“Muốn vào biên chế Hà Nội phải có trên 100 triệu đồng”
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành Ủy Hà Nội cho biết đang tồn tại những tiêu cực trong việc thi tuyển công chức của thành phố
Ngày 7/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã họp phiên bế mạc sau 4 ngày làm việc với nhiều nội dung được các đại biểu bàn thảo và quyết nghị.
Đáng chú ý, trong phần thảo luận về việc phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, ông Trần Trọng Dực đã đưa ra thông tin khiến không ít đại biểu và cử tri phải “giật mình”.
Theo ông Dực, việc thi tuyển công chức của Hà Nội hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề “không ổn”. Cụ thể, việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức là chủ trương đúng của Thành phố, một số địa phương đã làm tốt, song cũng có một số đơn vị thi công chức chỉ là việc "chạy" để được thi, "chạy" để được đỗ.
“Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận, huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho thành phố chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”, ông Dực nói.
Để minh chứng cho thực tế trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho biết, qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện bài thi của một số công chức không sai so với đáp án một dấu phẩy, dấu chấm. Thậm chí, khi tham gia chấm thi, ông cũng đã từng phát hiện hai giáo viên tự ý lấy bài của thí sinh để chấm.
Ngoài ra, theo ông Dực, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của Hà Nội hiện cũng thể hiện nhiều điểm bất hợp lý. Chẳng hạn như UBND quận Long Biên có 230 biên chế thì thanh tra chiếm 70, huyện Sóc Sơn có 274 biên chế thì có tới 121 thanh tra xây dựng…
“Cơ quan tôi có khoảng 30% cán bộ làm việc tốt, 35% làm việc khá và trung bình, còn lại là giao việc không yên tâm. Điều này cho thấy khoảng 40% cán bộ đang hưởng lương Nhà nước không đáp ứng được công việc, nhưng không thể cho nghỉ vì động chạm đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ”, ông Dực cho hay.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, trong mấy năm gần đây, mặc dù Thành ủy và UBND thành phố luôn có chủ trương giảm biên chế, tinh giản bộ máy hành chính, nhưng thực tế thì lại ngược lại, biên chế vào các cơ quan nhà nước tại Hà Nội năm sau luôn cao hơn năm trước.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, trong năm 2013, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 8 - 8,5%, tập trung, chỉ đạo kiên trì các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và bảo đảm tăng trưởng. Thành phố sẽ tiết giảm tối đa các chi phí, không mua xe ôtô con mới, không đi công tác nước ngoài nếu chưa thật cần thiết…
Đáng chú ý, trong phần thảo luận về việc phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, ông Trần Trọng Dực đã đưa ra thông tin khiến không ít đại biểu và cử tri phải “giật mình”.
Theo ông Dực, việc thi tuyển công chức của Hà Nội hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề “không ổn”. Cụ thể, việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức là chủ trương đúng của Thành phố, một số địa phương đã làm tốt, song cũng có một số đơn vị thi công chức chỉ là việc "chạy" để được thi, "chạy" để được đỗ.
“Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận, huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho thành phố chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”, ông Dực nói.
Để minh chứng cho thực tế trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho biết, qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện bài thi của một số công chức không sai so với đáp án một dấu phẩy, dấu chấm. Thậm chí, khi tham gia chấm thi, ông cũng đã từng phát hiện hai giáo viên tự ý lấy bài của thí sinh để chấm.
Ngoài ra, theo ông Dực, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của Hà Nội hiện cũng thể hiện nhiều điểm bất hợp lý. Chẳng hạn như UBND quận Long Biên có 230 biên chế thì thanh tra chiếm 70, huyện Sóc Sơn có 274 biên chế thì có tới 121 thanh tra xây dựng…
“Cơ quan tôi có khoảng 30% cán bộ làm việc tốt, 35% làm việc khá và trung bình, còn lại là giao việc không yên tâm. Điều này cho thấy khoảng 40% cán bộ đang hưởng lương Nhà nước không đáp ứng được công việc, nhưng không thể cho nghỉ vì động chạm đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ”, ông Dực cho hay.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, trong mấy năm gần đây, mặc dù Thành ủy và UBND thành phố luôn có chủ trương giảm biên chế, tinh giản bộ máy hành chính, nhưng thực tế thì lại ngược lại, biên chế vào các cơ quan nhà nước tại Hà Nội năm sau luôn cao hơn năm trước.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, trong năm 2013, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GDP đạt từ 8 - 8,5%, tập trung, chỉ đạo kiên trì các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và bảo đảm tăng trưởng. Thành phố sẽ tiết giảm tối đa các chi phí, không mua xe ôtô con mới, không đi công tác nước ngoài nếu chưa thật cần thiết…