Nước Mỹ nổi giận vì chuyện tiền thưởng ở AIG
Việc AIG tuyên bố chi hàng trăm triệu USD để thưởng cho nhân viên đang khiến cả nước Mỹ bất bình
Mặc dù phải nhận tới 180 tỷ USD tiền thuế của dân để vượt qua nguy cơ đổ vỡ, tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG của Mỹ cuối tuần vừa rồi vẫn tuyên bố chi hàng trăm triệu USD để thưởng cho nhân viên.
Vụ việc này đang khiến cả nước Mỹ bất bình.
AIG cho biết, việc trả thưởng 165 triệu USD cho tổng số 370 nhân viên làm việc ở bộ phận sản phẩm tài chính là tuân theo hợp đồng lao động năm 2008. Còn trong năm 2009, 25 người đứng đầu bộ phận này đã chấp nhận mức lương 1 USD.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ tìm cách thu hồi khoản tiền thưởng nói trên. “Tập đoàn này gặp rắc rối vì chính sự bất cẩn và tham lam của họ. Trong hoàn cảnh hiện nay, khó mà có thể hiểu nổi tại sao các nhà giao dịch thị trường phái sinh của AIG lại được nhận 165 triệu tiền thưởng. Tại sao họ có thể xúc phạm tới những người Mỹ đóng thuế đã giúp công ty của họ tồn tại?”, ông Obama phát biểu.
Cũng trong ngày hôm qua, văn phòng của bộ phận dịch vụ tài chính của AIG (tại bang Connecticut, Mỹ) đã phải thuê rất nhiều nhân viên bảo vệ đứng gác bên ngoài. Bên trong văn phòng, các hộp email trong máy tính chất đầy những lá thư đe dọa và bày tỏ thái độ giận dữ. Các đường dây điện thoại thì “nóng rẫy” bởi những cuộc gọi tới để thể hiện sự bức xúc.
Một số nhà quản lý cao cấp của bộ phận sản phẩm này đã nộp đơn xin thôi việc, trong khi nhiều nhân viên không tới văn phòng.
Ông Obama cho hay, ông đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner áp dụng mọi quy định luật pháp để hủy các khoản thưởng trên tại AIG. Sau đó, một quan chức của Bộ Tài chính Mỹ cho hay, bộ này sẽ điều chỉnh lại kế hoạch bơm 30 tỷ USD tiền vốn cho AIG để buộc tập đoàn này phải thu hồi tiền thưởng.
Hôm qua, Tổng chưởng lý bang New York Andrew Cuomo đã gửi một lá thư tới cho ban lãnh đạo của AIG, yêu cầu cung cấp thông tin liệu những nhân viên được thưởng có dính dáng gì tới những vụ đầu tư sai lầm của tập đoàn hay không, và yêu cầu xem đích xác các điều khoản trong hợp đồng lao động giữa AIG và các nhân viên này.
Giám đốc Điều hành Edward Liddy của AIG khẳng định với Bộ trưởng Geithner rằng, “chuyên gia luật pháp bên ngoài đã tư vấn rằng việc trả thưởng này là hợp pháp, là nghĩa vụ ràng buộc của AIG. Nếu AIG không trả thưởng, sẽ xảy ra những hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng”.
AIG cũng cho biết, họ được tư vấn phải trả thưởng trước ngày 15/3. Mặt khác, nếu họ không tuân thủ hợp đồng, họ sẽ bị phạt gấp đôi. Tập đoàn này dẫn quy định luật lao động của bang Connecticut, và của Pháp, Nhật Bản, Anh, Hồng Kông cho rằng, nhân viên có quyền bỏ việc và kiện công ty nếu chủ sử dụng lao động không tuân theo hợp đồng.
Theo dự kiến ban đầu, AIG sẽ thưởng 3 triệu USD mỗi người cho 7 nhân viên ở bộ phận sản phẩm tài chính. Phần lớn các nhân viên ở đây khác nhận được những khoản thưởng nhỏ hơn nhiều, thấp nhất là 1.000 USD/người.
AIG lập luận, thiệt hại đối với tập đoàn sẽ lớn hơn rất nhiều những khoản thưởng trên nếu các nhân viên trong bộ phận sản phẩm tài chính thôi việc. Nhiều người trong số này có mức độ am hiểu rất cao về các thỏa thuận tài chính phức tạp nhất của tập đoàn. Do đó, trong lúc AIG đang trong quá trình đóng cửa toàn bộ mảng kinh doanh trên, những nhân viên này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, từ tháng 9/2008 tới nay, AIG hiện đã nhận khoảng 180 tỷ USD tiền cứu trợ từ Chính phủ để thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Chính phủ Mỹ hiện nắm 80% cổ phần của tập đoàn này.
(Theo Reuters)
Vụ việc này đang khiến cả nước Mỹ bất bình.
AIG cho biết, việc trả thưởng 165 triệu USD cho tổng số 370 nhân viên làm việc ở bộ phận sản phẩm tài chính là tuân theo hợp đồng lao động năm 2008. Còn trong năm 2009, 25 người đứng đầu bộ phận này đã chấp nhận mức lương 1 USD.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ tìm cách thu hồi khoản tiền thưởng nói trên. “Tập đoàn này gặp rắc rối vì chính sự bất cẩn và tham lam của họ. Trong hoàn cảnh hiện nay, khó mà có thể hiểu nổi tại sao các nhà giao dịch thị trường phái sinh của AIG lại được nhận 165 triệu tiền thưởng. Tại sao họ có thể xúc phạm tới những người Mỹ đóng thuế đã giúp công ty của họ tồn tại?”, ông Obama phát biểu.
Cũng trong ngày hôm qua, văn phòng của bộ phận dịch vụ tài chính của AIG (tại bang Connecticut, Mỹ) đã phải thuê rất nhiều nhân viên bảo vệ đứng gác bên ngoài. Bên trong văn phòng, các hộp email trong máy tính chất đầy những lá thư đe dọa và bày tỏ thái độ giận dữ. Các đường dây điện thoại thì “nóng rẫy” bởi những cuộc gọi tới để thể hiện sự bức xúc.
Một số nhà quản lý cao cấp của bộ phận sản phẩm này đã nộp đơn xin thôi việc, trong khi nhiều nhân viên không tới văn phòng.
Ông Obama cho hay, ông đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner áp dụng mọi quy định luật pháp để hủy các khoản thưởng trên tại AIG. Sau đó, một quan chức của Bộ Tài chính Mỹ cho hay, bộ này sẽ điều chỉnh lại kế hoạch bơm 30 tỷ USD tiền vốn cho AIG để buộc tập đoàn này phải thu hồi tiền thưởng.
Hôm qua, Tổng chưởng lý bang New York Andrew Cuomo đã gửi một lá thư tới cho ban lãnh đạo của AIG, yêu cầu cung cấp thông tin liệu những nhân viên được thưởng có dính dáng gì tới những vụ đầu tư sai lầm của tập đoàn hay không, và yêu cầu xem đích xác các điều khoản trong hợp đồng lao động giữa AIG và các nhân viên này.
Giám đốc Điều hành Edward Liddy của AIG khẳng định với Bộ trưởng Geithner rằng, “chuyên gia luật pháp bên ngoài đã tư vấn rằng việc trả thưởng này là hợp pháp, là nghĩa vụ ràng buộc của AIG. Nếu AIG không trả thưởng, sẽ xảy ra những hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng”.
AIG cũng cho biết, họ được tư vấn phải trả thưởng trước ngày 15/3. Mặt khác, nếu họ không tuân thủ hợp đồng, họ sẽ bị phạt gấp đôi. Tập đoàn này dẫn quy định luật lao động của bang Connecticut, và của Pháp, Nhật Bản, Anh, Hồng Kông cho rằng, nhân viên có quyền bỏ việc và kiện công ty nếu chủ sử dụng lao động không tuân theo hợp đồng.
Theo dự kiến ban đầu, AIG sẽ thưởng 3 triệu USD mỗi người cho 7 nhân viên ở bộ phận sản phẩm tài chính. Phần lớn các nhân viên ở đây khác nhận được những khoản thưởng nhỏ hơn nhiều, thấp nhất là 1.000 USD/người.
AIG lập luận, thiệt hại đối với tập đoàn sẽ lớn hơn rất nhiều những khoản thưởng trên nếu các nhân viên trong bộ phận sản phẩm tài chính thôi việc. Nhiều người trong số này có mức độ am hiểu rất cao về các thỏa thuận tài chính phức tạp nhất của tập đoàn. Do đó, trong lúc AIG đang trong quá trình đóng cửa toàn bộ mảng kinh doanh trên, những nhân viên này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, từ tháng 9/2008 tới nay, AIG hiện đã nhận khoảng 180 tỷ USD tiền cứu trợ từ Chính phủ để thoát khỏi bờ vực sụp đổ. Chính phủ Mỹ hiện nắm 80% cổ phần của tập đoàn này.
(Theo Reuters)