấp hơn một chút so với mức 1.900 tỷ Euro của Italy.
Theo giới phân tích, tình hình nợ công của Pháp có phần còn rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là những nhà đầu tư trong nước, trong khi đó Pháp lại chủ yếu vay nợ nước ngoài.
Còn theo tờ Les Echos trong bài viết “Kinh tế Pháp đối mặt với nguy cơ suy thoái”, cho biết tinh thần của các chủ doanh nghiệp Pháp tiếp tục đi xuống trong tháng 11. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, việc làm mới không được tạo thêm.
Các điều tra cho thấy, sau quý 3 tăng trưởng 0,4%, trong quý 4, GDP của Pháp có khả năng giảm sút. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt là lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm.
Hồi đầu tháng này, Chính phủ Pháp đã công bố các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm tiết kiệm thêm 7 tỷ Euro (9,34 tỷ USD) trong năm 2012, từ đó giảm thâm hụt ngân sách xuống 4,5%, từ mức dự kiến 5,7% trong năm nay.
Chính phủ Pháp cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2012 xuống còn 1% (so với 2,25% đưa ra trước đó), song Ủy ban châu Âu (EC) còn dự báo bi quan hơn nhiều về kinh tế Pháp với mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 0,6%.
Phillip Swagel, giáo sư kinh tế trường chính sách công thuộc Đại học Maryland, cho rằng: “Động thái của S&P là dấu hiệu cho thấy các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu cần đưa ra chính sách mang tính quyết định để ứng phó với khủng hoảng”.
“Đã đến lúc chính phủ hai nước Pháp và Đức cần phải hành động để giải cứu Hy Lạp và ngăn nhiều nước khác rơi vào tình trạng sụp đổ”, chuyên gia từng đảm trách vai trò trợ lý về kinh tế cho cựu Tổng thống Mỹ George Bush cho biết thêm.
Thời gian qua, S&P liên tục hạ bậc tín nhiệm của các quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Gần đây nhất là vào tháng 11, S&P hạ bậc tín nhiệm Bỉ. Tuy nhiên, việc hạ bậc xếp hạng đối với Pháp sẽ là một cú sốc lớn, có thể gây ra những tác động nghiêm trọng.
Chưa hết, theo cảnh báo lần này, thì cả Đức, nền kinh tế “anh cả” của Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng có chung số phận với Pháp. Nếu quyết định của S&P thành hiện thực, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu cũng sẽ mất mức xếp hạng AAA.
Điều đáng nói là lời cảnh báo của S&P được đưa ra đúng lúc thị trường đang lấy lại được tinh thần sau tuyên bố của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho hay ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đạt thỏa thuận thắt chặt quản lý tài chính hơn nữa với Eurozone.
Động thái của S&P có thể xem như một gáo nước lạnh dội thẳng xuống những nỗ lực mới của các nhà lãnh đạo khu vực ngay trước thềm khối này chuẩn bị tiến hành cuộc họp thượng đỉnh để quyết định số phận cuộc khủng hoảng nợ đã đeo bám dai dẳng.
Chính bởi gáo nước lạnh này, đồng Euro đang đứng ở mức cao lập tức rớt thẳng xuống còn 1,3392 USD, trong khi chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, vọt tăng lên 78,628 điểm, gây áp lực lên các mặt hàng tính giá bằng USD.
Phiên giao dịch đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ vốn dĩ được kỳ vọng tăng điểm mạnh nhờ số liệu kinh tế khả quan cuối tuần trước, nhưng kết quả mức tăng chỉ nhỉnh hơn 1%. Cụ thể, Dow Jones tăng 0,65%, S&P 500 tiến 1,3% và Nasdaq cộng 1,1%.
Khối lượng giao dịch ở mức thấp, với khoảng 7,18 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn không đáng kể so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,96 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2011 tới nay.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ban đầu vọt mạnh lên 102,44 USD/thùng nhưng sau đó đột ngột sà xuống thấp. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1 trên sàn trao đổi hàng hóa New York chỉ tăng có 3 xu, lên 100,99 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.729,95 USD/ounce, sau khi tăng gần 4% trong tuần trước đó. Còn giá vàng tương lai giao tháng 2/2012 giảm 16,8 USD/ounce xuống 1.734,5 USD/ounce.