“Muốn giữ nhà đầu tư ngoại, chính sách phải ổn định”
“Điều nhà đầu tư nước ngoài mong chờ nhất khi tham gia vào thị trường chứng khoán là tính ổn định của chính sách”
Là một trong những cầu nối quan trọng tiếp sức cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn vào đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán được cho là gần gũi nhất và hiểu khối ngoại nhất.
Những đề xuất, khuyến nghị và cả những gợi ý của các tổ chức đầu tư nước ngoài để thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn và thu hút được ngày càng nhiều sự tham gia của vốn ngoại, đã được ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt ghi lại và chia sẻ trong cuộc trao đổi dưới đây.
Là một trong số ít các công ty chứng khoán song hành cùng thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, đồng thời cũng tiếp xúc và thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam cho khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, ông nhận thấy họ mong gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam?
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 12 năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh và trở thành một kênh đầu tư và huy động hữu hiệu cho nền kinh tế, đặc biệt là huy động vốn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng phục vụ cho việc phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán còn làm cho việc quản lý và quản trị công ty được minh bạch, rõ ràng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đóng góp của họ là rất quan trọng và có những giai đoạn, giao dịch của khối ngoại có tính dẫn dắt thị trường Việt Nam.
Điều nhà đầu tư nước ngoài mong chờ nhất khi tham gia vào thị trường chứng khoán là tính ổn định của chính sách, minh bạch trong quản trị của doanh nghiệp và sự ổn định của tỷ giá hối đoái, các công cụ tài chính để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro của biến động tỷ giá.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Theo ông đâu là nguyên nhân?
Theo tôi, một trong những nguyên nhân của việc rút vốn này cũng có thể do chính từ các thị trường họ huy động vốn. Suy thoái kinh tế trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia và khu vực, vì vậy, việc rút vốn của các nhà đầu tư tại thị trường họ huy động vốn sẽ kéo theo sự suy giảm dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam như là một hệ lụy.
Bên cạnh đó, nếu nhìn nhận lại cũng có nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô, bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, thanh khoản của hệ thống ngân hàng, sự biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái là những nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc khi giải ngân hoặc tiếp tục duy trì vốn đầu tư của họ tại thị trường Việt Nam.
Đặc biệt trong năm 2011, tỷ giá biến động khá nhiều làm cho thành quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trở thành “công cốc”, và điều này làm ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của họ.
Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, mà các nhà đầu tư trong nước cũng đang chán ngán thị trường. Để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường, các nhà quản lý cần phải làm gì?
Thị trường chứng khoán là bức tranh phản ánh nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp, cấu thành của nền kinh tế, có nhiều khó khăn, kết quả hoạt động không cao, thì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh hệt như vậy.
Muốn thực sự hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước thì điều đầu tiên là phải “gỡ” cho các doanh nghiệp. Cá nhân tôi cho rằng “nút” thắt ở đây là nằm ở khâu vốn. Doanh nghiệp phải đi vay với chi phí khá cao làm cho việc sản xuất trở lên kém hấp dẫn.
Cuộc đua lãi suất để kiềm chế lạm phát, gỡ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng từ 2008 trở lại đây đã đẩy mặt bằng lãi suất lên quá cao. Lãi suất quá cao trong vòng 3 năm vừa qua nếu cộng dồn có thể lên đến 60% đã khiến các doanh nghiệp chỉ duy trì việc sản xuất để thu hồi phần vốn đã đầu tư chứ không thể mở rộng, phát triển kinh doanh mới. Bức tranh kinh tế của các doanh nghiệp sẽ là mấu chốt để có thể làm cho thị trường chứng khoán trở lên hấp dẫn hơn.
Dự đoán của ông về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối 2012?
Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức âm có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm và sản xuất đang bị đình trệ, vì vậy, các chính sách vĩ mô cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là các chính sách tiền tệ để sớm thoát khỏi tình trạng này, giúp các doanh nghiệp sớm khôi phục lại sản xuất - kinh doanh, và đây là cơ sở để thị trường chứng khoán hồi phục.
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần có thời gian để họ quên đi quá khứ đau thương và hy vọng một lớp nhà đầu tư mới xuất hiện trong tương lai gần do sức hút của một thị trường mới nổi, với cơ cấu dân số trẻ, sẽ vẫn là lực hút hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Những đề xuất, khuyến nghị và cả những gợi ý của các tổ chức đầu tư nước ngoài để thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn và thu hút được ngày càng nhiều sự tham gia của vốn ngoại, đã được ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt ghi lại và chia sẻ trong cuộc trao đổi dưới đây.
Là một trong số ít các công ty chứng khoán song hành cùng thị trường chứng khoán từ những ngày đầu, đồng thời cũng tiếp xúc và thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam cho khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, ông nhận thấy họ mong gì nhất khi đầu tư vào Việt Nam?
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 12 năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh và trở thành một kênh đầu tư và huy động hữu hiệu cho nền kinh tế, đặc biệt là huy động vốn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng phục vụ cho việc phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán còn làm cho việc quản lý và quản trị công ty được minh bạch, rõ ràng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đóng góp của họ là rất quan trọng và có những giai đoạn, giao dịch của khối ngoại có tính dẫn dắt thị trường Việt Nam.
Điều nhà đầu tư nước ngoài mong chờ nhất khi tham gia vào thị trường chứng khoán là tính ổn định của chính sách, minh bạch trong quản trị của doanh nghiệp và sự ổn định của tỷ giá hối đoái, các công cụ tài chính để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro của biến động tỷ giá.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Theo ông đâu là nguyên nhân?
Theo tôi, một trong những nguyên nhân của việc rút vốn này cũng có thể do chính từ các thị trường họ huy động vốn. Suy thoái kinh tế trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia và khu vực, vì vậy, việc rút vốn của các nhà đầu tư tại thị trường họ huy động vốn sẽ kéo theo sự suy giảm dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam như là một hệ lụy.
Bên cạnh đó, nếu nhìn nhận lại cũng có nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô, bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, thanh khoản của hệ thống ngân hàng, sự biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái là những nguyên nhân khiến cho nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc khi giải ngân hoặc tiếp tục duy trì vốn đầu tư của họ tại thị trường Việt Nam.
Đặc biệt trong năm 2011, tỷ giá biến động khá nhiều làm cho thành quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trở thành “công cốc”, và điều này làm ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của họ.
Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, mà các nhà đầu tư trong nước cũng đang chán ngán thị trường. Để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường, các nhà quản lý cần phải làm gì?
Thị trường chứng khoán là bức tranh phản ánh nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp, cấu thành của nền kinh tế, có nhiều khó khăn, kết quả hoạt động không cao, thì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh hệt như vậy.
Muốn thực sự hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước thì điều đầu tiên là phải “gỡ” cho các doanh nghiệp. Cá nhân tôi cho rằng “nút” thắt ở đây là nằm ở khâu vốn. Doanh nghiệp phải đi vay với chi phí khá cao làm cho việc sản xuất trở lên kém hấp dẫn.
Cuộc đua lãi suất để kiềm chế lạm phát, gỡ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng từ 2008 trở lại đây đã đẩy mặt bằng lãi suất lên quá cao. Lãi suất quá cao trong vòng 3 năm vừa qua nếu cộng dồn có thể lên đến 60% đã khiến các doanh nghiệp chỉ duy trì việc sản xuất để thu hồi phần vốn đã đầu tư chứ không thể mở rộng, phát triển kinh doanh mới. Bức tranh kinh tế của các doanh nghiệp sẽ là mấu chốt để có thể làm cho thị trường chứng khoán trở lên hấp dẫn hơn.
Dự đoán của ông về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối 2012?
Tháng 5 và tháng 6 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức âm có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm và sản xuất đang bị đình trệ, vì vậy, các chính sách vĩ mô cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là các chính sách tiền tệ để sớm thoát khỏi tình trạng này, giúp các doanh nghiệp sớm khôi phục lại sản xuất - kinh doanh, và đây là cơ sở để thị trường chứng khoán hồi phục.
Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần có thời gian để họ quên đi quá khứ đau thương và hy vọng một lớp nhà đầu tư mới xuất hiện trong tương lai gần do sức hút của một thị trường mới nổi, với cơ cấu dân số trẻ, sẽ vẫn là lực hút hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)