Mỹ tuyên bố vẫn tuần tra biển Đông
Washington “quan ngại sâu sắc” vì quy mô xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông
Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố ngày 7/11 - Reuters đưa tin. Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm Góc chưa đưa ra một lịch trình cụ thể cho hoạt động tuần tra này.
Tuyên bố trên được ông Carter đưa ra tại một diễn đàn quốc phòng diễn ra tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở California, Mỹ.
Sự kiện này được tổ chức khi ông Carter vừa kết thúc chuyến công du châu Á, trong đó ông đã tới thăm hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt của Mỹ đang hoạt động trên biển Đông và cáo buộc hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Cuối tháng 10, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông khi có cuộc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ gọi đây là cuộc tuần tra tự do hàng hải.
“Chúng tôi đã từng tuần tra như vậy trước đây, trên toàn thế giới”, ông Carter nói - chỉ cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo của chiến hạm Lassen. “Và chúng tôi sẽ còn làm việc này”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói việc Trung Quốc đang nổi lên và có tham vọng lớn hơn, cũng như việc Nga có dự định thách thức trật tự thế giới đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ phải điều chỉnh chiến lược và hoạt động để thích nghi.
“Cách hành xử của Trung Quốc sẽ là một bài kiểm tra thực sự đối với cam kết của họ về hòa bình và an ninh”, ông Carter phát biểu. “Đây là lý do vì sao các nước trong khu vực đang dõi theo hành động của Trung Quốc trong các lĩnh vực như trên biển và an ninh mạng”.
Theo vị quan chức Mỹ, Washington “quan ngại sâu sắc” vì quy mô xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông và triển vọng quân sự hóa trên vùng biển này - những yếu tố có thể dẫn tới “nguy cơ lớn hơn về toan tính sai lầm hoặc xung đột”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm Mỹ đang phản ứng trước các động thái của Trung Quốc bằng cách đưa những tài sản quân sự “tốt nhất và mới nhất” của mình tới châu Á-Thái Bình Dương và đầu tư vào các lĩnh vực vũ trụ, an ninh mạng, phòng thủ tên lửa, và mô hình chiến tranh điện tử.
Cũng theo ông Carter, một thách thức khác đối với Mỹ hiện nay là “sự gây hấn” của Nga, bao gồm ở Trung Đông và châu Âu. Ông Carter cáo buộc Nga đang tìm cách đe dọa các quốc gia vùng Baltic.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng chỉ trích Nga khiến cuộc nội chiến ở Syria kéo dài, mặc dù Nga có khả năng đóng một vai trò tích cực trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Tuyên bố trên được ông Carter đưa ra tại một diễn đàn quốc phòng diễn ra tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở California, Mỹ.
Sự kiện này được tổ chức khi ông Carter vừa kết thúc chuyến công du châu Á, trong đó ông đã tới thăm hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt của Mỹ đang hoạt động trên biển Đông và cáo buộc hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Cuối tháng 10, khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông khi có cuộc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ gọi đây là cuộc tuần tra tự do hàng hải.
“Chúng tôi đã từng tuần tra như vậy trước đây, trên toàn thế giới”, ông Carter nói - chỉ cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo của chiến hạm Lassen. “Và chúng tôi sẽ còn làm việc này”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói việc Trung Quốc đang nổi lên và có tham vọng lớn hơn, cũng như việc Nga có dự định thách thức trật tự thế giới đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ phải điều chỉnh chiến lược và hoạt động để thích nghi.
“Cách hành xử của Trung Quốc sẽ là một bài kiểm tra thực sự đối với cam kết của họ về hòa bình và an ninh”, ông Carter phát biểu. “Đây là lý do vì sao các nước trong khu vực đang dõi theo hành động của Trung Quốc trong các lĩnh vực như trên biển và an ninh mạng”.
Theo vị quan chức Mỹ, Washington “quan ngại sâu sắc” vì quy mô xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông và triển vọng quân sự hóa trên vùng biển này - những yếu tố có thể dẫn tới “nguy cơ lớn hơn về toan tính sai lầm hoặc xung đột”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm Mỹ đang phản ứng trước các động thái của Trung Quốc bằng cách đưa những tài sản quân sự “tốt nhất và mới nhất” của mình tới châu Á-Thái Bình Dương và đầu tư vào các lĩnh vực vũ trụ, an ninh mạng, phòng thủ tên lửa, và mô hình chiến tranh điện tử.
Cũng theo ông Carter, một thách thức khác đối với Mỹ hiện nay là “sự gây hấn” của Nga, bao gồm ở Trung Đông và châu Âu. Ông Carter cáo buộc Nga đang tìm cách đe dọa các quốc gia vùng Baltic.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng chỉ trích Nga khiến cuộc nội chiến ở Syria kéo dài, mặc dù Nga có khả năng đóng một vai trò tích cực trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.