“Muốn cứu bất động sản, phải thu hồi 30 - 40% dự án”
Tất cả các dự án bất động sản muốn có giấy phép đều phải “xin” thì mới được “cho”
Ngày 16/1, tại hội nghị triển khai kế hoạch 2013 của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở, là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản đóng băng.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do công tác kiểm soát quản lý đô thị còn yếu, quản lý đô thị theo bề rộng mà không căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển. Đặc biệt, tại nhiều địa phương chưa kiểm soát đô thị theo quy hoạch, cứ nhà đầu tư “xin” là chính quyền chấp thuận, mà không căn cứ xem đô thị phát triển đến mức nào, dân mỗi năm tăng bao nhiêu để xây dựng phù hợp với tốc độ phát triển.
Còn theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để triển khai Nghị quyết 02 mà Chính phủ mới ban hành, trước đó, Bộ Xây dựng đã tiến hành rà soát, kiểm tra trực tiếp 11 dự bất động sản tại các tỉnh, thành trọng điểm. Bộ cũng đã tổng hợp, phân loại dự án dừng hay cho tiếp tục, chuyển đổi…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nam, công tác rà soát và phân loại dự án tạm dừng, tiếp tục tại các địa phương chưa thực sự hiệu quả.
“Có thành phố chúng tôi đề xuất thu hồi lên đến 40% số dự án, trong khi chính quyền địa phương chỉ đề xuất thu hồi dưới… 1% tổng dự án”, ông Nam nói.
Do đó, theo đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, sắp tới, cơ quan này có thể sẽ đề xuất Chính phủ “mạnh tay” hơn trong việc thu hồi khoảng 30 - 40% số dự án bất động sản hiện có, trong đó tập trung vào số dự án quá chậm hoặc không thể triển khai, qua đó góp phần khắc phục tình trạng dự án tràn lan, siết chặt được nguồn cung ra thị trường, tránh tình trạng dư thừa.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng cho rằng, ở bất kỳ địa phương nào thì tình trạng cấp phép tràn lan các dự án bất động sản cũng đều có trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền. Bởi lẽ, theo ông, tất cả các dự án bất động sản muốn có giấy phép đều phải “xin” thì mới được “cho”, mới được sự đồng ý của cơ quan quản lý, cấp phép.
“Chắc các đồng chí còn nhớ, trước thời điểm sáp nhập vào Hà Nội, có một số xã của Hòa Bình chỉ trong một đêm cấp phép cho mấy chục dự án”, ông Hùng dẫn chứng.
Theo đề xuất của Tổng hội Xây dựng, cùng với việc rà soát lại tất cả các dự án nhà ở trên cơ sở điều kiện phát triển của các địa phương, các bộ, ngành và Chính phủ phải tính đến và kiên quyết thu hồi các dự án ma, dự án bỏ hoang lâu năm.
Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 02 của Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì cùng các địa phương rà soát lại các dự án trên địa bàn, song theo lãnh đạo Tổng hội Xây dựng, nếu để các địa phương tự rà soát và Bộ thẩm định thì sẽ khó mà có hiệu quả. Bộ Xây dựng cần trực tiếp vào cuộc mới là phương án tốt nhất.
Đưa ra lời hứa trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế nói trên, trong năm 2013 này, Bộ sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý đô thị, cụ thể hóa chiến lược nhà ở, tăng quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản.
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do công tác kiểm soát quản lý đô thị còn yếu, quản lý đô thị theo bề rộng mà không căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển. Đặc biệt, tại nhiều địa phương chưa kiểm soát đô thị theo quy hoạch, cứ nhà đầu tư “xin” là chính quyền chấp thuận, mà không căn cứ xem đô thị phát triển đến mức nào, dân mỗi năm tăng bao nhiêu để xây dựng phù hợp với tốc độ phát triển.
Còn theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để triển khai Nghị quyết 02 mà Chính phủ mới ban hành, trước đó, Bộ Xây dựng đã tiến hành rà soát, kiểm tra trực tiếp 11 dự bất động sản tại các tỉnh, thành trọng điểm. Bộ cũng đã tổng hợp, phân loại dự án dừng hay cho tiếp tục, chuyển đổi…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nam, công tác rà soát và phân loại dự án tạm dừng, tiếp tục tại các địa phương chưa thực sự hiệu quả.
“Có thành phố chúng tôi đề xuất thu hồi lên đến 40% số dự án, trong khi chính quyền địa phương chỉ đề xuất thu hồi dưới… 1% tổng dự án”, ông Nam nói.
Do đó, theo đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, sắp tới, cơ quan này có thể sẽ đề xuất Chính phủ “mạnh tay” hơn trong việc thu hồi khoảng 30 - 40% số dự án bất động sản hiện có, trong đó tập trung vào số dự án quá chậm hoặc không thể triển khai, qua đó góp phần khắc phục tình trạng dự án tràn lan, siết chặt được nguồn cung ra thị trường, tránh tình trạng dư thừa.
Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng cho rằng, ở bất kỳ địa phương nào thì tình trạng cấp phép tràn lan các dự án bất động sản cũng đều có trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền. Bởi lẽ, theo ông, tất cả các dự án bất động sản muốn có giấy phép đều phải “xin” thì mới được “cho”, mới được sự đồng ý của cơ quan quản lý, cấp phép.
“Chắc các đồng chí còn nhớ, trước thời điểm sáp nhập vào Hà Nội, có một số xã của Hòa Bình chỉ trong một đêm cấp phép cho mấy chục dự án”, ông Hùng dẫn chứng.
Theo đề xuất của Tổng hội Xây dựng, cùng với việc rà soát lại tất cả các dự án nhà ở trên cơ sở điều kiện phát triển của các địa phương, các bộ, ngành và Chính phủ phải tính đến và kiên quyết thu hồi các dự án ma, dự án bỏ hoang lâu năm.
Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 02 của Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì cùng các địa phương rà soát lại các dự án trên địa bàn, song theo lãnh đạo Tổng hội Xây dựng, nếu để các địa phương tự rà soát và Bộ thẩm định thì sẽ khó mà có hiệu quả. Bộ Xây dựng cần trực tiếp vào cuộc mới là phương án tốt nhất.
Đưa ra lời hứa trước hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế nói trên, trong năm 2013 này, Bộ sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý đô thị, cụ thể hóa chiến lược nhà ở, tăng quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, kiểm soát các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản.