Mức phạt vi phạm chứng khoán còn quá nhẹ
Tổng mức phạt bằng tiền đối với các tổ chức có hành vi vi phạm chứng khoán lần này chỉ là 110 triệu đồng
Ngày 1/3/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức công bố Quyết định xử phạt của Chánh thanh tra Ủy ban đối với một số tổ chức tham gia thị trường trong 6 tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007, trong đó tổng các mức phạt bằng tiền là 110 triệu đồng.
Một số tổ chức bị phạt lần này bao gồm công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và công ty niêm yết do đã vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Mức phạt trên còn quá nhẹ so với mức độ ảnh hưởng của những vi phạm này đối với thị trường. Lý giải về điều này, một lãnh đạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, giải thích rằng việc xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ ở mức thấp như vậy là vì bị giới hạn bởi quy định xử phạt của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Trong đó, Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex (Pjtaco) bị phạt nặng nhất nhưng mức phạt cũng chỉ là 50 triệu đồng do có hành vi nhằm hợp thức hoá đợt phát hành và có sự giả tạo trong Hồ sơ đăng ký phát hành thêm, Hồ sơ đăng ký niêm yết, vi phạm các quy định tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là công ty có cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã PJT.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) bị phạt 30 triệu đồng, trong đó phạt 20 triệu đồng do vi phạm các quy định về việc quản lý tiền, chứng khoán của khách hàng, công ty và chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và 10 triệu đồng do vi phạm quy định về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy định ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh.
Công ty Indochina Capital Corporation (ICC), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cùng bị phạt mức 10 triệu đồng.
Trong đó, ICC bị phạt tiền vì vi phạm quy định về giao dịch nội bộ, thực hiện giao dịch cổ phiếu VNM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không báo cáo theo quy định tại Điều 34, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 /11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
BSC vi phạm các quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. SSI bị phạt do đã thực hiện 3 đợt tăng vốn điều lệ trong năm 2006 từ 52 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kịp thời khi có Quyết định tăng vốn điều lệ theo quy định tại Điểm 3.2.5, Điểm 3.3 Khoản 3, Mục III, Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có xử phạt hành chính bằng tiền đối với các trường hợp vi phạm công bố thông tin của các công ty niêm yết.
Một số tổ chức bị phạt lần này bao gồm công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và công ty niêm yết do đã vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Mức phạt trên còn quá nhẹ so với mức độ ảnh hưởng của những vi phạm này đối với thị trường. Lý giải về điều này, một lãnh đạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, giải thích rằng việc xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ ở mức thấp như vậy là vì bị giới hạn bởi quy định xử phạt của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Trong đó, Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex (Pjtaco) bị phạt nặng nhất nhưng mức phạt cũng chỉ là 50 triệu đồng do có hành vi nhằm hợp thức hoá đợt phát hành và có sự giả tạo trong Hồ sơ đăng ký phát hành thêm, Hồ sơ đăng ký niêm yết, vi phạm các quy định tại Khoản 2, Điều 8, Nghị định 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là công ty có cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã PJT.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) bị phạt 30 triệu đồng, trong đó phạt 20 triệu đồng do vi phạm các quy định về việc quản lý tiền, chứng khoán của khách hàng, công ty và chế độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và 10 triệu đồng do vi phạm quy định về quy trình nhận lệnh khách hàng và quy định ưu tiên lệnh khách hàng trước lệnh tự doanh.
Công ty Indochina Capital Corporation (ICC), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cùng bị phạt mức 10 triệu đồng.
Trong đó, ICC bị phạt tiền vì vi phạm quy định về giao dịch nội bộ, thực hiện giao dịch cổ phiếu VNM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mà không báo cáo theo quy định tại Điều 34, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 /11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
BSC vi phạm các quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. SSI bị phạt do đã thực hiện 3 đợt tăng vốn điều lệ trong năm 2006 từ 52 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng mà không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kịp thời khi có Quyết định tăng vốn điều lệ theo quy định tại Điểm 3.2.5, Điểm 3.3 Khoản 3, Mục III, Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Trước đó, Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có xử phạt hành chính bằng tiền đối với các trường hợp vi phạm công bố thông tin của các công ty niêm yết.