Mỹ siết thưởng ngành tài chính bằng mức thuế chót vót
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đánh thuế 90% đối với tiền thưởng tại những tập đoàn được Chính phủ bơm vốn
Tiền thưởng năm nay cho nhân viên của hãng bảo hiểm AIG và các tập đoàn tài chính khác nhận tiền cứu trợ từ Chính phủ Mỹ sẽ bị đánh thuế 90%. Đây là nội dung chính trong một dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo vào ngày 19/3.
Việc thông qua dự luật trên tại Hạ viện Mỹ được xem là phản ứng chóng vánh của các nhà làm luật Mỹ trước sự phẫn nộ của dư luận nước này sau khi tập đoàn bảo hiểm AIG chi 165 triệu USD để thưởng cho nhân viên bộ phận sản phẩm tài chính, bất chấp tập đoàn này nhận 180 tỷ USD tiền thuế của dân để tránh đổ vỡ.
Dự luật được thông qua với 328 phiếu thuận và 93 phiếu chống trên áp mức thuế 90% đối với các khoản thưởng từ 250.000 USD trở lên tại những tập đoàn nhận ít nhất 5 tỷ USD tiền cứu trợ.
Phiên bản của dự luật này tại Thượng viện thậm chí còn áp dụng với đối tượng rộng rãi hơn, thậm chí cả những tập đoàn nhận 100 triệu USD của Chính phủ cũng phải tuân thủ. Đây là dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Dân chủ, nhưng có nhiều thành viên Đảng Cộng hòa không tán thành.
Theo thống kê của tờ New York Times, một khi dự luật này chính thức thành luật, lãnh đạo và nhân viên tại ít nhất 11 ngân hàng của Mỹ, trong đó có Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, Well Fargos và JPMorgan Chase, sẽ ngay lập tức phải thi hành. AIG là đối tượng đương nhiên phải tuân thủ luật này.
Các nhà làm luật Đảng Dân chủ và một số nghị sỹ Đảng Cộng hòa cho rằng, đây là cách nhanh nhất để cho người Mỹ thấy ý chí của Quốc hội trong việc thu hồi những khoản tiền thuế của dân dùng để cứu các công ty tài chính nhưng bị các công ty này sử dụng sai mục đích. Đồng thời, động thái này cũng cho thấy các nhà làm luật Mỹ lo ngại sâu sắc trước sự bất bình ngày càng gia tăng của dân chúng về cách các ngân hàng và tập đoàn tài chính dùng tiền cứu trợ.
Tuy nhiên, thậm chí cả những người ủng hộ biện pháp này cũng xem đây là một bước đi lạ thường của các nhà làm luật Mỹ. Hiện nhiều người đang đặt ra không ít những câu hỏi về tính hợp pháp và hợp hiến của mức thuế cao ngất 90% này.
Phản ứng trước sự việc trên, nhiều người làm việc ở Phố Wall cho rằng, nếu luật trên được thi hành, họ sẽ bị đối xử không công bằng chỉ vì phản ứng của Washington với chuyện thưởng ở AIG. Không ít nhân viên tài chính-ngân hàng thậm chí còn hoảng sợ vì lo bị thu hồi lại những khoản tiền thưởng mà họ đã tiêu mất. Một quan chức ngân hàng Mỹ cho hay, nhiều nhân viên tại ngân hàng này đã khóc tức tưởi vì dự luật trên.
Trong khi đó, nhiều nhà chức trách tỏ thái độ e ngại động thái trên sẽ làm suy yếu những nỗ lực của Bộ Tài chính Mỹ trong việc ổn định hệ thống tài chính. Rất có thể, các ngân hàng sẽ từ chối tham gia, hoặc rút lui khỏi các kế hoạch giải cứu của bộ này để bảo vệ chế độ tiền thưởng của họ.
Có nguồn tin cho hay, giám đốc điều hành Vikram Pandit của Ngân hàng Citigroup thậm chí đã có cuộc vận động hành lang để chống lại dự luật này với lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện là Thượng nghị sỹ Harry Reid.
Ngoài ra, các quỹ đầu cơ và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có thể sẽ hết muốn hợp tác với Chính phủ trong việc mua lại nợ xấu từ các ngân hàng, vì lo ngại đến một lúc nào đó, chuyện tiền thưởng của họ cũng bị Chính phủ siết lại.
Về phần mình, Tổng thống Barack Obama cho thấy, ông ủng hộ dự luật này và thúc giục Quốc hội đưa ra một “sản phẩm cuối cùng để chứng minh mạnh mẽ cho quan chức các ngành tài chính rằng, những khoản thưởng kiểu như vậy sẽ không được dung thứ”.
Trong vụ 165 triệu USD tiền thưởng của AIG, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geither hứng chịu nhiều chỉ trích. Dư luận cho rằng, ông đã biết trước việc thưởng này mà không chịu có những hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn.
Đáp lại, ông Geithner khẳng định, ông chỉ biết toàn bộ sự thật vào ngày 10/3, đồng thời cũng nhận một phần lỗi về mình. “Đó là trách nhiệm của tôi. Tôi ở vào tình thế không biết sự việc này sớm hơn. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai lầm này”, ông nói.
Thậm chí, còn có những lời kêu gọi ông Geithner từ chức, nhưng ông vẫn bình tĩnh và cho rằng, những lời kêu gọi này là chuyện bình thường đối với một người giữ chức vụ của ông.
(Theo New York Times, Reuters)
Việc thông qua dự luật trên tại Hạ viện Mỹ được xem là phản ứng chóng vánh của các nhà làm luật Mỹ trước sự phẫn nộ của dư luận nước này sau khi tập đoàn bảo hiểm AIG chi 165 triệu USD để thưởng cho nhân viên bộ phận sản phẩm tài chính, bất chấp tập đoàn này nhận 180 tỷ USD tiền thuế của dân để tránh đổ vỡ.
Dự luật được thông qua với 328 phiếu thuận và 93 phiếu chống trên áp mức thuế 90% đối với các khoản thưởng từ 250.000 USD trở lên tại những tập đoàn nhận ít nhất 5 tỷ USD tiền cứu trợ.
Phiên bản của dự luật này tại Thượng viện thậm chí còn áp dụng với đối tượng rộng rãi hơn, thậm chí cả những tập đoàn nhận 100 triệu USD của Chính phủ cũng phải tuân thủ. Đây là dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Dân chủ, nhưng có nhiều thành viên Đảng Cộng hòa không tán thành.
Theo thống kê của tờ New York Times, một khi dự luật này chính thức thành luật, lãnh đạo và nhân viên tại ít nhất 11 ngân hàng của Mỹ, trong đó có Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup, Well Fargos và JPMorgan Chase, sẽ ngay lập tức phải thi hành. AIG là đối tượng đương nhiên phải tuân thủ luật này.
Các nhà làm luật Đảng Dân chủ và một số nghị sỹ Đảng Cộng hòa cho rằng, đây là cách nhanh nhất để cho người Mỹ thấy ý chí của Quốc hội trong việc thu hồi những khoản tiền thuế của dân dùng để cứu các công ty tài chính nhưng bị các công ty này sử dụng sai mục đích. Đồng thời, động thái này cũng cho thấy các nhà làm luật Mỹ lo ngại sâu sắc trước sự bất bình ngày càng gia tăng của dân chúng về cách các ngân hàng và tập đoàn tài chính dùng tiền cứu trợ.
Tuy nhiên, thậm chí cả những người ủng hộ biện pháp này cũng xem đây là một bước đi lạ thường của các nhà làm luật Mỹ. Hiện nhiều người đang đặt ra không ít những câu hỏi về tính hợp pháp và hợp hiến của mức thuế cao ngất 90% này.
Phản ứng trước sự việc trên, nhiều người làm việc ở Phố Wall cho rằng, nếu luật trên được thi hành, họ sẽ bị đối xử không công bằng chỉ vì phản ứng của Washington với chuyện thưởng ở AIG. Không ít nhân viên tài chính-ngân hàng thậm chí còn hoảng sợ vì lo bị thu hồi lại những khoản tiền thưởng mà họ đã tiêu mất. Một quan chức ngân hàng Mỹ cho hay, nhiều nhân viên tại ngân hàng này đã khóc tức tưởi vì dự luật trên.
Trong khi đó, nhiều nhà chức trách tỏ thái độ e ngại động thái trên sẽ làm suy yếu những nỗ lực của Bộ Tài chính Mỹ trong việc ổn định hệ thống tài chính. Rất có thể, các ngân hàng sẽ từ chối tham gia, hoặc rút lui khỏi các kế hoạch giải cứu của bộ này để bảo vệ chế độ tiền thưởng của họ.
Có nguồn tin cho hay, giám đốc điều hành Vikram Pandit của Ngân hàng Citigroup thậm chí đã có cuộc vận động hành lang để chống lại dự luật này với lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện là Thượng nghị sỹ Harry Reid.
Ngoài ra, các quỹ đầu cơ và quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có thể sẽ hết muốn hợp tác với Chính phủ trong việc mua lại nợ xấu từ các ngân hàng, vì lo ngại đến một lúc nào đó, chuyện tiền thưởng của họ cũng bị Chính phủ siết lại.
Về phần mình, Tổng thống Barack Obama cho thấy, ông ủng hộ dự luật này và thúc giục Quốc hội đưa ra một “sản phẩm cuối cùng để chứng minh mạnh mẽ cho quan chức các ngành tài chính rằng, những khoản thưởng kiểu như vậy sẽ không được dung thứ”.
Trong vụ 165 triệu USD tiền thưởng của AIG, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geither hứng chịu nhiều chỉ trích. Dư luận cho rằng, ông đã biết trước việc thưởng này mà không chịu có những hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn.
Đáp lại, ông Geithner khẳng định, ông chỉ biết toàn bộ sự thật vào ngày 10/3, đồng thời cũng nhận một phần lỗi về mình. “Đó là trách nhiệm của tôi. Tôi ở vào tình thế không biết sự việc này sớm hơn. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai lầm này”, ông nói.
Thậm chí, còn có những lời kêu gọi ông Geithner từ chức, nhưng ông vẫn bình tĩnh và cho rằng, những lời kêu gọi này là chuyện bình thường đối với một người giữ chức vụ của ông.
(Theo New York Times, Reuters)