Một số mặt hàng có thể tăng giá trong tháng 10
Theo dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 10
Thị trường hàng hóa trong nước đã bước vào chu kỳ tăng giá trong năm. Theo dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 10.
Bản đánh giá diễn biến giá cả thị trường trong 20 ngày đầu tháng 9 vừa được Cục Quản lý giá công bố cho thấy giá cả hàng hoá trong nước nhìn chung ổn định ở mặt hàng thóc, gạo tẻ; tăng ở mặt hàng giá lúa hè thu, gạo tấm 25%. Giá cả thực phẩm tươi sống có xu hướng tăng, tuy nhiên giá thịt lợn ở các tỉnh phía Nam vẫn có xu hướng giảm do dịch tai xanh trên lợn vẫn đang lan nhanh. Dự báo trong tháng 10, giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tiếp tục ở mức cao.
Giá bán lẻ đường trắng trong nước tháng 9 tăng so với cùng kỳ tháng 8/2010. Dự báo, tháng 10 giá đường thế giới sẽ tiếp tục tăng nhẹ, giá đường trong nước đứng ở mức như tháng 9. Mặt hàng phân bón urê từ nay đến cuối tháng được dự báo có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng trên cả thị trường trong nước và thế giới.
Trên thị trường vật liệu xây dựng, do giá nguyên liệu tăng nên tháng 9, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đã điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm do giá phôi thép thế giới tăng, với mức tăng 150-300 đồng/kg so tháng 8. Dự báo giá thép thành phẩm cuối tháng 9, tháng 10 tăng nhẹ do tác động của giá phôi thép thế giới tăng. Trong khi đó, giá xi măng ổn định so cùng kỳ tháng trước. Dự báo, giá xi măng nửa cuối tháng 9 và tháng 10 ổn định, do lượng cung xi măng nhiều.
Giá thị trường tháng 9 chịu tác động từ xu hướng đi lên của giá cả một số hàng hóa trên thị trường quốc tế, tác động của đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 9/8. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng học phí cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá cả một số hàng hóa.
Cục Quản lý giá cũng nhìn nhận giá cả thị trường trong tháng 10 sẽ chịu tác động theo xu hướng tăng. Nguyên nhân thứ nhất là tính chu kỳ của thị trường khi những tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị lực lượng hàng hóa cho nhu cầu Tết Âm lịch, do đó, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao là sức ép tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm.
Ngoài ra, tháng 10 tiếp tục là mùa mưa bão, có khả năng xảy ra các cơn bão, mưa lớn ở miền Trung, miền Nam, lũ chậm ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu tăng nên khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt trong mùa lũ tăng trên một số địa bàn. Dịch tai xanh chưa khống chế hoàn toàn có thể tác động tăng giá thực phẩm thay thế.
Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm điều hành giá theo hướng giữ ổn định giá điện, than bán cho điện; đối với giá than bán cho 3 hộ tiêu thụ lớn sẽ điều chỉnh theo giá thị trường vào thời điểm thích hợp nếu điều kiện cho phép. Tháng 10 cũng là thời điểm Thông tư 122/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực, do đó, một số mặt hàng sẽ chịu sự quản lý, kiểm soát sát sao hơn. Bộ Tài chính cũng cho biết, lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ được giảm ở mức hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất.
Bản đánh giá diễn biến giá cả thị trường trong 20 ngày đầu tháng 9 vừa được Cục Quản lý giá công bố cho thấy giá cả hàng hoá trong nước nhìn chung ổn định ở mặt hàng thóc, gạo tẻ; tăng ở mặt hàng giá lúa hè thu, gạo tấm 25%. Giá cả thực phẩm tươi sống có xu hướng tăng, tuy nhiên giá thịt lợn ở các tỉnh phía Nam vẫn có xu hướng giảm do dịch tai xanh trên lợn vẫn đang lan nhanh. Dự báo trong tháng 10, giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tiếp tục ở mức cao.
Giá bán lẻ đường trắng trong nước tháng 9 tăng so với cùng kỳ tháng 8/2010. Dự báo, tháng 10 giá đường thế giới sẽ tiếp tục tăng nhẹ, giá đường trong nước đứng ở mức như tháng 9. Mặt hàng phân bón urê từ nay đến cuối tháng được dự báo có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng trên cả thị trường trong nước và thế giới.
Trên thị trường vật liệu xây dựng, do giá nguyên liệu tăng nên tháng 9, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đã điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm do giá phôi thép thế giới tăng, với mức tăng 150-300 đồng/kg so tháng 8. Dự báo giá thép thành phẩm cuối tháng 9, tháng 10 tăng nhẹ do tác động của giá phôi thép thế giới tăng. Trong khi đó, giá xi măng ổn định so cùng kỳ tháng trước. Dự báo, giá xi măng nửa cuối tháng 9 và tháng 10 ổn định, do lượng cung xi măng nhiều.
Giá thị trường tháng 9 chịu tác động từ xu hướng đi lên của giá cả một số hàng hóa trên thị trường quốc tế, tác động của đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 9/8. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng học phí cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá cả một số hàng hóa.
Cục Quản lý giá cũng nhìn nhận giá cả thị trường trong tháng 10 sẽ chịu tác động theo xu hướng tăng. Nguyên nhân thứ nhất là tính chu kỳ của thị trường khi những tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị lực lượng hàng hóa cho nhu cầu Tết Âm lịch, do đó, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao là sức ép tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm.
Ngoài ra, tháng 10 tiếp tục là mùa mưa bão, có khả năng xảy ra các cơn bão, mưa lớn ở miền Trung, miền Nam, lũ chậm ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu tăng nên khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt trong mùa lũ tăng trên một số địa bàn. Dịch tai xanh chưa khống chế hoàn toàn có thể tác động tăng giá thực phẩm thay thế.
Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quan điểm điều hành giá theo hướng giữ ổn định giá điện, than bán cho điện; đối với giá than bán cho 3 hộ tiêu thụ lớn sẽ điều chỉnh theo giá thị trường vào thời điểm thích hợp nếu điều kiện cho phép. Tháng 10 cũng là thời điểm Thông tư 122/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực, do đó, một số mặt hàng sẽ chịu sự quản lý, kiểm soát sát sao hơn. Bộ Tài chính cũng cho biết, lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ được giảm ở mức hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất.