Một năm “hậu” WTO: Nói chuyện lạm phát, nhập siêu
Lạm phát và nhập siêu là hai mảng tối trong bức tranh kinh tế của Việt Nam một năm sau ngày gia nhập WTO
Phản ánh về tổng quan sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam một năm sau khi gia nhập WTO, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam Trương Đình Tuyển nói tại “Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam” được tổ chức ngày 11/1/2008 rằng WTO không đồng nghĩa với tăng trưởng.
Ông cũng từng nhận xét khi nhìn lại một năm gia nhập WTO rằng bức tranh kinh tế Việt Nam chủ đạo là gam màu tươi sáng, chỉ có hai mảng tối là nhập siêu và giá tăng.
Chính phủ muốn kìm mức lạm phát hàng năm dưới mức 8% và năm 2006 đã thành công trong mục tiêu này. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2007 tăng 12,63%, cao nhất trong 11 năm qua. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường đã có thêm khả năng tự định đoạt giá cả theo hai yếu tố cung và cầu. Điều đó cũng có nghĩa là mức lạm phát cũng sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh tế.
Thời kỳ sau WTO được rất nhiều người hy vọng là giá cả sẽ phải chăng, kinh tế phát triển đều đặn và trong vòng dự đoán của những người hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế thì tình hình hầu như không như vậy. Điển hình như giá nhà đất, vốn trong vài năm liền bị mô tả là “đóng băng”, văn phòng căn hộ cao cấp bị bỏ trống, công trình xây dựng mới bị đình hoãn, khiến nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán.
Song tình hình đã thay đổi giá nhà đất tăng vùn vụt, đón đầu làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài được dự đoán sẽ ào ạt đổ vào. Giá tiền thuê một mét vuông tại trung tâm Sài Gòn hay Hà Nội lên đến 35 USD/tháng. Giá tiền thuê một căn hộ cao cấp hai phòng ngủ cũng dễ dàng chạm ngưỡng 3.000 USD. Nói chung cao không khác gì mấy so với giá nhà đất tại Singapore, Thượng Hải hoặc Hồng Kông.
Theo bà Phạm Chi Lan chuyên gia dự án Mutrap II, giá nhà đất quá cao ở Việt Nam có thể khiến giới doanh nhân quốc tế phân vân vì tình trạng đó sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên theo. Tình trạng giá cả tăng không cân đối cũng gây tác động phụ đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình hình tuyển dụng nhân công. Giá nhà đất, thực phẩm lương thực và nhiên liệu tăng, khiến lương của người lao động đương nhiên thiếu hụt dù không bị sụt giảm.
Trong năm vừa qua, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam là 12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD trong năm 2006, vượt mức 10 tỷ USD mà Bộ Công Thương dự tính trong năm nay. Trên lý thuyết, việc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo ra những thị trường mới cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong mục tiêu hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thế nhưng, xét về thực tế, việc gia nhập tổ chức này có nghĩa hàng hoá từ nước ngoài vốn hưởng biểu thuế quan giảm đi đang được xuất vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều.
Theo chuyên gia của Bộ Công Thương, thâm hụt mậu dịch chủ yếu là do nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị để sản xuất trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và đang tăng mạnh tại Việt Nam.
Phó viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: “Sự tăng lên của các nhà đầu tư nước ngoài kéo theo nhập khẩu gia tăng và giá nguyên liệu và năng lượng cũng tăng theo. Về dài hạn thì tình trạng nhập siêu của Việt Nam có thể kéo dài và đó mới là điều đáng phải bàn”.
Theo ông Thiên, mục tiêu Việt Nam phải hướng tới là thay đổi cơ cấu của hàng xuất khẩu. Nói nôm na là không thể dựa mãi vào xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là “thay đổi cơ cấu sản xuất của Việt Nam, nơi xuất khẩu các sản phẩm thô chiếm tỷ trọng rất lớn, tức là phần giá trị gia tăng thấp.
Xuất khẩu dầu thô, nông sản thực phẩm và hàng gia công chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập khẩu. Muốn để tăng phần này lên thì phần nguyên liệu phải ít đi để tăng phần giá trị gia tăng do người Việt Nam tạo ra thì mới thay đổi được tương quan giữa xuất và nhập. Điều này đòi hỏi phải có một chiến lược rất căn bản, tức chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang phía những ngành dựa trên lợi thế của Việt Nam cộng với giá trị gia tăng cao”.
Các chuyên gia nhận định rằng việc thay đổi những điểm bất lợi trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không phải là việc dễ làm và cần phải mất một thời gian nữa để cho đầu tư và sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu tăng mạnh.
Mặc dù sự kiện Việt Nam có được tấm thẻ vào WTO được đón nhận như tin mừng cho cả các doanh nghiệp trong nước cũng như giới đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng thâm hụt mậu dịch trong năm đầu tiên gia nhập WTO thể hiện những thách thức đầu tiên mà Việt Nam dù muốn hay không đang phải đối mặt.
Hiện tại, Việt Nam có đủ các nguồn thu ngoại tệ như FDI, tiền gửi từ nước ngoài và ODA để bù đắp thâm hụt mậu dịch. Tuy vậy, mức thâm hụt cao liên tiếp có thể cản trở sự phát triển kinh tế dài hạn. Bộ Công Thương cũng dự đoán sẽ không có thâm hụt mậu dịch vào năm 2010 nhưng điều đó dường như là quá lạc quan xét theo mức thâm hụt mậu dịch lớn hiện tại.
Bức tranh kinh tế sau một năm gia nhập WTO mặc dù chưa đầy đủ nhưng cũng cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm. Chúng ta có quyền tự hào với những kết quả đã đạt được nhưng cũng phải nhận thức được những thách thức to lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Ông cũng từng nhận xét khi nhìn lại một năm gia nhập WTO rằng bức tranh kinh tế Việt Nam chủ đạo là gam màu tươi sáng, chỉ có hai mảng tối là nhập siêu và giá tăng.
Chính phủ muốn kìm mức lạm phát hàng năm dưới mức 8% và năm 2006 đã thành công trong mục tiêu này. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2007 tăng 12,63%, cao nhất trong 11 năm qua. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường đã có thêm khả năng tự định đoạt giá cả theo hai yếu tố cung và cầu. Điều đó cũng có nghĩa là mức lạm phát cũng sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào hoạt động kinh tế.
Thời kỳ sau WTO được rất nhiều người hy vọng là giá cả sẽ phải chăng, kinh tế phát triển đều đặn và trong vòng dự đoán của những người hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế thì tình hình hầu như không như vậy. Điển hình như giá nhà đất, vốn trong vài năm liền bị mô tả là “đóng băng”, văn phòng căn hộ cao cấp bị bỏ trống, công trình xây dựng mới bị đình hoãn, khiến nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán.
Song tình hình đã thay đổi giá nhà đất tăng vùn vụt, đón đầu làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài được dự đoán sẽ ào ạt đổ vào. Giá tiền thuê một mét vuông tại trung tâm Sài Gòn hay Hà Nội lên đến 35 USD/tháng. Giá tiền thuê một căn hộ cao cấp hai phòng ngủ cũng dễ dàng chạm ngưỡng 3.000 USD. Nói chung cao không khác gì mấy so với giá nhà đất tại Singapore, Thượng Hải hoặc Hồng Kông.
Theo bà Phạm Chi Lan chuyên gia dự án Mutrap II, giá nhà đất quá cao ở Việt Nam có thể khiến giới doanh nhân quốc tế phân vân vì tình trạng đó sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên theo. Tình trạng giá cả tăng không cân đối cũng gây tác động phụ đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tình hình tuyển dụng nhân công. Giá nhà đất, thực phẩm lương thực và nhiên liệu tăng, khiến lương của người lao động đương nhiên thiếu hụt dù không bị sụt giảm.
Trong năm vừa qua, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam là 12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD trong năm 2006, vượt mức 10 tỷ USD mà Bộ Công Thương dự tính trong năm nay. Trên lý thuyết, việc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo ra những thị trường mới cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam trong mục tiêu hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thế nhưng, xét về thực tế, việc gia nhập tổ chức này có nghĩa hàng hoá từ nước ngoài vốn hưởng biểu thuế quan giảm đi đang được xuất vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều.
Theo chuyên gia của Bộ Công Thương, thâm hụt mậu dịch chủ yếu là do nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị để sản xuất trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và đang tăng mạnh tại Việt Nam.
Phó viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: “Sự tăng lên của các nhà đầu tư nước ngoài kéo theo nhập khẩu gia tăng và giá nguyên liệu và năng lượng cũng tăng theo. Về dài hạn thì tình trạng nhập siêu của Việt Nam có thể kéo dài và đó mới là điều đáng phải bàn”.
Theo ông Thiên, mục tiêu Việt Nam phải hướng tới là thay đổi cơ cấu của hàng xuất khẩu. Nói nôm na là không thể dựa mãi vào xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là “thay đổi cơ cấu sản xuất của Việt Nam, nơi xuất khẩu các sản phẩm thô chiếm tỷ trọng rất lớn, tức là phần giá trị gia tăng thấp.
Xuất khẩu dầu thô, nông sản thực phẩm và hàng gia công chiếm tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch nhập khẩu. Muốn để tăng phần này lên thì phần nguyên liệu phải ít đi để tăng phần giá trị gia tăng do người Việt Nam tạo ra thì mới thay đổi được tương quan giữa xuất và nhập. Điều này đòi hỏi phải có một chiến lược rất căn bản, tức chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang phía những ngành dựa trên lợi thế của Việt Nam cộng với giá trị gia tăng cao”.
Các chuyên gia nhận định rằng việc thay đổi những điểm bất lợi trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không phải là việc dễ làm và cần phải mất một thời gian nữa để cho đầu tư và sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu tăng mạnh.
Mặc dù sự kiện Việt Nam có được tấm thẻ vào WTO được đón nhận như tin mừng cho cả các doanh nghiệp trong nước cũng như giới đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng thâm hụt mậu dịch trong năm đầu tiên gia nhập WTO thể hiện những thách thức đầu tiên mà Việt Nam dù muốn hay không đang phải đối mặt.
Hiện tại, Việt Nam có đủ các nguồn thu ngoại tệ như FDI, tiền gửi từ nước ngoài và ODA để bù đắp thâm hụt mậu dịch. Tuy vậy, mức thâm hụt cao liên tiếp có thể cản trở sự phát triển kinh tế dài hạn. Bộ Công Thương cũng dự đoán sẽ không có thâm hụt mậu dịch vào năm 2010 nhưng điều đó dường như là quá lạc quan xét theo mức thâm hụt mậu dịch lớn hiện tại.
Bức tranh kinh tế sau một năm gia nhập WTO mặc dù chưa đầy đủ nhưng cũng cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm. Chúng ta có quyền tự hào với những kết quả đã đạt được nhưng cũng phải nhận thức được những thách thức to lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững.