Mỹ có thể vượt Saudi Arabia về sản lượng dầu lửa
Citibank dự báo, sản lượng dầu của Mỹ có thể đạt mức 13-15 triệu thùng/ngày trong thời gian từ nay đến năm 2020
Sản lượng “vàng đen” của Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh chóng đến nỗi nước này có thể sớm vượt qua Saudi Arabia để trở thành quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất.
Theo hãng tin Reuters, với động lực giá dầu cao và các phương pháp khoan tìm mới, sản lượng dầu lửa và các hydrocarbon lỏng khác của Mỹ có khả năng sẽ tăng 7% trong năm nay, lên mức bình quân 10,9 triệu thùng mỗi ngày. Năm nay sẽ là năm thứ tư liên tiếp sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, và là năm có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1951.
Sự tăng trưởng có thể nói là bùng nổ này trong sản lượng dầu lửa của Mỹ thậm chí khiến các chuyên gia cũng phải ngạc nhiên.
“Cách đây 5 năm, nếu ai đó dự báo Mỹ sẽ đạt mức sản lượng dầu như hiện nay, thì người đó chắc sẽ bị cho là điên”, ông Jim Burkhard, Giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường dầu lửa thuộc hãng tư vấn năng lượng IHS CERA, nhận xét.
Bộ Năng lượng Mỹ dự báo, sản lượng dầu thô và các hydrocarbon lỏng khác, bao gồm nhiên liệu sinh học, của nước này sẽ đạt mức trung bình 11,4 triệu thùng/ngày trong năm tới. Đó sẽ là mức sản lượng kỷ lục đối với Mỹ và chỉ thua chút đỉnh mức sản lượng 11,6 triệu thùng mỗi ngày hiện nay của Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.
Citibank dự báo, sản lượng dầu của Mỹ có thể đạt mức 13-15 triệu thùng/ngày trong thời gian từ nay đến năm 2020, đưa khu vực Bắc Mỹ trở thành “Trung Đông mới”.
Năm gần đây nhất mà Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là vào năm 2002. Năm đó, Saudi Arabia mạnh tay cắt giảm sản lượng dầu lửa do giá dầu sụt giảm sau thảm họa 11/9. Kể từ đó, Saudi Arabia và Nga là hai nước thay nhau dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu.
Mỹ vẫn cần phải nhập khẩu nhiều dâu thô trong những năm tới bởi nước này hiện sử dụng 18,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, với mức sản lượng dầu thô trong nước tăng mạnh và hiệu suất sử dụng nhiên liệu được cải thiện, nhập khẩu dầu của Mỹ có thể giảm một nửa vào cuối thập kỷ này.
Dù sản lượng dầu của Mỹ tăng nhưng giá xăng bán lẻ ở nước này vẫn cao và được dự báo sẽ còn cao trong mấy năm tới do nhu cầu nhiên liệu gia tăng ở các nước phát triển và bất ổn chính trị ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Tuy nhiên, hoạt động khoan tìm và khai thác dầu gia tăng đang tạo ra cú hích cho nền kinh tế ở các tiểu bang như North Dakota, Oklahoma, Wyoming, Montana và Texas.
Liệu Mỹ có thể vượt Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới hay không phụ thuộc vào giá dầu và sản lượng dầu của Saudi Arabia trong những năm tới. Saudi Arabia là nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và nước này dùng cách tăng, giảm sản lượng để giữ cho giá dầu ổn định.
Dầu của Saudi Arabia dễ khai thác nên không tốn nhiều chi phí, trong khi các phương pháp để khai thác nguồn dầu của Mỹ là rất tốn kém. Nếu giá dầu giảm dưới 75 USD/thùng, các công ty khai thác dầu ở Mỹ chắc chắn sẽ giảm hoạt động.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo giá dầu thế giới sẽ giảm từ mức trung bình 107 USD/thùng trong năm nay xuống còn 89 USD/thùng trong 5 năm tới. Đây được coi là mức giảm chưa đủ lớn để buộc các công ty dầu lửa cắt giảm mạnh hoạt động khoan tìm.
Theo hãng tin Reuters, với động lực giá dầu cao và các phương pháp khoan tìm mới, sản lượng dầu lửa và các hydrocarbon lỏng khác của Mỹ có khả năng sẽ tăng 7% trong năm nay, lên mức bình quân 10,9 triệu thùng mỗi ngày. Năm nay sẽ là năm thứ tư liên tiếp sản lượng dầu thô của Mỹ tăng, và là năm có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1951.
Sự tăng trưởng có thể nói là bùng nổ này trong sản lượng dầu lửa của Mỹ thậm chí khiến các chuyên gia cũng phải ngạc nhiên.
“Cách đây 5 năm, nếu ai đó dự báo Mỹ sẽ đạt mức sản lượng dầu như hiện nay, thì người đó chắc sẽ bị cho là điên”, ông Jim Burkhard, Giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường dầu lửa thuộc hãng tư vấn năng lượng IHS CERA, nhận xét.
Bộ Năng lượng Mỹ dự báo, sản lượng dầu thô và các hydrocarbon lỏng khác, bao gồm nhiên liệu sinh học, của nước này sẽ đạt mức trung bình 11,4 triệu thùng/ngày trong năm tới. Đó sẽ là mức sản lượng kỷ lục đối với Mỹ và chỉ thua chút đỉnh mức sản lượng 11,6 triệu thùng mỗi ngày hiện nay của Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới.
Citibank dự báo, sản lượng dầu của Mỹ có thể đạt mức 13-15 triệu thùng/ngày trong thời gian từ nay đến năm 2020, đưa khu vực Bắc Mỹ trở thành “Trung Đông mới”.
Năm gần đây nhất mà Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là vào năm 2002. Năm đó, Saudi Arabia mạnh tay cắt giảm sản lượng dầu lửa do giá dầu sụt giảm sau thảm họa 11/9. Kể từ đó, Saudi Arabia và Nga là hai nước thay nhau dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu.
Mỹ vẫn cần phải nhập khẩu nhiều dâu thô trong những năm tới bởi nước này hiện sử dụng 18,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên, với mức sản lượng dầu thô trong nước tăng mạnh và hiệu suất sử dụng nhiên liệu được cải thiện, nhập khẩu dầu của Mỹ có thể giảm một nửa vào cuối thập kỷ này.
Dù sản lượng dầu của Mỹ tăng nhưng giá xăng bán lẻ ở nước này vẫn cao và được dự báo sẽ còn cao trong mấy năm tới do nhu cầu nhiên liệu gia tăng ở các nước phát triển và bất ổn chính trị ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Tuy nhiên, hoạt động khoan tìm và khai thác dầu gia tăng đang tạo ra cú hích cho nền kinh tế ở các tiểu bang như North Dakota, Oklahoma, Wyoming, Montana và Texas.
Liệu Mỹ có thể vượt Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới hay không phụ thuộc vào giá dầu và sản lượng dầu của Saudi Arabia trong những năm tới. Saudi Arabia là nước có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới và nước này dùng cách tăng, giảm sản lượng để giữ cho giá dầu ổn định.
Dầu của Saudi Arabia dễ khai thác nên không tốn nhiều chi phí, trong khi các phương pháp để khai thác nguồn dầu của Mỹ là rất tốn kém. Nếu giá dầu giảm dưới 75 USD/thùng, các công ty khai thác dầu ở Mỹ chắc chắn sẽ giảm hoạt động.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo giá dầu thế giới sẽ giảm từ mức trung bình 107 USD/thùng trong năm nay xuống còn 89 USD/thùng trong 5 năm tới. Đây được coi là mức giảm chưa đủ lớn để buộc các công ty dầu lửa cắt giảm mạnh hoạt động khoan tìm.