“Mỹ đang đối mặt thách thức khắc nghiệt hơn”
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm và thất nghiệp vẫn cao, theo John Bryson - ứng viên chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ
Nước Mỹ đang đối mặt với thách thức khắc nghiệt hơn, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới này tăng trưởng với tốc độ chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp vẫn lơ lửng với mức cao, John Bryson, ứng viên chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, nhận định.
"Tất cả chúng ta đều biết rằng, kinh tế Mỹ đang hồi phục", ông Bryson cho biết. "Nhưng tốc độ của nó quá chậm và quá là không chắc chắn".
Trước đó, hôm 31/5, ông John Bryson đã nhận được thông báo đề cử chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nếu được Thượng viện chấp thuận, Bryson sẽ kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ từ tay ông Gary Locke, người mới được Tổng thống Obama đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc.
Ông Bryson 67 tuổi, nguyên là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hãng năng lượng quốc tế Edison có trụ sở ở California. Ông là một trong những người sáng lập Hội đồng Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đã từng làm việc trong nhóm cố vấn của Liên hợp quốc về năng lượng và biến đổi khí hậu.
Trong tuyên bố đề cử tại Nhà Trắng hôm 31/5, Tổng thống Obama ca ngợi ông Bryson là nhà lãnh đạo trong giới doanh nghiệp hiểu cần phải làm gì để tiến hành đổi mới và tạo nhiều thêm việc làm.
Ông Obama cho rằng người giữ cương vị bộ trưởng bộ thương mại phải đóng góp một phần quan trọng vào công việc của nhóm cố vấn kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nước Mỹ cũng như tăng cường giao dịch hàng hóa của Mỹ trên toàn cầu.
Một trong những nhiệm vụ khác của ông Bryson tại Bộ Thương mại Mỹ là lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch của tổng thống nhằm tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm tới và một trong những giải pháp để hoàn thành kế hoạch đó là tạo các nguồn năng lượng có thể thay thế để sử dụng ngày càng nhiều tại Mỹ.
Giới phân tích từng dự báo, trong khoảng từ năm 2010 đến 2012 kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng trung bình 2,7%. Trong suốt thập kỉ qua, GDP trung bình của Mỹ tăng 1,7% và chưa bao giờ đạt đỉnh 4% như từng 5 lần xảy ra trong những năm 90, khi toàn cầu hóa thuận đà với các nền kinh tế phát triển.
Hiện tại, những lo lắng về xảy ra khủng hoảng kép đã nhạt nhòa bớt, nhưng tốc độ hồi phục vô cùng chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài, nền kinh tế Mỹ đang chững lại bên cạnh việc thiếu đi những động lực cần thiết. Những số liệu kinh tế công bố gần đây cho thấy, kinh tế Mỹ đang đối mặt với không chỉ một nỗi lo.
"Tất cả chúng ta đều biết rằng, kinh tế Mỹ đang hồi phục", ông Bryson cho biết. "Nhưng tốc độ của nó quá chậm và quá là không chắc chắn".
Trước đó, hôm 31/5, ông John Bryson đã nhận được thông báo đề cử chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nếu được Thượng viện chấp thuận, Bryson sẽ kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ từ tay ông Gary Locke, người mới được Tổng thống Obama đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc.
Ông Bryson 67 tuổi, nguyên là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hãng năng lượng quốc tế Edison có trụ sở ở California. Ông là một trong những người sáng lập Hội đồng Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đã từng làm việc trong nhóm cố vấn của Liên hợp quốc về năng lượng và biến đổi khí hậu.
Trong tuyên bố đề cử tại Nhà Trắng hôm 31/5, Tổng thống Obama ca ngợi ông Bryson là nhà lãnh đạo trong giới doanh nghiệp hiểu cần phải làm gì để tiến hành đổi mới và tạo nhiều thêm việc làm.
Ông Obama cho rằng người giữ cương vị bộ trưởng bộ thương mại phải đóng góp một phần quan trọng vào công việc của nhóm cố vấn kinh tế nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nước Mỹ cũng như tăng cường giao dịch hàng hóa của Mỹ trên toàn cầu.
Một trong những nhiệm vụ khác của ông Bryson tại Bộ Thương mại Mỹ là lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch của tổng thống nhằm tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm tới và một trong những giải pháp để hoàn thành kế hoạch đó là tạo các nguồn năng lượng có thể thay thế để sử dụng ngày càng nhiều tại Mỹ.
Giới phân tích từng dự báo, trong khoảng từ năm 2010 đến 2012 kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng trung bình 2,7%. Trong suốt thập kỉ qua, GDP trung bình của Mỹ tăng 1,7% và chưa bao giờ đạt đỉnh 4% như từng 5 lần xảy ra trong những năm 90, khi toàn cầu hóa thuận đà với các nền kinh tế phát triển.
Hiện tại, những lo lắng về xảy ra khủng hoảng kép đã nhạt nhòa bớt, nhưng tốc độ hồi phục vô cùng chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài, nền kinh tế Mỹ đang chững lại bên cạnh việc thiếu đi những động lực cần thiết. Những số liệu kinh tế công bố gần đây cho thấy, kinh tế Mỹ đang đối mặt với không chỉ một nỗi lo.