Mỹ tin Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học
Mỹ và các đồng minh phương Tây dường như đã đủ cớ để phát động một cuộc chiến với Syria
Theo hãng tin AP, phát biểu hôm 28/8, đặc phái viên về Syria của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Arab, ông Lakhdar Brahimi, nói rằng có bằng chứng về một số hóa chất được dùng trong vụ tấn công ở Syria.
Từ Geneva, Thụy Sỹ, ông Brahimi nói "có vẻ một số hóa chất đã được sử dụng". Tuyên bố của ông Brahimi được đưa ra trong lúc các thanh sát viên của Liên hiệp quốc vẫn đang ráo riết điều tra về cáo buộc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tuần trước đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, làm hơn 1.000 người thiệt mạng.
Cũng trong lời nói của mình, đặc phái viên Brahimi nhấn mạnh rằng, mọi cuộc tấn công quân sự vào Syria đều phải được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên nhất trí. Theo giới phân tích, với phát biểu của ông Brahimi, Mỹ và các đồng minh phương Tây dường như đã đủ cớ để phát động một cuộc chiến kiểu Iraq vào Syria.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kết luận rằng, chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đứng sau các cuộc tấn công kinh hoàng bằng vũ khí hóa học vào dân thường ở ngoại ô Damascus hồi tuần trước, giết chết rất nhiều người. Tuy nhiên, ông Obama vẫn chưa quyết định có tấn công Syria hay không.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, cuộc tấn công của Mỹ sẽ được giới hạn trong phạm vi nào đó. Đòn tấn công này nếu có sẽ là "dấu hiệu mạnh mẽ" đối với chính quyền Syria rằng "họ tốt nhất không nên sử dụng vũ khí hóa học nữa". Ông khẳng định, việc can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc nội chiến tại Syria, sẽ không giúp ích cho tình hình nước này.
Trong khi đó, nước Anh cũng cho biết sẽ không can thiệp quân sự vào Syria, trước khi các thanh sát viên của Liên hiệp quốc công bố bán báo cáo đánh giá chính thức về cáo buộc chính quyền Syria tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Dự kiến hôm nay, các nghị sỹ Anh sẽ bỏ phiếu về biện pháp ứng phó của Anh trong cuộc khủng hoảng tại Syria.
Trong một diễn biến khác, phiên họp ngày hôm qua của 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã không thể thông qua dự thảo nghị quyết về việc cho phép hành động quân sự chống Syria do London soạn thảo và đệ trình. Nguyên nhân là do các đại diện ngoại giao của Nga và Trung Quốc đã rời bỏ cuộc họp sau hơn một giờ thảo luận.
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Hội đồng Bảo an không nên xem xét dự thảo trên trước khi các thanh sát viên Liên hiệp quốc ra báo cáo nghiên cứu tại Syria. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng hiện tại ở Syria.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có đạt được sự đồng thuận hay không về vấn đề Syria, thì với sự nhất trí trong cáo buộc chế độ của Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học, một hành động trừng phạt bằng quân sự do Mỹ và phương Tây phát động vẫn có thể diễn ra.
Trong khi đó, trên khía cạnh kinh tế, những thông tin nóng hổi tại Syria tiếp tục trở thành yếu tố chính đẩy giá dầu thô giao sau tại các sàn hàng hóa New York và London tăng mạnh. Sự đi lên của giá dầu thô đã góp phần làm giá trị cổ phiếu năng lượng được nâng lên, tạo đà đưa các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ phiên 28/8.
Từ Geneva, Thụy Sỹ, ông Brahimi nói "có vẻ một số hóa chất đã được sử dụng". Tuyên bố của ông Brahimi được đưa ra trong lúc các thanh sát viên của Liên hiệp quốc vẫn đang ráo riết điều tra về cáo buộc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi tuần trước đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, làm hơn 1.000 người thiệt mạng.
Cũng trong lời nói của mình, đặc phái viên Brahimi nhấn mạnh rằng, mọi cuộc tấn công quân sự vào Syria đều phải được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gồm 15 thành viên nhất trí. Theo giới phân tích, với phát biểu của ông Brahimi, Mỹ và các đồng minh phương Tây dường như đã đủ cớ để phát động một cuộc chiến kiểu Iraq vào Syria.
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kết luận rằng, chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đứng sau các cuộc tấn công kinh hoàng bằng vũ khí hóa học vào dân thường ở ngoại ô Damascus hồi tuần trước, giết chết rất nhiều người. Tuy nhiên, ông Obama vẫn chưa quyết định có tấn công Syria hay không.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, cuộc tấn công của Mỹ sẽ được giới hạn trong phạm vi nào đó. Đòn tấn công này nếu có sẽ là "dấu hiệu mạnh mẽ" đối với chính quyền Syria rằng "họ tốt nhất không nên sử dụng vũ khí hóa học nữa". Ông khẳng định, việc can thiệp quân sự trực tiếp vào cuộc nội chiến tại Syria, sẽ không giúp ích cho tình hình nước này.
Trong khi đó, nước Anh cũng cho biết sẽ không can thiệp quân sự vào Syria, trước khi các thanh sát viên của Liên hiệp quốc công bố bán báo cáo đánh giá chính thức về cáo buộc chính quyền Syria tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Dự kiến hôm nay, các nghị sỹ Anh sẽ bỏ phiếu về biện pháp ứng phó của Anh trong cuộc khủng hoảng tại Syria.
Trong một diễn biến khác, phiên họp ngày hôm qua của 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã không thể thông qua dự thảo nghị quyết về việc cho phép hành động quân sự chống Syria do London soạn thảo và đệ trình. Nguyên nhân là do các đại diện ngoại giao của Nga và Trung Quốc đã rời bỏ cuộc họp sau hơn một giờ thảo luận.
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Hội đồng Bảo an không nên xem xét dự thảo trên trước khi các thanh sát viên Liên hiệp quốc ra báo cáo nghiên cứu tại Syria. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng hiện tại ở Syria.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc có đạt được sự đồng thuận hay không về vấn đề Syria, thì với sự nhất trí trong cáo buộc chế độ của Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học, một hành động trừng phạt bằng quân sự do Mỹ và phương Tây phát động vẫn có thể diễn ra.
Trong khi đó, trên khía cạnh kinh tế, những thông tin nóng hổi tại Syria tiếp tục trở thành yếu tố chính đẩy giá dầu thô giao sau tại các sàn hàng hóa New York và London tăng mạnh. Sự đi lên của giá dầu thô đã góp phần làm giá trị cổ phiếu năng lượng được nâng lên, tạo đà đưa các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ phiên 28/8.