Lỗ gần nửa triệu USD mỗi phút, AIG lại được cứu
Lỗ 61,7 tỷ USD trong quý 4/2008, AIG vừa được Chính phủ Mỹ tung thêm cho một “phao cứu sinh” trị giá 30 tỷ USD
Hãng bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ American International Group (AIG) vừa báo con số thua lỗ kỷ lục 61,7 tỷ USD trong quý 4/2008 và được Chính phủ Mỹ tung thêm cho một “phao cứu sinh” trị giá 30 tỷ USD.
Các nhà chức trách Mỹ tiếp tục khẳng định, sự sụp đổ của “người khổng lồ” bảo hiểm này có thể đe dọa cả hệ thống tài chính của thế giới.
Trước đợt bơm vốn 30 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) công bố ngày 2/3, AIG đã được Chính phủ Mỹ giải cứu hai lần bằng tổng số tiền lên tới 150 tỷ USD trong năm 2008. Đổi lại, Chính phủ Mỹ đã kiểm soát mức cổ phần gần 80% của hãng bảo hiểm này.
Động thái hỗ trợ mới của Chính phủ Mỹ dành cho AIG thể hiện sự cam kết của Chính phủ Mỹ trong việc duy trì sự tồn tại của hãng bảo hiểm này, đồng thời tránh cho AIG nguy cơ bị các hãng đánh giá tín nhiệm đánh tụt hạng tín nhiệm, dẫn tới những thua lỗ xa hơn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố, “động thái của ngày hôm nay có ý nghĩa sống còn” trong việc ngăn AIG tạo ra những nguy cơ tiếp theo cho hệ thống tài chính.
Trong tuyên bố chung về hoạt động giải cứu AIG, Bộ Tài chính Mỹ và FED khẳng định, động thái này là cần thiết để duy trì hoạt động của AIG. “Xét tới những rủi ro hệ thống mà AIG tiếp tục tạo ra và sự mong manh của thị trường hiện nay, phí tổn mà nền kinh tế và người dân có thể phải gánh chịu nếu Chính phủ khoanh tay đứng nhìn sẽ là vô cùng to lớn”, bản tuyên bố nhận xét.
Theo CEO Edward Liddy của AIG, thị trường lúc này đang ở trạng thái “khá lộn xộn” và việc khắc phục những khó khăn hiện nay của AIG “sẽ mất vài năm”.
Việc Chính phủ Mỹ giải cứu AIG lần thứ ba diễn ra chỉ vài ngày sau khi giải cứu tập đoàn ngân hàng Citigroup thêm một lần nữa. Điểm chung giữa AIG và Citigroup là đều cùng đóng vai trò những mắt xích vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính, và cùng đang vật lộn với những khoản thua lỗ khổng lồ.
Như đã nói ở trên, quý 4/2008, AIG lỗ tới 61,7 tỷ USD - đánh dấu mức thua lỗ kỷ lục trong 1 quý trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ. Trước đó, kỷ lục này thuộc về tập đoàn Time Warner với mức lỗ 54 tỷ USD thiết lập vào một quý của năm 2002.
Cùng kỳ năm 2007, AIG chỉ lỗ có 5,29 tỷ USD. Tính ra, trong quý 4/2008, mỗi phút AIG lỗ 465.000 USD.
Tính chung cả năm 2008, AIG lỗ 99,29 tỷ USD, xóa sạch toàn bộ lợi nhuận mà hãng này thu được từ đầu những năm 1990 tới nay. Số lỗ này ngang ngửa với GDP của Kuwait.
Theo số liệu do Bộ Tài chính Mỹ và FED cung cấp, AIG hiện hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên thế giới, là hãng bảo hiểm của hơn 100.000 tổ chức trên toàn cầu, và có hơn 30 triệu khách hàng tại Mỹ.
AIG được thành lập cách đây 90 năm tại Trung Quốc. Khi đó, vào năm 1919, một doanh nhân người Mỹ có tên C.V. Starr đã mở một doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ tại quốc gia châu Á này.
(Theo Reuters, AP)
Các nhà chức trách Mỹ tiếp tục khẳng định, sự sụp đổ của “người khổng lồ” bảo hiểm này có thể đe dọa cả hệ thống tài chính của thế giới.
Trước đợt bơm vốn 30 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) công bố ngày 2/3, AIG đã được Chính phủ Mỹ giải cứu hai lần bằng tổng số tiền lên tới 150 tỷ USD trong năm 2008. Đổi lại, Chính phủ Mỹ đã kiểm soát mức cổ phần gần 80% của hãng bảo hiểm này.
Động thái hỗ trợ mới của Chính phủ Mỹ dành cho AIG thể hiện sự cam kết của Chính phủ Mỹ trong việc duy trì sự tồn tại của hãng bảo hiểm này, đồng thời tránh cho AIG nguy cơ bị các hãng đánh giá tín nhiệm đánh tụt hạng tín nhiệm, dẫn tới những thua lỗ xa hơn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố, “động thái của ngày hôm nay có ý nghĩa sống còn” trong việc ngăn AIG tạo ra những nguy cơ tiếp theo cho hệ thống tài chính.
Trong tuyên bố chung về hoạt động giải cứu AIG, Bộ Tài chính Mỹ và FED khẳng định, động thái này là cần thiết để duy trì hoạt động của AIG. “Xét tới những rủi ro hệ thống mà AIG tiếp tục tạo ra và sự mong manh của thị trường hiện nay, phí tổn mà nền kinh tế và người dân có thể phải gánh chịu nếu Chính phủ khoanh tay đứng nhìn sẽ là vô cùng to lớn”, bản tuyên bố nhận xét.
Theo CEO Edward Liddy của AIG, thị trường lúc này đang ở trạng thái “khá lộn xộn” và việc khắc phục những khó khăn hiện nay của AIG “sẽ mất vài năm”.
Việc Chính phủ Mỹ giải cứu AIG lần thứ ba diễn ra chỉ vài ngày sau khi giải cứu tập đoàn ngân hàng Citigroup thêm một lần nữa. Điểm chung giữa AIG và Citigroup là đều cùng đóng vai trò những mắt xích vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính, và cùng đang vật lộn với những khoản thua lỗ khổng lồ.
Như đã nói ở trên, quý 4/2008, AIG lỗ tới 61,7 tỷ USD - đánh dấu mức thua lỗ kỷ lục trong 1 quý trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ. Trước đó, kỷ lục này thuộc về tập đoàn Time Warner với mức lỗ 54 tỷ USD thiết lập vào một quý của năm 2002.
Cùng kỳ năm 2007, AIG chỉ lỗ có 5,29 tỷ USD. Tính ra, trong quý 4/2008, mỗi phút AIG lỗ 465.000 USD.
Tính chung cả năm 2008, AIG lỗ 99,29 tỷ USD, xóa sạch toàn bộ lợi nhuận mà hãng này thu được từ đầu những năm 1990 tới nay. Số lỗ này ngang ngửa với GDP của Kuwait.
Theo số liệu do Bộ Tài chính Mỹ và FED cung cấp, AIG hiện hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên thế giới, là hãng bảo hiểm của hơn 100.000 tổ chức trên toàn cầu, và có hơn 30 triệu khách hàng tại Mỹ.
AIG được thành lập cách đây 90 năm tại Trung Quốc. Khi đó, vào năm 1919, một doanh nhân người Mỹ có tên C.V. Starr đã mở một doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ tại quốc gia châu Á này.
(Theo Reuters, AP)