Muốn thành danh, đừng nói… không tăng vốn!
Câu chuyện đáng quan tâm không phải doanh nghiệp tăng vốn lên bao nhiêu, mà minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào
Nhờ công cụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đã vươn lên tầm cao mới, trở thành đại diện của Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Cũng từ đây, các doanh nghiệp này giúp Việt Nam xác lập vị thế trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Dấu ấn Vingroup, REE, SSI
Thành lập từ năm 2002, với số vốn điều lệ 196 tỷ đồng, đến tận tháng 2/2006, Vingroup khi đó là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam mới đổi tên thành Công ty Cổ phần Vincom và thực hiện tăng vốn điều lệ lên 313,5 tỷ đồng.
Trước thời điểm niêm yết chính thức trên HOSE (ngày 19/9/2007), Vingroup thực hiện tăng vốn lên gấp hơn 2 lần, đạt mức 800 tỷ đồng, trở thành công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam niêm yết cổ phiếu.
Ngay sau thời điểm niêm yết, công ty huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm.
8 năm trước, có lẽ ít người có thể ngờ, chỉ một thời gian sau, Vingroup trở thành một doanh nghiệp quy mô vốn điều lệ hơn 14.545 tỷ đồng, tức bằng gần 46,4 trước niêm yết, với vốn chủ sở hữu lên tới hơn 20.416 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản gần 90.500 tỷ đồng.
Với sự chắp cánh của thị trường chứng khoán, từ chỗ chỉ được nhà đầu tư biết đến với tòa tháp đôi Vincom Bà Triệu (Hà Nội) và Vinpearl Nha Trang, ngày nay, với tiềm lực tài chính mạnh, Vingroup đã sở hữu hàng loạt dự án có tên tuổi, từ bất động sản nhà ở đến chuỗi Vinpearl trải dài khắp cả nước.
Tập đoàn cũng đang lấn sân sang nhiều lĩnh vực như: thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, y tế, giáo dục… Mỗi năm, lợi nhuận do Vingroup mang lại cho các cổ đông lên tới hàng nghìn tỷ đồng, và cũng hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Một doanh nghiệp khác cũng lột xác hoàn toàn nhờ thị trường chứng khoán là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh - REE.
Vốn chỉ là một xưởng lạnh, qua sự phát triển của thị trường chứng khoán, REE đã huy động vốn để mở rộng đầu tư vào lần lượt các lĩnh vực như cơ điện, điện lạnh, bất động sản…
Những năm gần đây, REE đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực năng lượng như than, điện và lĩnh vực hạ tầng nước.
Ngày nay, vốn điều lệ của REE đã lên mức gần 2.700 tỷ đồng, gấp gần 10 lần khi mới niêm yết. Trong các năm tới đây, vốn điều lệ của REE dự kiến tiếp tục tăng lên để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng của công ty.
Còn với câu chuyện của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), sự phát triển của thị trường chứng khoán không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh, mà còn đồng thời giúp SSI lớn mạnh để tận dụng được cơ hội kinh doanh đó.
Thành lập năm 2000 với vốn điều lệ chỉ 6 tỷ đồng, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong suốt 15 năm qua, đến cuối năm 2014, vốn điều lệ của SSI đã tăng lên mức 3.537 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu gần 5.700 tỷ đồng.
So với mức vốn điều lệ thời điểm mới thành lập, SSI đã ghi nhận mức tăng tới hơn 580 lần, còn so với thời điểm lần đầu niêm yết trên HNX (sau này đổi niêm yết trên HSX, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng), thì vốn điều lệ của SSI đã tăng lên hơn 7 lần.
Tại thời điểm 31/12/2014, báo cáo tài chính công ty mẹ của SSI cho thấy, số dư tiền gửi của công ty đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng, bao gồm 300 tỷ đồng tương đương tiền, 451 tỷ đồng gửi ngân hàng, 1.896 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng. Thế nhưng, trong kế hoạch huy động vốn của mình, SSI vẫn dự kiến huy động thêm khoảng 1.500 tỷ đồng trái phiếu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể có ý kiến cho rằng, SSI còn dư nhiều tiền gửi tiết kiệm như vậy, thì vì sao vẫn huy động vốn thêm? Nhưng, trong bối cảnh thay đổi chính sách của cơ quan quản lý, từ Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đến dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 210 của Bộ Tài chính, thì công ty chứng khoán nào càng có sức mạnh về tài chính, càng có cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn. Và, SSI đang có cơ hội đó.
Để thị trường chứng khoán chắp cánh cho hiệu quả kinh tế
Với danh mục dự án lớn mà Vingroup đang triển khai và dự kiến mở rộng, khả năng tập đoàn này tiếp tục tăng vốn là điều có thể dự báo.
Xu hướng phát triển, tập trung kinh tế vào các doanh nghiệp thực sự lớn và chủ lực là điều đã diễn ra ở các nền kinh tế lớn, đi trước, và được cho là quy luật tất yếu của phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nếu không có thị trường chứng khoán, quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp phục vụ mục tiêu đầu tư, tăng trưởng chắc chắn sẽ bị chậm lại.
Đây là lý do vì sao chỉ sau gần 15 năm kể từ ngày thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, Việt Nam chứng kiến những doanh nghiệp quy mô lợi nhuận ngàn tỷ đồng, thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ - điều mà trong thế kỷ 20, người ta khó lòng nghĩ tới.
Trong phát biểu tại lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm Ất Mùi 2015 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến việc tạo khung pháp lý thông thoáng hơn cho thị trường chứng khoán.
“Tôi đặc biệt lưu ý Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và các bộ ngành liên quan cần tập trung rà soát lại để hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm mục tiêu thị trường chứng khoán hoạt động thông thoáng hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn nữa, phù hợp hơn nữa với thông lệ quốc tế, để có thể hội nhập sâu rộng hơn”, Thủ tướng lưu ý.
Sẽ không doanh nghiệp nào chấp nhận tốn chi phí lưu ký, chịu sức ép phải minh bạch thông tin của mình và hàng loạt các quy định hạn chế quyền của ban lãnh đạo để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nếu như việc niêm yết ấy không mang lại lợi ích cho cổ đông.
Điều mà doanh nghiệp hướng đến và mong đạt được là uy tín - thương hiệu, huy động vốn thuận lợi và thanh khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Một khi thị trường chứng khoán còn là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, khi đó, thị trường chứng khoán còn đủ sức hấp dẫn với doanh nghiệp, người dân.
Câu chuyện đáng quan tâm không phải doanh nghiệp tăng vốn lên bao nhiêu, mà minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào. Vì thế, hãy để thị trường chứng khoán là nơi chắp cánh cho doanh nghiệp bay cao hơn.
Cũng từ đây, các doanh nghiệp này giúp Việt Nam xác lập vị thế trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Dấu ấn Vingroup, REE, SSI
Thành lập từ năm 2002, với số vốn điều lệ 196 tỷ đồng, đến tận tháng 2/2006, Vingroup khi đó là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam mới đổi tên thành Công ty Cổ phần Vincom và thực hiện tăng vốn điều lệ lên 313,5 tỷ đồng.
Trước thời điểm niêm yết chính thức trên HOSE (ngày 19/9/2007), Vingroup thực hiện tăng vốn lên gấp hơn 2 lần, đạt mức 800 tỷ đồng, trở thành công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam niêm yết cổ phiếu.
Ngay sau thời điểm niêm yết, công ty huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm.
8 năm trước, có lẽ ít người có thể ngờ, chỉ một thời gian sau, Vingroup trở thành một doanh nghiệp quy mô vốn điều lệ hơn 14.545 tỷ đồng, tức bằng gần 46,4 trước niêm yết, với vốn chủ sở hữu lên tới hơn 20.416 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản gần 90.500 tỷ đồng.
Với sự chắp cánh của thị trường chứng khoán, từ chỗ chỉ được nhà đầu tư biết đến với tòa tháp đôi Vincom Bà Triệu (Hà Nội) và Vinpearl Nha Trang, ngày nay, với tiềm lực tài chính mạnh, Vingroup đã sở hữu hàng loạt dự án có tên tuổi, từ bất động sản nhà ở đến chuỗi Vinpearl trải dài khắp cả nước.
Tập đoàn cũng đang lấn sân sang nhiều lĩnh vực như: thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, y tế, giáo dục… Mỗi năm, lợi nhuận do Vingroup mang lại cho các cổ đông lên tới hàng nghìn tỷ đồng, và cũng hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mỗi năm đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Một doanh nghiệp khác cũng lột xác hoàn toàn nhờ thị trường chứng khoán là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh - REE.
Vốn chỉ là một xưởng lạnh, qua sự phát triển của thị trường chứng khoán, REE đã huy động vốn để mở rộng đầu tư vào lần lượt các lĩnh vực như cơ điện, điện lạnh, bất động sản…
Những năm gần đây, REE đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực năng lượng như than, điện và lĩnh vực hạ tầng nước.
Ngày nay, vốn điều lệ của REE đã lên mức gần 2.700 tỷ đồng, gấp gần 10 lần khi mới niêm yết. Trong các năm tới đây, vốn điều lệ của REE dự kiến tiếp tục tăng lên để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng của công ty.
Còn với câu chuyện của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), sự phát triển của thị trường chứng khoán không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh, mà còn đồng thời giúp SSI lớn mạnh để tận dụng được cơ hội kinh doanh đó.
Thành lập năm 2000 với vốn điều lệ chỉ 6 tỷ đồng, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong suốt 15 năm qua, đến cuối năm 2014, vốn điều lệ của SSI đã tăng lên mức 3.537 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu gần 5.700 tỷ đồng.
So với mức vốn điều lệ thời điểm mới thành lập, SSI đã ghi nhận mức tăng tới hơn 580 lần, còn so với thời điểm lần đầu niêm yết trên HNX (sau này đổi niêm yết trên HSX, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng), thì vốn điều lệ của SSI đã tăng lên hơn 7 lần.
Tại thời điểm 31/12/2014, báo cáo tài chính công ty mẹ của SSI cho thấy, số dư tiền gửi của công ty đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng, bao gồm 300 tỷ đồng tương đương tiền, 451 tỷ đồng gửi ngân hàng, 1.896 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng. Thế nhưng, trong kế hoạch huy động vốn của mình, SSI vẫn dự kiến huy động thêm khoảng 1.500 tỷ đồng trái phiếu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể có ý kiến cho rằng, SSI còn dư nhiều tiền gửi tiết kiệm như vậy, thì vì sao vẫn huy động vốn thêm? Nhưng, trong bối cảnh thay đổi chính sách của cơ quan quản lý, từ Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước đến dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 210 của Bộ Tài chính, thì công ty chứng khoán nào càng có sức mạnh về tài chính, càng có cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn. Và, SSI đang có cơ hội đó.
Để thị trường chứng khoán chắp cánh cho hiệu quả kinh tế
Với danh mục dự án lớn mà Vingroup đang triển khai và dự kiến mở rộng, khả năng tập đoàn này tiếp tục tăng vốn là điều có thể dự báo.
Xu hướng phát triển, tập trung kinh tế vào các doanh nghiệp thực sự lớn và chủ lực là điều đã diễn ra ở các nền kinh tế lớn, đi trước, và được cho là quy luật tất yếu của phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, nếu không có thị trường chứng khoán, quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp phục vụ mục tiêu đầu tư, tăng trưởng chắc chắn sẽ bị chậm lại.
Đây là lý do vì sao chỉ sau gần 15 năm kể từ ngày thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, Việt Nam chứng kiến những doanh nghiệp quy mô lợi nhuận ngàn tỷ đồng, thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ - điều mà trong thế kỷ 20, người ta khó lòng nghĩ tới.
Trong phát biểu tại lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm Ất Mùi 2015 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến việc tạo khung pháp lý thông thoáng hơn cho thị trường chứng khoán.
“Tôi đặc biệt lưu ý Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và các bộ ngành liên quan cần tập trung rà soát lại để hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm mục tiêu thị trường chứng khoán hoạt động thông thoáng hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn nữa, phù hợp hơn nữa với thông lệ quốc tế, để có thể hội nhập sâu rộng hơn”, Thủ tướng lưu ý.
Sẽ không doanh nghiệp nào chấp nhận tốn chi phí lưu ký, chịu sức ép phải minh bạch thông tin của mình và hàng loạt các quy định hạn chế quyền của ban lãnh đạo để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nếu như việc niêm yết ấy không mang lại lợi ích cho cổ đông.
Điều mà doanh nghiệp hướng đến và mong đạt được là uy tín - thương hiệu, huy động vốn thuận lợi và thanh khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Một khi thị trường chứng khoán còn là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, khi đó, thị trường chứng khoán còn đủ sức hấp dẫn với doanh nghiệp, người dân.
Câu chuyện đáng quan tâm không phải doanh nghiệp tăng vốn lên bao nhiêu, mà minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào. Vì thế, hãy để thị trường chứng khoán là nơi chắp cánh cho doanh nghiệp bay cao hơn.