Mỹ, Nga, Trung, Hàn đồng loạt thị uy Triều Tiên
Loạt cuộc tập trận của các nước này diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tục phóng thử tên lửa và thử hạt nhân
Máy bay ném bom của Mỹ và Hàn Quốc tập trận trên bán đảo Triều Tiên, trong khi Nga và Trung Quốc bắt đầu một cuộc tập trận hải quân gần khu vực này, ngay trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào ngày thứ Ba (19/9) - nơi nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên được dự báo sẽ là một chủ đề bàn luận chính.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, hai siêu máy bay ném bom B-1B và 4 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã cùng 4 máy bay chiến đầu F-15K của Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Mỹ-Hàn nói trên. “Thời gian này, hoạt động tập trận như vậy diễn ra 2-3 lần mỗi tháng”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội nước này vào ngày thứ Hai.
Từ Bắc Kinh, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung ở ngoài khởi cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, cách không xa biên giới giữa Nga với Triều Tiên. Cuộc tập trận này là phần thứ hai trong chương trình tập trận hải quân chung Nga-Trung trong năm nay, trong đó phần đầu tiên đã được tiến hành ở Baltic hồi tháng 7.
Loạt cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa có một vụ phóng tên lửa tầm trung vào hôm thứ Sáu vừa rồi và thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ sáu vào hôm 3/9, bất chấp sức ép từ cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc.
Trung Quốc và Nga vẫn liên tục kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho vất đề Triều Tiên. Tuy nhiên, vào hôm Chủ nhật vừa rồi, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể đã hết cách với Triều Tiên, và Mỹ có thể sẽ buộc phải chuyến vấn đề này cho Lầu Năm Góc.
Tiếp đó, vào ngày 18/9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis phát tín hiệu về những lựa chọn quân sự của Washington đối với Triều Tiên, nhưng từ chối cho biết chi tiết cụ thể.
Đáp trả tuyên bố của bà Haley, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang ngày 18/9 nói nhiệm vụ cấp bách nhất vào lúc này là tất cả các bên cùng thực thi đầy đủ nghị quyết trừng phạt mới nhất đối với Triều Tiên, thay vì “làm vấn đề trở nên phức tạp một cách có chủ đích”. Ông Lu cũng nói những lời đe dọa quân sự không phải là cách để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Triều Tiên ngày 18/9 gọi nghị quyết trừng phạt mới của Liên hiệp quốc đối với nước này là “hành động thù địch hiểm độc, vô đạo đức và phi nhân tính nhất nhằm tiêu diệt” người dân, hệ thống và chính phủ nước này.
“Những động thái gia tăng của Mỹ và chư hầu nhằm gia tăng trừng phạt và sức ép… sẽ chỉ đẩy nhanh bước tiến của chúng ta tới hoàn thiện lực lượng hạt nhân quốc gia”, một bản tin của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA có đoạn viết.
Trong một bài xã luận đăng trên tờ New York Times hôm Chủ nhật, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ngoại giao và đối thoại không có tác dụng đối với Triều Tiên, đồng thời kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế cùng gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, tờ Trung Quốc nhật báo ngày thứ Hai lập luận rằng lệnh trừng phạt phải cần có thời gian mới phát huy tác dụng, và cánh cửa đàm phán cần phải được để ngỏ. “Còn quá sớm dể nói rằng các biện pháp trừng phạt không có tác dụng. Lệnh trừng phạt phải có thời gian mới mang lại hiệu quả, và đây là cách tốt nhất để khiến Bình Nhưỡng nghĩ lại”, bài báo viết.
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, hai siêu máy bay ném bom B-1B và 4 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã cùng 4 máy bay chiến đầu F-15K của Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Mỹ-Hàn nói trên. “Thời gian này, hoạt động tập trận như vậy diễn ra 2-3 lần mỗi tháng”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội nước này vào ngày thứ Hai.
Từ Bắc Kinh, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay Trung Quốc và Nga đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung ở ngoài khởi cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, cách không xa biên giới giữa Nga với Triều Tiên. Cuộc tập trận này là phần thứ hai trong chương trình tập trận hải quân chung Nga-Trung trong năm nay, trong đó phần đầu tiên đã được tiến hành ở Baltic hồi tháng 7.
Loạt cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa có một vụ phóng tên lửa tầm trung vào hôm thứ Sáu vừa rồi và thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ sáu vào hôm 3/9, bất chấp sức ép từ cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc.
Trung Quốc và Nga vẫn liên tục kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho vất đề Triều Tiên. Tuy nhiên, vào hôm Chủ nhật vừa rồi, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có thể đã hết cách với Triều Tiên, và Mỹ có thể sẽ buộc phải chuyến vấn đề này cho Lầu Năm Góc.
Tiếp đó, vào ngày 18/9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis phát tín hiệu về những lựa chọn quân sự của Washington đối với Triều Tiên, nhưng từ chối cho biết chi tiết cụ thể.
Đáp trả tuyên bố của bà Haley, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang ngày 18/9 nói nhiệm vụ cấp bách nhất vào lúc này là tất cả các bên cùng thực thi đầy đủ nghị quyết trừng phạt mới nhất đối với Triều Tiên, thay vì “làm vấn đề trở nên phức tạp một cách có chủ đích”. Ông Lu cũng nói những lời đe dọa quân sự không phải là cách để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Triều Tiên ngày 18/9 gọi nghị quyết trừng phạt mới của Liên hiệp quốc đối với nước này là “hành động thù địch hiểm độc, vô đạo đức và phi nhân tính nhất nhằm tiêu diệt” người dân, hệ thống và chính phủ nước này.
“Những động thái gia tăng của Mỹ và chư hầu nhằm gia tăng trừng phạt và sức ép… sẽ chỉ đẩy nhanh bước tiến của chúng ta tới hoàn thiện lực lượng hạt nhân quốc gia”, một bản tin của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA có đoạn viết.
Trong một bài xã luận đăng trên tờ New York Times hôm Chủ nhật, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ngoại giao và đối thoại không có tác dụng đối với Triều Tiên, đồng thời kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế cùng gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, tờ Trung Quốc nhật báo ngày thứ Hai lập luận rằng lệnh trừng phạt phải cần có thời gian mới phát huy tác dụng, và cánh cửa đàm phán cần phải được để ngỏ. “Còn quá sớm dể nói rằng các biện pháp trừng phạt không có tác dụng. Lệnh trừng phạt phải có thời gian mới mang lại hiệu quả, và đây là cách tốt nhất để khiến Bình Nhưỡng nghĩ lại”, bài báo viết.