Mỹ đóng cửa thêm 7 ngân hàng
Chưa hết năm 2009, nhưng số nhà băng bị giải thể ở Mỹ từ đầu năm tới giờ đã lên tới con số 140
Chưa hết năm 2009, nhưng số nhà băng bị giải thể ở Mỹ từ đầu năm tới giờ đã lên tới con số 140. Trong ngày 18/12, các nhà chức trách Mỹ đã làm thủ tục đóng cửa 7 ngân hàng, gồm hai ngân hàng quy mô lớn ở bang California.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, họ đã tiếp quản cả 7 ngân hàng trên. Lớn nhất trong loạt đổ vỡ này là ngân hàng First Federal Bank ở bang California, sở hữu tài sản 6,1 tỷ USD và quản lý 4,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Kế đến là một ngân hàng nữa cũng thuộc bang này, có tên Imperial Capital Bank, với 4 tỷ USD tài sản và 2,8 tỷ USD tiền gửi.
California là một trong những tiểu bang chịu tác động nặng nề nhất từ sự xuống dốc của thị trường nhà đất tại Mỹ. Do đó, nhiều ngân hàng ở đây đang chịu sức ép lớn từ những khoản nợ địa ốc khó đòi. Từ đầu năm tới nay, đã có 17 ngân hàng tại California lâm nạn.
Tuy nhiên, California vẫn thua các bang Georgia và Illinois về số ngân hàng bị đóng cửa năm nay. Tới thời điểm này của năm, đã có 25 ngân hàng ở bang Georgia và 21 ngân hàng ở bang Illinois “sập tiệm”. Đứng thứ tư trong “top 5” bang này là Florida với 14 ngân hàng đổ vỡ từ đầu năm.
Bị giải thể cùng đợt này với hai ngân hàng lớn của California còn có hai nhà băng “tỷ đô” nữa. Đó là New South Federal Savings Bank ở bang Alabama với 1,5 tỷ USD tài sản và 1,2 tỷ USD tiền gửi; và Peoples First Community Bank of Panama City ở Florida, với 1,8 tỷ USD tài sản và 1,7 tỷ USD tiền gửi.
Ba ngân hàng đổ vỡ còn lại trong đợt này là những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.
RockBridge Commercial Bank ở bang Georgia sở hữu khối tài sản trị giá 294 triệu USD và quản lý 291,7 triệu USD tiền gửi của khác hàng. Có trụ sở tại bang Michigan, Citizens State Bank of New Baltimore có 168,6 triệu USD tài sản và 157,1 triệu USD tiền gửi. Còn lại, Independent Bankers' Bank là một ngân hàng ở bang Illinois, nắm trong tay số tài sản có trị giá 585,5 triệu USD và quản lý 511,5 triệu USD tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
FDIC cho biết, họ đã tìm được khách cũng là các ngân hàng tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại phần lớn tài sản trong các ngân hàng đổ vỡ trên. Số tài sản còn lại sẽ được FDIC quản lý để bán lại sau.
Cơ quan này ước tính, 7 vụ đổ vỡ lần này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền hơn 1,8 tỷ USD.
Tới thời điểm này, kinh tế Mỹ đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, hậu quả của thời kỳ khủng hoảng và suy thoái vẫn chưa buông tha các ngân hàng của nước này. Các vụ vỡ nợ và đóng cửa ngân hàng vẫn diễn ra đều đặn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Con số 140 ngân hàng đổ vỡ từ đầu năm tới nay là con số thống kê cao nhất về số vụ giải thể ngân hàng tại Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay lên tới đỉnh điểm vào năm 1992. Năm ngoái, chỉ có 25 ngân hàng Mỹ đổ vỡ.
Năm nay, FDIC đã phải chi 30 tỷ USD để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng, và dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 100 tỷ USD cho công tác này trong 4 năm tới.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã quyết định mở rộng chương trình giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD cho tới tận tháng 10 năm sau. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, việc gia hạn chương trình này sẽ giúp ngăn chặn bất ổn gia tăng trong ngành ngân hàng, hỗ trợ các con nợ địa ốc thoát khỏi việc bị tịch biên nhà, và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.
(Theo AP)
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, họ đã tiếp quản cả 7 ngân hàng trên. Lớn nhất trong loạt đổ vỡ này là ngân hàng First Federal Bank ở bang California, sở hữu tài sản 6,1 tỷ USD và quản lý 4,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Kế đến là một ngân hàng nữa cũng thuộc bang này, có tên Imperial Capital Bank, với 4 tỷ USD tài sản và 2,8 tỷ USD tiền gửi.
California là một trong những tiểu bang chịu tác động nặng nề nhất từ sự xuống dốc của thị trường nhà đất tại Mỹ. Do đó, nhiều ngân hàng ở đây đang chịu sức ép lớn từ những khoản nợ địa ốc khó đòi. Từ đầu năm tới nay, đã có 17 ngân hàng tại California lâm nạn.
Tuy nhiên, California vẫn thua các bang Georgia và Illinois về số ngân hàng bị đóng cửa năm nay. Tới thời điểm này của năm, đã có 25 ngân hàng ở bang Georgia và 21 ngân hàng ở bang Illinois “sập tiệm”. Đứng thứ tư trong “top 5” bang này là Florida với 14 ngân hàng đổ vỡ từ đầu năm.
Bị giải thể cùng đợt này với hai ngân hàng lớn của California còn có hai nhà băng “tỷ đô” nữa. Đó là New South Federal Savings Bank ở bang Alabama với 1,5 tỷ USD tài sản và 1,2 tỷ USD tiền gửi; và Peoples First Community Bank of Panama City ở Florida, với 1,8 tỷ USD tài sản và 1,7 tỷ USD tiền gửi.
Ba ngân hàng đổ vỡ còn lại trong đợt này là những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.
RockBridge Commercial Bank ở bang Georgia sở hữu khối tài sản trị giá 294 triệu USD và quản lý 291,7 triệu USD tiền gửi của khác hàng. Có trụ sở tại bang Michigan, Citizens State Bank of New Baltimore có 168,6 triệu USD tài sản và 157,1 triệu USD tiền gửi. Còn lại, Independent Bankers' Bank là một ngân hàng ở bang Illinois, nắm trong tay số tài sản có trị giá 585,5 triệu USD và quản lý 511,5 triệu USD tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
FDIC cho biết, họ đã tìm được khách cũng là các ngân hàng tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại phần lớn tài sản trong các ngân hàng đổ vỡ trên. Số tài sản còn lại sẽ được FDIC quản lý để bán lại sau.
Cơ quan này ước tính, 7 vụ đổ vỡ lần này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền hơn 1,8 tỷ USD.
Tới thời điểm này, kinh tế Mỹ đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, hậu quả của thời kỳ khủng hoảng và suy thoái vẫn chưa buông tha các ngân hàng của nước này. Các vụ vỡ nợ và đóng cửa ngân hàng vẫn diễn ra đều đặn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Con số 140 ngân hàng đổ vỡ từ đầu năm tới nay là con số thống kê cao nhất về số vụ giải thể ngân hàng tại Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay lên tới đỉnh điểm vào năm 1992. Năm ngoái, chỉ có 25 ngân hàng Mỹ đổ vỡ.
Năm nay, FDIC đã phải chi 30 tỷ USD để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng, và dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 100 tỷ USD cho công tác này trong 4 năm tới.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã quyết định mở rộng chương trình giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD cho tới tận tháng 10 năm sau. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, việc gia hạn chương trình này sẽ giúp ngăn chặn bất ổn gia tăng trong ngành ngân hàng, hỗ trợ các con nợ địa ốc thoát khỏi việc bị tịch biên nhà, và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.
(Theo AP)