“Mỹ có nguy cơ chạy sau Trung Quốc”
Tổng thống Barack Obama cảnh báo, nước này có nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ
Trong thông điệp liên bang trước Quốc hội Mỹ hôm qua (26/1), Tổng thống Barack Obama cảnh báo, nước này có nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ trên các lĩnh vực như giáo dục, công nghệ và nghiên cứu.
Để duy trì vị trí vượt trội trong thế giới ngày một cạnh tranh bởi các quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, theo ông Obama, nước Mỹ cần thực hiện đầu tư vào đổi mới, giáo dục và xây dựng khả năng cạnh tranh toàn cầu.
"Những nước như Trung Quốc và Ấn Độ đã tự nhận ra những thay đổi của họ, họ có thế cạnh tranh trong thế giới mới này”, ông nhấn mạnh. “Nên họ bắt đầu đầu tư vào giáo dục con cái sớm hơn, dài hơn, tập trung vào toán học và khoa học. Họ cũng đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ mới”, ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc trong việc tạo thêm nhiều việc làm ở Mỹ. "Các thỏa thuận gần đây chúng ta ký kết với Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tạo thêm hơn 250.000 việc làm tại Mỹ”, ông nói.
Trong khi kêu gọi đầu tư sự đổi mới ở Mỹ, Tổng thống Obama cũng khẳng định tính cần thiết của việc cải tổ cách quản lý của chính phủ, đầu tư vào những gì khiến Mỹ mạnh hơn và cắt giảm những gì không dẫn tới mục tiêu này.
Ngoài vấn đề trên, thông điệp liên bang lần hai của Tổng thống Obama cũng nêu ra một số điểm quan trọng về thực trạng kinh tế Mỹ, cùng những giải pháp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng.
Về việc hạn chế chi tiêu, theo Tổng thống Mỹ, bắt đầu từ năm 2011, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hạn chế chi tiêu nội địa trong vòng năm năm. Việc này sẽ giảm bớt thâm hụt hơn 400 tỉ USD trong thập niên tới và sẽ mang lại khoản chi cần thiết ở mức thấp nhất của nền kinh tế kể từ thời Tổng thống Dwight Eisenhower.
Tổng thống Obama kêu gọi các thành viên Dân chủ và Cộng hòa đơn giản hóa hệ thống, chấm dứt những sơ hở, tạo sân chơi bình đẳng, sử dụng các khoản tiết kiệm để giảm thuế doanh nghiệp lần đầu tiên trong 25 năm, mà không gây thêm gánh nặng cho thâm hụt.
Theo ông Obama, với sự đầu tư nghiên cứu và các sáng kiến, Mỹ có thể phá vỡ sự lệ thuộc vào dầu mỏ bằng nhiên liệu sinh học và trở thành quốc gia đầu tiên có 1 triệu xe điện lưu thông trên đường vào năm 2015.
Để thúc đẩy điều này, Tổng thống Mỹ yêu cầu quốc hội kết thúc việc cung cấp cho các công ty dầu hàng tỷ USD của người đóng thuế. Thay vì trợ cấp cho năng lượng ngày hôm qua, cần đầu tư vào năng lượng của ngày mai.
Cũng về năng lượng, ông Obama đề xuất, vào 2035, 80% điện Mỹ sẽ đến từ các nguồn năng lượng sạch. Theo ông, hiện một số người muốn là phong điện và năng lượng mặt trời, trong khi số khác muốn hạt nhân, than sạch và khí tự nhiên. Để hoàn thành mục tiêu này, Mỹ sẽ cần tất cả và hai đảng phải cùng làm việc với nhau.
Ông Obama cho rằng, nếu thực sự quan tâm tới thâm hụt ngân sách, không thể áp dụng việc cắt giảm thuế lâu dài cho 2% người Mỹ giàu nhất đất nước. Trước khi lấy tiền từ các trường học, hay lấy đi học bổng của sinh viên, Mỹ nên yêu cầu các triệu phú từ bỏ việc giảm thuế.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, phần lớn cắt giảm và tiết kiệm ông đã đề xuất chỉ có trong chi tiêu quốc nội hàng năm, chiếm gần 12% mức thâm hụt của nước này. Để thực hiện tiến bộ hơn, Mỹ phải dừng việc tự cho rằng cắt giảm như thế đã đủ.
Ủy ban Tài chính lưỡng đảng mà ông lập ra năm trước đã làm rõ ràng điều này. Họ đã có những tiến bộ quan trọng. Và kết luận của họ là, con đường duy nhất hạn chế thâm hụt ngân sách là cắt giảm chi tiêu quá mức ở bất kỳ lĩnh vực nào - trong chi tiêu nội địa, ngân sách quốc phòng, y tế, cắt giảm thuế…
Ông tán thành kế hoạch của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cắt giảm hàng chục tỉ USD chi tiêu cho quân đội. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo không nên cắt giảm các khoản đầu tư cho sáng kiến và giáo dục.
Liên quan tới bản thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ, theo kết quả thăm dò của kênh truyền hình Mỹ CBS News, 92% người Mỹ xem trực tiếp truyền hình đã hoan nghênh những thông tin về tình trạng liên bang.
Đây là thông điệp thứ hai của ông Obama kể từ khi nhậm chức tổng thống vào năm 2009. Theo Hiến pháp Mỹ, hàng năm, tổng thống phải có một bài diễn văn về tình trạng liên bang đọc tại tòa nhà Quốc hội trên đồi Capitol.
Để duy trì vị trí vượt trội trong thế giới ngày một cạnh tranh bởi các quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, theo ông Obama, nước Mỹ cần thực hiện đầu tư vào đổi mới, giáo dục và xây dựng khả năng cạnh tranh toàn cầu.
"Những nước như Trung Quốc và Ấn Độ đã tự nhận ra những thay đổi của họ, họ có thế cạnh tranh trong thế giới mới này”, ông nhấn mạnh. “Nên họ bắt đầu đầu tư vào giáo dục con cái sớm hơn, dài hơn, tập trung vào toán học và khoa học. Họ cũng đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ mới”, ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc trong việc tạo thêm nhiều việc làm ở Mỹ. "Các thỏa thuận gần đây chúng ta ký kết với Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ tạo thêm hơn 250.000 việc làm tại Mỹ”, ông nói.
Trong khi kêu gọi đầu tư sự đổi mới ở Mỹ, Tổng thống Obama cũng khẳng định tính cần thiết của việc cải tổ cách quản lý của chính phủ, đầu tư vào những gì khiến Mỹ mạnh hơn và cắt giảm những gì không dẫn tới mục tiêu này.
Ngoài vấn đề trên, thông điệp liên bang lần hai của Tổng thống Obama cũng nêu ra một số điểm quan trọng về thực trạng kinh tế Mỹ, cùng những giải pháp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng.
Về việc hạn chế chi tiêu, theo Tổng thống Mỹ, bắt đầu từ năm 2011, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hạn chế chi tiêu nội địa trong vòng năm năm. Việc này sẽ giảm bớt thâm hụt hơn 400 tỉ USD trong thập niên tới và sẽ mang lại khoản chi cần thiết ở mức thấp nhất của nền kinh tế kể từ thời Tổng thống Dwight Eisenhower.
Tổng thống Obama kêu gọi các thành viên Dân chủ và Cộng hòa đơn giản hóa hệ thống, chấm dứt những sơ hở, tạo sân chơi bình đẳng, sử dụng các khoản tiết kiệm để giảm thuế doanh nghiệp lần đầu tiên trong 25 năm, mà không gây thêm gánh nặng cho thâm hụt.
Theo ông Obama, với sự đầu tư nghiên cứu và các sáng kiến, Mỹ có thể phá vỡ sự lệ thuộc vào dầu mỏ bằng nhiên liệu sinh học và trở thành quốc gia đầu tiên có 1 triệu xe điện lưu thông trên đường vào năm 2015.
Để thúc đẩy điều này, Tổng thống Mỹ yêu cầu quốc hội kết thúc việc cung cấp cho các công ty dầu hàng tỷ USD của người đóng thuế. Thay vì trợ cấp cho năng lượng ngày hôm qua, cần đầu tư vào năng lượng của ngày mai.
Cũng về năng lượng, ông Obama đề xuất, vào 2035, 80% điện Mỹ sẽ đến từ các nguồn năng lượng sạch. Theo ông, hiện một số người muốn là phong điện và năng lượng mặt trời, trong khi số khác muốn hạt nhân, than sạch và khí tự nhiên. Để hoàn thành mục tiêu này, Mỹ sẽ cần tất cả và hai đảng phải cùng làm việc với nhau.
Ông Obama cho rằng, nếu thực sự quan tâm tới thâm hụt ngân sách, không thể áp dụng việc cắt giảm thuế lâu dài cho 2% người Mỹ giàu nhất đất nước. Trước khi lấy tiền từ các trường học, hay lấy đi học bổng của sinh viên, Mỹ nên yêu cầu các triệu phú từ bỏ việc giảm thuế.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, phần lớn cắt giảm và tiết kiệm ông đã đề xuất chỉ có trong chi tiêu quốc nội hàng năm, chiếm gần 12% mức thâm hụt của nước này. Để thực hiện tiến bộ hơn, Mỹ phải dừng việc tự cho rằng cắt giảm như thế đã đủ.
Ủy ban Tài chính lưỡng đảng mà ông lập ra năm trước đã làm rõ ràng điều này. Họ đã có những tiến bộ quan trọng. Và kết luận của họ là, con đường duy nhất hạn chế thâm hụt ngân sách là cắt giảm chi tiêu quá mức ở bất kỳ lĩnh vực nào - trong chi tiêu nội địa, ngân sách quốc phòng, y tế, cắt giảm thuế…
Ông tán thành kế hoạch của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cắt giảm hàng chục tỉ USD chi tiêu cho quân đội. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo không nên cắt giảm các khoản đầu tư cho sáng kiến và giáo dục.
Liên quan tới bản thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ, theo kết quả thăm dò của kênh truyền hình Mỹ CBS News, 92% người Mỹ xem trực tiếp truyền hình đã hoan nghênh những thông tin về tình trạng liên bang.
Đây là thông điệp thứ hai của ông Obama kể từ khi nhậm chức tổng thống vào năm 2009. Theo Hiến pháp Mỹ, hàng năm, tổng thống phải có một bài diễn văn về tình trạng liên bang đọc tại tòa nhà Quốc hội trên đồi Capitol.