Mỹ mất ngôi đầu về công nghệ thông tin
Mỹ không còn là quốc gia dẫn đầu thế giới về mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Mỹ không còn là quốc gia dẫn đầu thế giới về mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Đây là thông tin được đưa ra trong tài liệu mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) có tên “Báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu 2006”.
WEF chỉ dành cho Mỹ vị trí thứ 7 trong số 122 quốc gia được xếp hạng lần này. Việt Nam đứng ở vị trí 82 trong bảng xếp hạng.
Tiêu chí mà WEF sử dụng để xếp hạng các quốc gia là những tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông nói chung, cơ sở hạ tầng sẵn có và mức độ ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ trong việc tạo ra một khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh.
Bản báo cáo nhận định, chính những biến đổi theo xu thế tiêu cực của môi trường chính trị và luật pháp của Mỹ đã dẫn tới sự tụt hạng của nước này.
Tuy nhiên, bản báo cáo cho rằng, mặc dù Mỹ bị tụt hạng, quốc gia này vẫn dành sự tập trung lớn cho việc phát triển công nghệ thông qua một hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới và mối liên hệ mật thiết giữa giáo dục và nền công nghiệp.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh hiệu quả, khả năng tiếp cận nguồn vốn cao và tính chuyên nghiệp của thị trường tài chính cũng là những yếu tố mà Mỹ được WEF đánh giá cao.
Đứng đầu bảng xếp hạng trong báo cáo của WEF lần này là Đan Mạch. Thụy Điển xếp ở vị trí thứ 2. Năm ngoái, 2 quốc gia này lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 8.
Theo Irene Mia, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WEF, Đan Mạch là quốc gia có hệ thống chính phủ điện tử vô cùng hiệu quả. Điều này được thể hiện thông qua sự tự do hóa sớm của lĩnh vực viễn thông, môi trường pháp lý hoàn thiện và mức độ áp dụng rộng rãi của các dịch vụ chính phủ điện tử.
Ngoài ra, các quốc gia châu Âu nằm trong top 20 của danh sách này còn có Thụy Sỹ, Hà Lan, Anh Đức, Áo và Estonia.
Trong khi phần lớn các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục được nâng hạng so với báo cáo năm ngoái, 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đều bị tụt hạng.
Ấn Độ đã tụt hạng từ vị trí thứ 44 năm ngoái xuống vị trí 48 trong báo cáo năm nay do cơ sở hạ tầng yếu kém và mức độ sử dụng máy tính và Internet của người dân ở mức thấp.
Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 59, tụt 9 hạng so với năm ngoái do tốc độ áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp của nước này đã chậm lại.
* Top 10 quốc gia về mức độ phát triển và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2006, theo WEF: 1. Đan Mạch, 2. Thụy Điển, 3. Singapore, 4. Phần Lan, 5. Thụy Sỹ, 6. Hà Lan, 7. Mỹ, 8. Iceland, 9. Anh, 10. Na Uy.
Đây là thông tin được đưa ra trong tài liệu mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) có tên “Báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu 2006”.
WEF chỉ dành cho Mỹ vị trí thứ 7 trong số 122 quốc gia được xếp hạng lần này. Việt Nam đứng ở vị trí 82 trong bảng xếp hạng.
Tiêu chí mà WEF sử dụng để xếp hạng các quốc gia là những tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông nói chung, cơ sở hạ tầng sẵn có và mức độ ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ trong việc tạo ra một khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh.
Bản báo cáo nhận định, chính những biến đổi theo xu thế tiêu cực của môi trường chính trị và luật pháp của Mỹ đã dẫn tới sự tụt hạng của nước này.
Tuy nhiên, bản báo cáo cho rằng, mặc dù Mỹ bị tụt hạng, quốc gia này vẫn dành sự tập trung lớn cho việc phát triển công nghệ thông qua một hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới và mối liên hệ mật thiết giữa giáo dục và nền công nghiệp.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh hiệu quả, khả năng tiếp cận nguồn vốn cao và tính chuyên nghiệp của thị trường tài chính cũng là những yếu tố mà Mỹ được WEF đánh giá cao.
Đứng đầu bảng xếp hạng trong báo cáo của WEF lần này là Đan Mạch. Thụy Điển xếp ở vị trí thứ 2. Năm ngoái, 2 quốc gia này lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 8.
Theo Irene Mia, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WEF, Đan Mạch là quốc gia có hệ thống chính phủ điện tử vô cùng hiệu quả. Điều này được thể hiện thông qua sự tự do hóa sớm của lĩnh vực viễn thông, môi trường pháp lý hoàn thiện và mức độ áp dụng rộng rãi của các dịch vụ chính phủ điện tử.
Ngoài ra, các quốc gia châu Âu nằm trong top 20 của danh sách này còn có Thụy Sỹ, Hà Lan, Anh Đức, Áo và Estonia.
Trong khi phần lớn các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục được nâng hạng so với báo cáo năm ngoái, 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đều bị tụt hạng.
Ấn Độ đã tụt hạng từ vị trí thứ 44 năm ngoái xuống vị trí 48 trong báo cáo năm nay do cơ sở hạ tầng yếu kém và mức độ sử dụng máy tính và Internet của người dân ở mức thấp.
Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 59, tụt 9 hạng so với năm ngoái do tốc độ áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp của nước này đã chậm lại.
* Top 10 quốc gia về mức độ phát triển và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2006, theo WEF: 1. Đan Mạch, 2. Thụy Điển, 3. Singapore, 4. Phần Lan, 5. Thụy Sỹ, 6. Hà Lan, 7. Mỹ, 8. Iceland, 9. Anh, 10. Na Uy.