Mỹ điều B-52 tới Hàn Quốc sau vụ Triều Tiên thử bom
Chuyến bay của chiếc B-52 “nhằm đáp trả hành động gây hấn gần đây của Triều Tiên”
Ngày 10/1, Mỹ triển khai một máy bay ném bom B-52 thực hiện chuyến bay tầm thấp trên bầu trời Hàn Quốc, 4 ngày sau vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên.
Theo tin từ Reuters, oanh tạc cơ nói trên có căn cứ tại Guam và có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Trong chuyến bay trên bầu trời Hàn Quốc, máy bay này được hộ tống bởi hai chiến đấu cơ, một F-16 của Mỹ và một F-15 của Hàn Quốc.
Chuyến bay đã diễn ra ở khu vực căn cứ không quân Osan trước khi chiếc B-52 quay trở lại căn cứ ở Guam - Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.
Căn cứ Osan nằm ở phía Nam của thủ đô Seoul và cách biên giới hai miền Triều Tiên khoảng 100 km. Chuyến bay của chiếc B-52 “nhằm đáp trả hành động gây hấn gần đây của Triều Tiên” - quân đội Mỹ nói.
“Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cam kết đối với phòng thủ của Hàn Quốc và và duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên, bao gồm mở rộng phòng thủ bằng các lực lượng thông thường và hạt nhân của chúng tôi”, trung tướng Terrence O’Shaughnessy của Mỹ phát biểu.
Hôm 6/1, Triều Tiên tuyên bố thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên, đồng thời là vụ thử hạt nhân thứ tư của nước này. Động thái này của Bình Nhưỡng vấp phải sự phản đối mạnh của cả Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, với cường độ 5,1 độ richter, vụ nổ này khó có thể là do một quả bom nhiệt hạch gây ra, mà nhiều khả năng chỉ là một vụ thử hạt nhân thông thường giống như ba vụ thử trước đó của Triều Tiên.
Sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2013, Mỹ - đồng minh của Seoul - đã cử hai máy bay ném bom tàng hình B-2 có năng lực hạt nhân tới Hàn Quốc. Phản ứng khi đó của Bình Nhưỡng là đe dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ.
Trong một diễn biến khác, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 10/1 tuyên bố vụ thử bom nhiệt hạch là bước đi tự vệ trước sự đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Mỹ. Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA dẫn lời ông Kim Jong Un nói không ai có quyền chỉ trích các vụ thử hạt nhân của nước này.
“Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là một bước đi tự vệ nhằm bảo vệ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực trước mối nguy chiến tranh hạt nhân mà các nước đế quốc do Mỹ dẫn đầu gây ra”, ông Kim Jong Un nói.
“Đó là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, và là một hành động hợp lý mà không ai có thể chỉ trích”, nhà lãnh đạo phát biểu.
Ông Kim Jong Un cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch vào đúng năm diễn ra đại hội Đảng Lao động cầm quyền. Đây “sẽ là một bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp cách mạng” của Triều Tiên - theo lời nhà lãnh đạo.
Theo KCNA, những tuyên bố trên được ông Kim Jong Un đưa ra khi tới thăm Bộ Các lực lượng vũ trang Nhân dân Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 10/1, Hàn Quốc tiếp tục các chương trình phát thanh tuyên truyền ở khu vực biên giới giữa hai miền. Các chương trình này bắt đầu từ hôm thứ Sáu tuần trước, bao gồm các bài hát thịnh hành ở Hàn Quốc và những lời chỉ trích chính quyền Kim Jong Un.
Hôm thứ Sáu, một quan chức cấp cao của Triều Tiên nói các chương trình phát thanh này của Hàn Quốc đã đẩy hai miền bán đảo tới “bờ vực chiến tranh”.
Cuộc sống của người dân Hàn Quốc ở khu vực biên giới giữa hai miền bán đảo vẫn diễn ra bình thường. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, một lễ hội câu cá trên băng ở khu vực này đã thu hút 121.300 người tham gia vào ngày thứ Bảy và 100.000 người vào ngày Chủ nhật.
Theo tin từ Reuters, oanh tạc cơ nói trên có căn cứ tại Guam và có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Trong chuyến bay trên bầu trời Hàn Quốc, máy bay này được hộ tống bởi hai chiến đấu cơ, một F-16 của Mỹ và một F-15 của Hàn Quốc.
Chuyến bay đã diễn ra ở khu vực căn cứ không quân Osan trước khi chiếc B-52 quay trở lại căn cứ ở Guam - Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố.
Căn cứ Osan nằm ở phía Nam của thủ đô Seoul và cách biên giới hai miền Triều Tiên khoảng 100 km. Chuyến bay của chiếc B-52 “nhằm đáp trả hành động gây hấn gần đây của Triều Tiên” - quân đội Mỹ nói.
“Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cam kết đối với phòng thủ của Hàn Quốc và và duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên, bao gồm mở rộng phòng thủ bằng các lực lượng thông thường và hạt nhân của chúng tôi”, trung tướng Terrence O’Shaughnessy của Mỹ phát biểu.
Hôm 6/1, Triều Tiên tuyên bố thực hiện vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên, đồng thời là vụ thử hạt nhân thứ tư của nước này. Động thái này của Bình Nhưỡng vấp phải sự phản đối mạnh của cả Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng, với cường độ 5,1 độ richter, vụ nổ này khó có thể là do một quả bom nhiệt hạch gây ra, mà nhiều khả năng chỉ là một vụ thử hạt nhân thông thường giống như ba vụ thử trước đó của Triều Tiên.
Sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên vào năm 2013, Mỹ - đồng minh của Seoul - đã cử hai máy bay ném bom tàng hình B-2 có năng lực hạt nhân tới Hàn Quốc. Phản ứng khi đó của Bình Nhưỡng là đe dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ.
Trong một diễn biến khác, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 10/1 tuyên bố vụ thử bom nhiệt hạch là bước đi tự vệ trước sự đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Mỹ. Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA dẫn lời ông Kim Jong Un nói không ai có quyền chỉ trích các vụ thử hạt nhân của nước này.
“Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là một bước đi tự vệ nhằm bảo vệ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực trước mối nguy chiến tranh hạt nhân mà các nước đế quốc do Mỹ dẫn đầu gây ra”, ông Kim Jong Un nói.
“Đó là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền, và là một hành động hợp lý mà không ai có thể chỉ trích”, nhà lãnh đạo phát biểu.
Ông Kim Jong Un cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Triều Tiên thử bom nhiệt hạch vào đúng năm diễn ra đại hội Đảng Lao động cầm quyền. Đây “sẽ là một bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp cách mạng” của Triều Tiên - theo lời nhà lãnh đạo.
Theo KCNA, những tuyên bố trên được ông Kim Jong Un đưa ra khi tới thăm Bộ Các lực lượng vũ trang Nhân dân Triều Tiên.
Trong khi đó, ngày 10/1, Hàn Quốc tiếp tục các chương trình phát thanh tuyên truyền ở khu vực biên giới giữa hai miền. Các chương trình này bắt đầu từ hôm thứ Sáu tuần trước, bao gồm các bài hát thịnh hành ở Hàn Quốc và những lời chỉ trích chính quyền Kim Jong Un.
Hôm thứ Sáu, một quan chức cấp cao của Triều Tiên nói các chương trình phát thanh này của Hàn Quốc đã đẩy hai miền bán đảo tới “bờ vực chiến tranh”.
Cuộc sống của người dân Hàn Quốc ở khu vực biên giới giữa hai miền bán đảo vẫn diễn ra bình thường. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, một lễ hội câu cá trên băng ở khu vực này đã thu hút 121.300 người tham gia vào ngày thứ Bảy và 100.000 người vào ngày Chủ nhật.