Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường”
Quá trình tái cơ cấu được nhận xét là có phần “dung dưỡng, che chắn” cho một số doanh nghiệp
Vẫn là những “đại vấn đề” của tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, song không còn ở bước khởi động mà đã một năm nhìn lại.
Diễn ra trong hai ngày 5 và 6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Nha Trang có sự góp mặt của nhiều chuyên gia và các vị đại biểu Quốc hội.
Một năm trước, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012, đổi mới thể chế kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, giảm nhanh lạm phát, tái lập lòng tin… là những ưu tiên đã được đề nghị xác lập để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có thể diễn ra thành công.
Sau 12 tháng, nhiều tham luận gửi tới diễn đàn đã phần nào định lượng kết quả ban đầu của quá trình xác lập những ưu tiên này. Tuy nhiên, hình ảnh chiếc xe ở ngã ba đường, tiến thoái lưỡng nan… của nền kinh tế vẫn được nhấn mạnh, với yêu cầu một cường độ mạnh mẽ hơn cho quá trình tái cơ cấu.
Chuyên gia kinh tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhìn nhận, qua một năm triển khai chương trình tái cơ cấu, Chính phủ đã dành nhiều công sức để xây dựng một hệ thống văn bản. Tuy nhiên, chất lượng văn bản không cao, nhiều nội dung thiếu tường minh, triển khai còn chậm, và chưa có những chuyển biến cụ thể trên từng nội dung của tái cơ cấu. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa được thiết lập theo một chương trình bài bản có mục tiêu, nên kết quả là chưa rõ ràng, nhất là đối với khu vực kinh tế trong nước.
Cụ thể hơn, về đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, ông Tuyển cho rằng đây gần như là một văn bản định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, rất nhiều công việc cụ thể gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng lại không được đề cập cụ thể, để có thể thực hiện các “thao tác” cụ thể nhằm đạt đến mục tiêu, mặc dầu trên thực tế Ngân hàng Nhà nước cũng đang triển khai thực hiện.
Đó là việc xử lý nợ xấu gắn với việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Là xử lý tình trạng sở hữu chéo giũa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Thậm chí trong đề án vẫn đặt ra nội dung chuyển nợ xấu thành vốn góp của tổ chức tín dụng vào doanh nghiệp vay, tạo ra một hình thức đầu tư chéo mới (điều nhiều quốc gia đã không cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện). Và đó còn là việc không đặt ra lộ trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của tổ chức tín dụng...
Chính vì đề án mang nhiều nội dung định hướng nên theo ông Tuyển, tuy có lộ trình thực hiện từng năm nhưng rõ ràng rất khó các bước tiến theo lộ trình đó. Cụ thể, nợ xấu là vấn đề “nổi cộm” hiện nay, được đặt ra từ lâu nhưng việc xử lý rất chậm. Mà không xử lý nợ xấu, khó có thể tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Vị cựu Bộ trưởng từng là trưởng nhóm chuyên gia tư vấn của Thủ tướng cũng cho rằng, cần thảo luận từ quan điểm, mục tiêu đến cách tiếp cận quá trình tái cơ cấu tại đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020, mới được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 2 vừa qua.
Là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành đề án này, song TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhìn nhận, các công việc đã làm để tái cơ cấu kinh tế chưa tập trung vào giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bố lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững hơn.
Nghịch lý là, theo ông Cung, quá trình tái cơ cấu không những chưa tạo áp lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới, mà trái lại có phần “dung dưỡng, che chắn” cho một số doanh nghiệp, trong khi chính những doanh nghiệp này là tác nhân của khó khăn kinh tế hiện nay.
“Nền kinh tế hiện nay như một chiếc xe ở ngã ba đường. Thẳng tiến là vực sâu, phải rẽ sang xa lộ khác, nhưng để sang được xa lộ khác đẹp hơn, rộng hơn, thì phải qua một chặng đường gập ghềnh, trong khi người lái và hành khách trên xe có vẻ chưa đồng lòng”, ông Cung lo lắng.
Từ quan sát của mình, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét, sự cần thiết của tái cơ cấu kinh tế cũng mới chỉ manh nha trong tâm trí một bộ phận lãnh đạo, nhà quản lý khoảng hai năm nay, trong khi đây là vấn đề quá lớn của một quốc gia.
Bởi vậy, ông Kiên cho rằng, đặt vấn đề là đã được gì, đã làm được nhiều chưa trên thực tế thì còn hơi sớm. Quá trình biến đề án thành hiện thực, theo ông Kiên, không thể không đề cập đến tính đầy đủ, chính xác, minh bạch của các thông tin, số liệu khi cách tính bội chi ngân sách, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, GDP, lạm phát... còn khác nhau giữa Việt Nam và chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
“Dựa vào hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác thì khó có những đề xuất đúng đắn”, vị cựu quan chức Quốc hội bày tỏ.
Với quan điểm chủ đề trọng tâm của năm 2013 nên là lấy lại (khôi phục) lòng tin kinh doanh, duy trì động lực tăng trưởng, TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển cho rằng nhìn về trung và dài hạn, cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín muồi.
“Có những cơ sở để tin tưởng rằng, 2013 sẽ là năm vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mô hình tăng trưởng kinh tế mới”, ông Thắng lạc quan.
Với hai ngày thảo luận, kết quả bước đầu và cả những lực cản trong bước đi tiếp theo của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sẽ còn được mổ xẻ kỹ càng hơn tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.
Diễn ra trong hai ngày 5 và 6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế - một năm nhìn lại” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Nha Trang có sự góp mặt của nhiều chuyên gia và các vị đại biểu Quốc hội.
Một năm trước, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012, đổi mới thể chế kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, giảm nhanh lạm phát, tái lập lòng tin… là những ưu tiên đã được đề nghị xác lập để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có thể diễn ra thành công.
Sau 12 tháng, nhiều tham luận gửi tới diễn đàn đã phần nào định lượng kết quả ban đầu của quá trình xác lập những ưu tiên này. Tuy nhiên, hình ảnh chiếc xe ở ngã ba đường, tiến thoái lưỡng nan… của nền kinh tế vẫn được nhấn mạnh, với yêu cầu một cường độ mạnh mẽ hơn cho quá trình tái cơ cấu.
Chuyên gia kinh tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhìn nhận, qua một năm triển khai chương trình tái cơ cấu, Chính phủ đã dành nhiều công sức để xây dựng một hệ thống văn bản. Tuy nhiên, chất lượng văn bản không cao, nhiều nội dung thiếu tường minh, triển khai còn chậm, và chưa có những chuyển biến cụ thể trên từng nội dung của tái cơ cấu. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa được thiết lập theo một chương trình bài bản có mục tiêu, nên kết quả là chưa rõ ràng, nhất là đối với khu vực kinh tế trong nước.
Nền kinh tế hiện nay như một chiếc xe ở ngã ba đường. Thẳng tiến là vực sâu, phải rẽ sang xa lộ khác, nhưng để sang được xa lộ khác đẹp hơn, rộng hơn, thì phải qua một chặng đường gập ghềnh, trong khi người lái và hành khách trên xe có vẻ chưa đồng lòng. TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Cụ thể hơn, về đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, ông Tuyển cho rằng đây gần như là một văn bản định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, rất nhiều công việc cụ thể gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng lại không được đề cập cụ thể, để có thể thực hiện các “thao tác” cụ thể nhằm đạt đến mục tiêu, mặc dầu trên thực tế Ngân hàng Nhà nước cũng đang triển khai thực hiện.
Đó là việc xử lý nợ xấu gắn với việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Là xử lý tình trạng sở hữu chéo giũa các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Thậm chí trong đề án vẫn đặt ra nội dung chuyển nợ xấu thành vốn góp của tổ chức tín dụng vào doanh nghiệp vay, tạo ra một hình thức đầu tư chéo mới (điều nhiều quốc gia đã không cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện). Và đó còn là việc không đặt ra lộ trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của tổ chức tín dụng...
Chính vì đề án mang nhiều nội dung định hướng nên theo ông Tuyển, tuy có lộ trình thực hiện từng năm nhưng rõ ràng rất khó các bước tiến theo lộ trình đó. Cụ thể, nợ xấu là vấn đề “nổi cộm” hiện nay, được đặt ra từ lâu nhưng việc xử lý rất chậm. Mà không xử lý nợ xấu, khó có thể tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Vị cựu Bộ trưởng từng là trưởng nhóm chuyên gia tư vấn của Thủ tướng cũng cho rằng, cần thảo luận từ quan điểm, mục tiêu đến cách tiếp cận quá trình tái cơ cấu tại đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020, mới được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 2 vừa qua.
Là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành đề án này, song TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhìn nhận, các công việc đã làm để tái cơ cấu kinh tế chưa tập trung vào giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bố lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng có hiệu quả, hợp lý và bền vững hơn.
Nghịch lý là, theo ông Cung, quá trình tái cơ cấu không những chưa tạo áp lực để các doanh nghiệp, nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới, mà trái lại có phần “dung dưỡng, che chắn” cho một số doanh nghiệp, trong khi chính những doanh nghiệp này là tác nhân của khó khăn kinh tế hiện nay.
“Nền kinh tế hiện nay như một chiếc xe ở ngã ba đường. Thẳng tiến là vực sâu, phải rẽ sang xa lộ khác, nhưng để sang được xa lộ khác đẹp hơn, rộng hơn, thì phải qua một chặng đường gập ghềnh, trong khi người lái và hành khách trên xe có vẻ chưa đồng lòng”, ông Cung lo lắng.
Dựa vào hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác thì khó có những đề xuất đúng đắn. Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên
Từ quan sát của mình, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét, sự cần thiết của tái cơ cấu kinh tế cũng mới chỉ manh nha trong tâm trí một bộ phận lãnh đạo, nhà quản lý khoảng hai năm nay, trong khi đây là vấn đề quá lớn của một quốc gia.
Bởi vậy, ông Kiên cho rằng, đặt vấn đề là đã được gì, đã làm được nhiều chưa trên thực tế thì còn hơi sớm. Quá trình biến đề án thành hiện thực, theo ông Kiên, không thể không đề cập đến tính đầy đủ, chính xác, minh bạch của các thông tin, số liệu khi cách tính bội chi ngân sách, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, GDP, lạm phát... còn khác nhau giữa Việt Nam và chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
“Dựa vào hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác thì khó có những đề xuất đúng đắn”, vị cựu quan chức Quốc hội bày tỏ.
Với quan điểm chủ đề trọng tâm của năm 2013 nên là lấy lại (khôi phục) lòng tin kinh doanh, duy trì động lực tăng trưởng, TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển cho rằng nhìn về trung và dài hạn, cơ hội tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín muồi.
“Có những cơ sở để tin tưởng rằng, 2013 sẽ là năm vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới trong một mô hình tăng trưởng kinh tế mới”, ông Thắng lạc quan.
Với hai ngày thảo luận, kết quả bước đầu và cả những lực cản trong bước đi tiếp theo của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sẽ còn được mổ xẻ kỹ càng hơn tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013.