MSD muốn tạo thế chân kiềng tại Việt Nam
Công ty dược phẩm đa quốc gia MSD đang lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công ty dược phẩm đa quốc gia MSD đang lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Và với chiến lược “kiềng ba chân”, MSD cam kết sẽ góp phần nâng cao chất lượng y tế cho người dân Việt Nam.
Ông Stephen Walter, Giám đốc điều hành MSD tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh chiến lượng này.
Trước hết, ông có thể nói gì về kết quả kinh doanh của MSD tại Việt Nam trong năm vừa qua?
Tôi không thể cung cấp các số liệu cụ thể về kết quả kinh doanh vì đây là chính sách của MSD trên toàn cầu. Nhưng điều đáng khích lệ nhất mà tôi có thể chia sẻ là thị trường dược phẩm của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng đến 2 con số trong năm 2010 và MSD cũng có mức tăng trưởng xấp xỉ tỷ lệ này của thị trường.
Vậy chiến lược kinh doanh của MSD trong năm 2011 có gì đáng lưu ý sau gần 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam?
Chiến lược phát triển của MSD được xây dựng dựa trên thế “kiềng ba chân” với mục tiêu đem đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá cả hợp lý, chất lượng cao cho người bệnh, chuyên gia y tế và các nhà cung cấp thông qua cải tiến sản phẩm, địa phương hóa danh mục sản phẩm và xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác địa phương. Hai yếu tố đầu tiên của chiến lược này đều liên quan đến sản phẩm.
Trong những năm vừa qua, MSD là công ty dược phẩm đầu tiên giới thiệu sản phẩm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và dự định sẽ giới thiệu 3 sản phẩm mới tại Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường và các lĩnh vực khác. Đây là những dòng sản phẩm mang tính cải tiến cao và phù hợp với nhu cầu của nhiều địa phương trong cả nước.
Vậy còn sự hợp tác giữa MSD với các đối tác địa phương thì sao, thưa ông?
Một nội dung quan trọng trong chiến lược của MSD là sự hợp tác giữa một công ty dược toàn cầu với các bệnh nhân, bác sĩ và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương như Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế Hà Nội và Tp.HCM nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Điều này được thực hiện thông qua các chương trình quản lý bệnh tật và bệnh nhân toàn diện, các chương trình tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng và người tiêu dùng, cũng như công tác đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại địa phương.
Ông có thể cho vài kết quả cụ thể từ sự hợp tác này?
Trong năm 2010, MSD đã thực hiện việc cung cấp vắc xin ngừa virus papilloma gây ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái tại Thanh Hóa và Cần Thơ. Thông qua 2 chương trình hợp tác với PATH (Program for Appropriate Technology in Health - Chương trình vì kỹ thuật phù hợp cho ngành Y tế) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Cho đến nay, đã trao tặng gần 30.000 liều vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung và hỗ trợ một nghiên cứu độc lập với quy mô lớn nhất về việc phòng tránh rotavirus, loại virus có khả năng gây tử vong cao, ở trẻ em Việt Nam.
Các thử nghiệm lâm sàng hay hoạt động nghiên cứu và phát triển đã được MSD tiến hành trong thời gian qua tại Việt Nam như thế nào?
Thời gian qua, một số thử nghiệm lâm sàng được tiến hành thông qua việc hợp tác với các chuyên gia y tế có kinh nghiệm đối với các loại bệnh như tiểu đường, viêm gan siêu vi tại một số trung tâm y tế lớn của Việt Nam. Thường một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên mỗi nhóm từ 30-100 người theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Các sản phẩm của MSD tham gia thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam đã được đăng ký lưu hành tại Mỹ và châu Âu.
Ngoài chức năng nhập khẩu và phân phối, MSD có dự định sản xuất dược phẩm tại Việt Nam trong tương lai?
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, MSD đã có các nhà máy sản xuất tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Singapore để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, MSD ưu tiên cho việc xây dựng một hệ thống phân phối thuốc, chế phẩm sinh học và vắc xin giá hợp lý thông qua hợp tác với các đối tác vùng và địa phương. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và sẽ xem xét thấu đáo để kịp thời nắm bắt những cơ hội này.
Bộ Y tế đang nghiên cứu dự thảo về thông tư cho phép xuất nhập khẩu dược phẩm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Ông nghĩ sao về cơ hội này?
MSD vẫn đang chờ kết quả của nội dung thông tư nói trên và nếu cơ hội đủ chín muồi thì việc nộp đơn xin giấy phép có thể sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Đây là chiến lược quan trọng của MSD tại Việt Nam nên chúng tôi cần chuẩn bị thật kỹ các chi tiết, từ bộ máy vận hành gồm con người, chế độ kế toán và báo cáo thuế, chiến lược tiếp thị sản phẩm, khung pháp lý đối với hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài sẽ khác hẳn so với hoạt động của một văn phòng đại diện như hiện nay.
Thuốc phiên bản (generics) hiện đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu của ngành dược tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Vậy thuốc phiên bản đóng vai trò như thế nào đối với chiến lược kinh doanh của MSD trong năm nay?
Mặc dù một số sản phẩm của chúng tôi đã qua thời kỳ bảo hộ, chúng tôi tin tưởng rằng những sản phẩm này là các nhãn hàng mạnh và mang dấu ấn của sự sáng tạo. Ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, các nhãn hàng mạnh tự nó có đời sống dài hơn so với thời gian được bảo hộ. Hiện tại, chúng tôi tiếp tục sản xuất và đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm có chất lượng phù hợp với các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Mới đây, MSD đã cam kết sẽ làm việc lâu dài và phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam.
Một trong những chính sách hiện nay của MSD là giúp người dân tiếp cận với giá thuốc hợp lý. Vậy liệu công ty có kế hoạch hạ giá các sản phẩm của mình tại Việt Nam trong năm nay?
Tôi muốn nhắc lại về một nội dung quan trọng trong chiến lược của MSD tại Việt Nam là hợp tác chặt chẽ với các đối tác và cơ quan chức năng địa phương nhằm thực thi mục tiêu tiếp cận các sản phẩm dược đối với mọi người dân. Tiếp cận còn được hiểu là khả năng tiếp xúc và sử dụng hệ thống phân phối, gặp gỡ các chuyên gia y tế là những đối tượng tư vấn và quản trị các loại dược phẩm và sau cùng là khả năng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Như vậy, bên cạnh giá thuốc hợp lý tôi cho rằng cách thức sử dụng các sản phẩm dược và sự tuân thủ các nguyên tắc trong khi dùng cũng quan trọng không kém so với giá thuốc .
Sau thành công của 2 chương trình hợp tác với PATH và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kế hoạch tiếp theo trong năm nay của MSD là gì?
Từ 3-4 tháng tới, MSD sẽ bắt đầu khởi động kế hoạch nghiên cứu đối tác trên thị trường với mục tiêu xác định vai trò và mức độ đóng góp tích cực của MSD trong việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng dược phẩm của người dân Việt Nam. Kế hoạch này sẽ được thực hiện với sự hợp tác của bên thứ 3 là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Đây là chiến lược mang tính bền vững và hy vọng vào khoảng tháng 5 tới, MSD sẽ có được từ 4-5 sáng kiến để có thể chọn ra cái tốt nhất phù hợp với khả năng của chúng tôi nhằm tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
Ông Stephen Walter, Giám đốc điều hành MSD tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh chiến lượng này.
Trước hết, ông có thể nói gì về kết quả kinh doanh của MSD tại Việt Nam trong năm vừa qua?
Tôi không thể cung cấp các số liệu cụ thể về kết quả kinh doanh vì đây là chính sách của MSD trên toàn cầu. Nhưng điều đáng khích lệ nhất mà tôi có thể chia sẻ là thị trường dược phẩm của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng đến 2 con số trong năm 2010 và MSD cũng có mức tăng trưởng xấp xỉ tỷ lệ này của thị trường.
Vậy chiến lược kinh doanh của MSD trong năm 2011 có gì đáng lưu ý sau gần 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam?
Chiến lược phát triển của MSD được xây dựng dựa trên thế “kiềng ba chân” với mục tiêu đem đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có giá cả hợp lý, chất lượng cao cho người bệnh, chuyên gia y tế và các nhà cung cấp thông qua cải tiến sản phẩm, địa phương hóa danh mục sản phẩm và xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác địa phương. Hai yếu tố đầu tiên của chiến lược này đều liên quan đến sản phẩm.
Trong những năm vừa qua, MSD là công ty dược phẩm đầu tiên giới thiệu sản phẩm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và dự định sẽ giới thiệu 3 sản phẩm mới tại Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường và các lĩnh vực khác. Đây là những dòng sản phẩm mang tính cải tiến cao và phù hợp với nhu cầu của nhiều địa phương trong cả nước.
Vậy còn sự hợp tác giữa MSD với các đối tác địa phương thì sao, thưa ông?
Một nội dung quan trọng trong chiến lược của MSD là sự hợp tác giữa một công ty dược toàn cầu với các bệnh nhân, bác sĩ và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương như Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế Hà Nội và Tp.HCM nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Điều này được thực hiện thông qua các chương trình quản lý bệnh tật và bệnh nhân toàn diện, các chương trình tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng và người tiêu dùng, cũng như công tác đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại địa phương.
Ông có thể cho vài kết quả cụ thể từ sự hợp tác này?
Trong năm 2010, MSD đã thực hiện việc cung cấp vắc xin ngừa virus papilloma gây ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái tại Thanh Hóa và Cần Thơ. Thông qua 2 chương trình hợp tác với PATH (Program for Appropriate Technology in Health - Chương trình vì kỹ thuật phù hợp cho ngành Y tế) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Cho đến nay, đã trao tặng gần 30.000 liều vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung và hỗ trợ một nghiên cứu độc lập với quy mô lớn nhất về việc phòng tránh rotavirus, loại virus có khả năng gây tử vong cao, ở trẻ em Việt Nam.
Các thử nghiệm lâm sàng hay hoạt động nghiên cứu và phát triển đã được MSD tiến hành trong thời gian qua tại Việt Nam như thế nào?
Thời gian qua, một số thử nghiệm lâm sàng được tiến hành thông qua việc hợp tác với các chuyên gia y tế có kinh nghiệm đối với các loại bệnh như tiểu đường, viêm gan siêu vi tại một số trung tâm y tế lớn của Việt Nam. Thường một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên mỗi nhóm từ 30-100 người theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Các sản phẩm của MSD tham gia thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam đã được đăng ký lưu hành tại Mỹ và châu Âu.
Ngoài chức năng nhập khẩu và phân phối, MSD có dự định sản xuất dược phẩm tại Việt Nam trong tương lai?
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, MSD đã có các nhà máy sản xuất tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Singapore để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, MSD ưu tiên cho việc xây dựng một hệ thống phân phối thuốc, chế phẩm sinh học và vắc xin giá hợp lý thông qua hợp tác với các đối tác vùng và địa phương. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và sẽ xem xét thấu đáo để kịp thời nắm bắt những cơ hội này.
Bộ Y tế đang nghiên cứu dự thảo về thông tư cho phép xuất nhập khẩu dược phẩm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Ông nghĩ sao về cơ hội này?
MSD vẫn đang chờ kết quả của nội dung thông tư nói trên và nếu cơ hội đủ chín muồi thì việc nộp đơn xin giấy phép có thể sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Đây là chiến lược quan trọng của MSD tại Việt Nam nên chúng tôi cần chuẩn bị thật kỹ các chi tiết, từ bộ máy vận hành gồm con người, chế độ kế toán và báo cáo thuế, chiến lược tiếp thị sản phẩm, khung pháp lý đối với hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài sẽ khác hẳn so với hoạt động của một văn phòng đại diện như hiện nay.
Thuốc phiên bản (generics) hiện đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu của ngành dược tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Vậy thuốc phiên bản đóng vai trò như thế nào đối với chiến lược kinh doanh của MSD trong năm nay?
Mặc dù một số sản phẩm của chúng tôi đã qua thời kỳ bảo hộ, chúng tôi tin tưởng rằng những sản phẩm này là các nhãn hàng mạnh và mang dấu ấn của sự sáng tạo. Ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, các nhãn hàng mạnh tự nó có đời sống dài hơn so với thời gian được bảo hộ. Hiện tại, chúng tôi tiếp tục sản xuất và đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm có chất lượng phù hợp với các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Mới đây, MSD đã cam kết sẽ làm việc lâu dài và phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam.
Một trong những chính sách hiện nay của MSD là giúp người dân tiếp cận với giá thuốc hợp lý. Vậy liệu công ty có kế hoạch hạ giá các sản phẩm của mình tại Việt Nam trong năm nay?
Tôi muốn nhắc lại về một nội dung quan trọng trong chiến lược của MSD tại Việt Nam là hợp tác chặt chẽ với các đối tác và cơ quan chức năng địa phương nhằm thực thi mục tiêu tiếp cận các sản phẩm dược đối với mọi người dân. Tiếp cận còn được hiểu là khả năng tiếp xúc và sử dụng hệ thống phân phối, gặp gỡ các chuyên gia y tế là những đối tượng tư vấn và quản trị các loại dược phẩm và sau cùng là khả năng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Như vậy, bên cạnh giá thuốc hợp lý tôi cho rằng cách thức sử dụng các sản phẩm dược và sự tuân thủ các nguyên tắc trong khi dùng cũng quan trọng không kém so với giá thuốc .
Sau thành công của 2 chương trình hợp tác với PATH và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kế hoạch tiếp theo trong năm nay của MSD là gì?
Từ 3-4 tháng tới, MSD sẽ bắt đầu khởi động kế hoạch nghiên cứu đối tác trên thị trường với mục tiêu xác định vai trò và mức độ đóng góp tích cực của MSD trong việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng dược phẩm của người dân Việt Nam. Kế hoạch này sẽ được thực hiện với sự hợp tác của bên thứ 3 là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Đây là chiến lược mang tính bền vững và hy vọng vào khoảng tháng 5 tới, MSD sẽ có được từ 4-5 sáng kiến để có thể chọn ra cái tốt nhất phù hợp với khả năng của chúng tôi nhằm tạo ra sự khác biệt trên thị trường.