Mỹ có thể vào top 10 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới
Đây là điều khó tin và ít người nghĩ tới vài năm trước đây
Sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh sẽ đưa Mỹ trở thành một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong 3 năm tới, Tập đoàn tư vấn PIRA Energy Group dự báo.
PIRA ước tính sản lượng xuất khẩu dầu thô năm 2020 của Mỹ sẽ tăng lên 2,25 triệu thùng một ngày, tăng gấp 4 lần so với năm 2016, CNN cho biết.
Sản lượng dầu đá phiến bùng nổ sẽ đưa Mỹ vào top các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Kuwait.
“Trong vài năm tới, sản lượng đá phiến tăng mạnh sẽ đưa Mỹ vào top 10 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới”, nhà phân tích Jenna Delaney của PIRA viết.
Chỉ riêng trong ba tháng đầu năm 2016, sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng gấp 7 lần, từ 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1 lên tới 8 triệu thùng/ngày vào tháng 3, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Nguồn cung dầu tăng mạnh cũng khiến quyền lực của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) suy yếu. Năm 2016, OPEC xuất khẩu trung bình 25 triệu thùng dầu mỗi ngày. Năm ngoái, Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu 7,5 triệu thùng một ngày.
Theo CNN, vài năm trước, việc Mỹ vươn vào top các nước xuất khẩu dầu lớn nhất là điều ít người nghĩ tới.
Delaney cho biết tăng trưởng xuất khẩu dầu của Mỹ chủ yếu nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng vọt.
Năm 2014, giá dầu giảm kỷ lục khiến ngành này chịu thiệt hại nặng nề. Sản lượng giảm và các hãng dầu lớn buộc phải đầu tư trở lại. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng đã giúp các hãng dầu buộc phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn nhiều.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng dần, đạt mức hơn 9 triệu thùng/ngày hồi tháng 2, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Con số này tăng gấp đôi so với tháng 5/2016.
IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng thêm 780.000 thùng/ngày vào năm tới.
Tuy có tăng nhẹ vào cuối tháng nhưng trong tháng 6 giá dầu giảm. Trong tháng 6 có lúc giá dầu rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) do lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng sẽ làm mất tác dụng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và một số đối tác gồm Nga. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu vẫn giảm hơn 12%.
PIRA ước tính sản lượng xuất khẩu dầu thô năm 2020 của Mỹ sẽ tăng lên 2,25 triệu thùng một ngày, tăng gấp 4 lần so với năm 2016, CNN cho biết.
Sản lượng dầu đá phiến bùng nổ sẽ đưa Mỹ vào top các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Kuwait.
“Trong vài năm tới, sản lượng đá phiến tăng mạnh sẽ đưa Mỹ vào top 10 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới”, nhà phân tích Jenna Delaney của PIRA viết.
Chỉ riêng trong ba tháng đầu năm 2016, sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng gấp 7 lần, từ 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1 lên tới 8 triệu thùng/ngày vào tháng 3, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Nguồn cung dầu tăng mạnh cũng khiến quyền lực của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) suy yếu. Năm 2016, OPEC xuất khẩu trung bình 25 triệu thùng dầu mỗi ngày. Năm ngoái, Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu 7,5 triệu thùng một ngày.
Theo CNN, vài năm trước, việc Mỹ vươn vào top các nước xuất khẩu dầu lớn nhất là điều ít người nghĩ tới.
Delaney cho biết tăng trưởng xuất khẩu dầu của Mỹ chủ yếu nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng vọt.
Năm 2014, giá dầu giảm kỷ lục khiến ngành này chịu thiệt hại nặng nề. Sản lượng giảm và các hãng dầu lớn buộc phải đầu tư trở lại. Tuy nhiên, cơn khủng hoảng đã giúp các hãng dầu buộc phải tìm cách vận hành hiệu quả hơn nhiều.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng dần, đạt mức hơn 9 triệu thùng/ngày hồi tháng 2, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Con số này tăng gấp đôi so với tháng 5/2016.
IEA dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng thêm 780.000 thùng/ngày vào năm tới.
Tuy có tăng nhẹ vào cuối tháng nhưng trong tháng 6 giá dầu giảm. Trong tháng 6 có lúc giá dầu rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) do lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu gia tăng sẽ làm mất tác dụng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và một số đối tác gồm Nga. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu vẫn giảm hơn 12%.