“Mỹ chuẩn bị cho quan hệ rạn nứt kéo dài với Nga”
"Nga có thể không thay đổi dưới thời Vladimir Putin, và thậm chí là cả sau đó”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói
Mỹ và các nước đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang chuẩn bị về mặt quân sự cho khả năng mối quan hệ rạn nứt với Nga có thể kéo dài qua thời Tổng thống Vladimir Putin, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 21/6 cho hay.
Việc Nga bị cho là can thiệp vào Ukraine đã khiến các nước đồng minh NATO ở khu vực Đông Âu lo ngại, đồng thời dẫn tới việc đẩy mạnh các cuộc tập trận và sự ra đời của một lực lượng phản ứng nhanh thuộc NATO.
Phát biểu khi bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần tới châu Âu, ông Carter nói Mỹ hy vọng Nga sẽ quay trở lại với con đường nhìn về tương lai, đồng thời nhấn mạnh các lĩnh vực hợp tác ngoại giao với Nga, bao gồm các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân với Iran.
Tuy vậy, người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định, những thay đổi về quân sự đang diễn ra trong NATO, một phần nhằm ngăn chặn nguy cơ can thiệp từ Nga, cho thấy sự chuẩn bị của khối này về khả năng căng thẳng kéo dài trong quan hệ với Moscow.
“Những điều chỉnh mà tôi nói tới đặc biệt nhằm lường trước khả năng Nga có thể không thay đổi dưới thời Vladimir Putin, và thậm chí là cả sau đó”, ông Carter nói trước khi hạ cánh xuống Berlin.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ Putin sẽ thay đổi quan điểm, Carter nói ông hy vọng là thế, nhưng “Tôi không dám chắc”.
Putin đắc cử Tổng thống Nga vào năm 2012 với nhiệm kỳ 6 năm. Theo luật Nga, nguyên thủ nước này bị giới hạn nắm quyền trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Bởi vậy, Putin có thể ra tranh cử thêm 1 nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa vào năm 2018.
Chuyến công du châu Âu lần này của ông Carter sẽ nhấn mạnh nhiều trong số những điều chỉnh của NATO nhằm ứng phó với Nga, bắt đầu bằng việc tới thăm lực lượng phản ứng nhanh của NATO mới thành lập ở Đức. Tại Estonia, ông Carter sẽ thăm một chiến hạm Mỹ vừa trở về từ cuộc tập trận ở biển Baltic.
Giới chức Mỹ nói rằng, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng có thể sẽ công bố thêm các kế hoạch về đưa vũ khí hạng nặng tới cất giữ ở một số nước Đông Âu và Baltic.
Tất cả những động thái trên của NATO đều đã vấp phải sự phản đối của Nga. Đáp trả lại, Nga đã đe dọa sẽ tăng cường lực lượng và bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter lên tiếng chỉ trích “những lời hùng biện thiếu kiểm soát” của Tổng thống Nga về vũ khí hạt nhân. “Vladimir Putin không cần phải nói như thế. Tôi không thể nào giải thích nổi vì sao ông ấy lại làm thế, nhưng theo đánh giá của tôi thì đó không phải là một hành vi phù hợp”, ông Carter phát biểu.
Cuộc “đấu khẩu” giữa Washington và Moscow có thể khiến nhiều người liên tưởng tới thời chiến tranh lạnh. Tuy vậy, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các nhà báo rằng Mỹ sẽ thúc giục các nước đồng minh NATO “tùy ý sử dụng các chiến thuật chiến tranh lạnh”.
Theo giới chức Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy tầm quan trọng của khả năng đương đầu với “loại hình chiến tranh lai” - sự kết hợp giữa các binh sỹ không đeo phù hiệu, các chương trình tuyên truyền và sức ép kinh tế - mà phương Tây nói là Nga đang áp dụng đối với Ukraine. Trước kia, trọng tâm của NATO là các mối đe dọa truyền thống trong thời chiến tranh lạnh.
“Carter sẽ thúc đẩy NATO nghĩ về những mối đe dọa mới, các chiến thuật mới, hối thúc họ tùy ý sử dụng các chiến thuật thời chiến tranh lạnh và tìm ra những cách thức mới để ứng phó với các mối đe dọa mới”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói.
Các quan chức NATO cho hay, ngoài việc Nga sáp nhập Crimea, thì sự nổi lên của tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm phiến quân khác ở Bắc Phi và Trung Đông cũng làm môi trường an ninh của NATO thay đổi nhanh chóng.
Vào ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này, các bộ trưởng bộ quốc phòng NATO dự kiến sẽ họp tại Brussels, Bỉ để thảo luận các kế hoạch nhằm thiết lập vai trò của liên minh ở Iraq nhằm hỗ trợ cho lực lượng chính phủ nước này. Một kế hoạch như vậy có thể sẽ được thông qua vào tháng 7.
Việc Nga bị cho là can thiệp vào Ukraine đã khiến các nước đồng minh NATO ở khu vực Đông Âu lo ngại, đồng thời dẫn tới việc đẩy mạnh các cuộc tập trận và sự ra đời của một lực lượng phản ứng nhanh thuộc NATO.
Phát biểu khi bắt đầu chuyến công du kéo dài 1 tuần tới châu Âu, ông Carter nói Mỹ hy vọng Nga sẽ quay trở lại với con đường nhìn về tương lai, đồng thời nhấn mạnh các lĩnh vực hợp tác ngoại giao với Nga, bao gồm các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân với Iran.
Tuy vậy, người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định, những thay đổi về quân sự đang diễn ra trong NATO, một phần nhằm ngăn chặn nguy cơ can thiệp từ Nga, cho thấy sự chuẩn bị của khối này về khả năng căng thẳng kéo dài trong quan hệ với Moscow.
“Những điều chỉnh mà tôi nói tới đặc biệt nhằm lường trước khả năng Nga có thể không thay đổi dưới thời Vladimir Putin, và thậm chí là cả sau đó”, ông Carter nói trước khi hạ cánh xuống Berlin.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ Putin sẽ thay đổi quan điểm, Carter nói ông hy vọng là thế, nhưng “Tôi không dám chắc”.
Putin đắc cử Tổng thống Nga vào năm 2012 với nhiệm kỳ 6 năm. Theo luật Nga, nguyên thủ nước này bị giới hạn nắm quyền trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Bởi vậy, Putin có thể ra tranh cử thêm 1 nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa vào năm 2018.
Chuyến công du châu Âu lần này của ông Carter sẽ nhấn mạnh nhiều trong số những điều chỉnh của NATO nhằm ứng phó với Nga, bắt đầu bằng việc tới thăm lực lượng phản ứng nhanh của NATO mới thành lập ở Đức. Tại Estonia, ông Carter sẽ thăm một chiến hạm Mỹ vừa trở về từ cuộc tập trận ở biển Baltic.
Giới chức Mỹ nói rằng, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng có thể sẽ công bố thêm các kế hoạch về đưa vũ khí hạng nặng tới cất giữ ở một số nước Đông Âu và Baltic.
Tất cả những động thái trên của NATO đều đã vấp phải sự phản đối của Nga. Đáp trả lại, Nga đã đe dọa sẽ tăng cường lực lượng và bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân của nước này trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter lên tiếng chỉ trích “những lời hùng biện thiếu kiểm soát” của Tổng thống Nga về vũ khí hạt nhân. “Vladimir Putin không cần phải nói như thế. Tôi không thể nào giải thích nổi vì sao ông ấy lại làm thế, nhưng theo đánh giá của tôi thì đó không phải là một hành vi phù hợp”, ông Carter phát biểu.
Cuộc “đấu khẩu” giữa Washington và Moscow có thể khiến nhiều người liên tưởng tới thời chiến tranh lạnh. Tuy vậy, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các nhà báo rằng Mỹ sẽ thúc giục các nước đồng minh NATO “tùy ý sử dụng các chiến thuật chiến tranh lạnh”.
Theo giới chức Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho thấy tầm quan trọng của khả năng đương đầu với “loại hình chiến tranh lai” - sự kết hợp giữa các binh sỹ không đeo phù hiệu, các chương trình tuyên truyền và sức ép kinh tế - mà phương Tây nói là Nga đang áp dụng đối với Ukraine. Trước kia, trọng tâm của NATO là các mối đe dọa truyền thống trong thời chiến tranh lạnh.
“Carter sẽ thúc đẩy NATO nghĩ về những mối đe dọa mới, các chiến thuật mới, hối thúc họ tùy ý sử dụng các chiến thuật thời chiến tranh lạnh và tìm ra những cách thức mới để ứng phó với các mối đe dọa mới”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói.
Các quan chức NATO cho hay, ngoài việc Nga sáp nhập Crimea, thì sự nổi lên của tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm phiến quân khác ở Bắc Phi và Trung Đông cũng làm môi trường an ninh của NATO thay đổi nhanh chóng.
Vào ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này, các bộ trưởng bộ quốc phòng NATO dự kiến sẽ họp tại Brussels, Bỉ để thảo luận các kế hoạch nhằm thiết lập vai trò của liên minh ở Iraq nhằm hỗ trợ cho lực lượng chính phủ nước này. Một kế hoạch như vậy có thể sẽ được thông qua vào tháng 7.